Phản ứng của thế giới về vụ kiện ‘đường lưỡi bò’ ở Biển Đông

Theo dõi VGT trên

Những tác động từ Mỹ và Trung Quốc đã tạo ra những luồng quan điểm khác nhau trên thế giới về vụ kiện “đường lưỡi bò” do Philippines khởi xướng.

Phản ứng của thế giới về vụ kiện đường lưỡi bò ở Biển Đông - Hình 1

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (giữa) tham dự hội nghị các ngoại trưởng ASEAN diễn ra ở Malaysia tháng 8/2015. Ảnh: Reuters

Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) vào cuối tháng này có thể sẽ ra phán quyết cuối cùng về vụ Philippines kiện “đường lưỡi bò” Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên Biển Đông. Vụ kiện này đã thu hút sự quan tâm sâu sắc của dư luận quốc tế, tạo ra nhiều lập trường và luồng quan điểm khác nhau.

Matthew Pennington, phóng viên chuyên về chính sách đối ngoại châu Á của hãng thông tấn AP, cho rằng vụ kiện đã tạo nên tình thế ngoại giao “khó xử” cho nhiều nước trên thế giới, trong bối cảnh cả Mỹ và Trung Quốc đều đang ra sức lôi kéo sự ủng hộ của quốc tế cho lập trường của mình đối với việc sử dụng biện pháp trọng tài quốc tế để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.

Theo đó, Mỹ đang tìm cách gia tăng sức ép ngoại giao lên các đồng minh phương Tây và các đối tác ở châu Á để buộc Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết sắp tới của tòa trọng tài quốc tế. Còn Trung Quốc vẫn khăng khăng không theo kiện và đang tìm cách phản bác phán quyết của tòa bằng cách lôi kéo sự ủng hộ của các quốc gia khác, chủ yếu là ở châu Phi và Trung Đông.

Dù chưa phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS), Mỹ tuyên bố rằng họ muốn Trung Quốc “chơi theo các quy tắc quốc tế”. Là một cơ quan trọng tài, PCA không có lực lượng, chế tài để thi hành các phán quyết của mình, và bất cứ tác động nào của phán quyết cũng đều phụ thuộc vào cách phản ứng của cộng đồng quốc tế, Pennington nhận định.

ASEAN

Trong nhiều năm qua, ASEAN đã nỗ lực tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho các tranh chấp ở Biển Đông, tuy nhiên quá trình này chưa đạt được nhiều thành quả rõ rệt và đã bộc lộ một số chia rẽ trong khối. Giới quan sát dự đoán rằng việc các thành viên ASEAN có thể đạt được một sự đồng thuận sau phán quyết của PCA sẽ rất khó khăn.

Khi Tổng thống Mỹ Barack Obama gặp gỡ các lãnh đạo ASEAN hồi tháng hai, họ đã nhất trí sẽ “tôn trọng đầy đủ các tiến trình pháp lý và ngoại giao” theo quy định của UNCLOS, tuy nhiên hai nước thành viên trong khối có quan hệ kinh tế gần gũi với Trung Quốc đã phản đối bất cứ từ ngữ nào đề cập đến “trọng tài”.

Việt Nam, nước có tranh chấp trực tiếp với Trung Quốc trên Biển Đông, đã thể hiện sự ủng hộ tích cực đối với vụ kiện của Philippines và đã nộp một bản tuyên bố tới PCA. Hà Nội cũng khẳng định sự ủng hộ đối với “việc tuân thủ đầy đủ” các quy trình được thể hiện trong UNCLOS, theo Pennington.

Indonesia và Singapore cũng nhiều lần thể hiện tiếng nói mạnh mẽ của mình đối với vụ việc. Ngoại trưởng Singapore mới đây tuyên bố rằng phán quyết của PCA có thể có tác động vượt ra khuôn khổ Biển Đông và nhấn mạnh “chúng ta không thể chấp nhận nguyên tắc lẽ phải thuộc về kẻ mạnh”. Còn Bộ Ngoại giao Indonesia dù không đề cập đến việc phán quyết cần phải mang tính ràng buộc với cả hai bên, nhưng khẳng định luật pháp quốc tế cần phải được tôn trọng.

Tuy nhiên, một số thành viên ASEAN khác lại không muốn nói thẳng những quan ngại của họ, vì lo sợ đụng chạm đến Trung Quốc, đối tác kinh tế khổng lồ của cả khối. Cho đến nay, Malaysia và Brunei vẫn khá kiệm lời về vụ kiện, dù họ đều có tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông.

Ngay cả nước đệ đơn kiện là Philippines cũng có quan điểm “khó lường” về vụ việc, khi chính phủ của Tổng thống mới đắc cử Rodrigo Duterte sắp nhậm chức. Ông Duterte từng tuyên bố rằng sẵn sàng tái khởi động các cuộc đàm phán song phương với Trung Quốc.

Nga

Nga, vốn có chung mối nghi kỵ với Mỹ như Trung Quốc, đã nhiều lần thể hiện lập trường ủng hộ đàm phán song phương để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.

Trong chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố Moscow chống lại bất cứ sự can thiệp nào từ các bên ngoài Biển Đông – một sự ám chỉ tới Mỹ – hoặc “bất cứ nỗ lực quốc tế hóa vấn đề” nào.

“Chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng sự can dự của bên thứ ba vào những tranh chấp này sẽ chỉ khiến căng thẳng trong khu vực thêm trầm trọng”, Tass dẫn lời Maria Zakharova, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga, nói hôm 10/6.

Video đang HOT

“Tham vấn và đàm phán về tranh chấp lãnh thổ nên được tổ chức trực tiếp giữa các bên liên quan theo phương thức mà họ cảm thấy phù hợp. Chúng tôi cho rằng chìa khóa để giải quyết bất đồng trong khu vực có thể là xây dựng một kiến trúc an ninh mới ở châu Á – Thái Bình Dương dựa trên các phương pháp tiếp cận tập thể và chuẩn mực của luật pháp quốc tế”, bà Zakharova cho biết thêm.

Phản ứng của thế giới về vụ kiện đường lưỡi bò ở Biển Đông - Hình 2

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: RT

Từ sau khi hứng chịu lệnh trừng phạt kinh tế từ phương Tây, Nga đã tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế – quốc phòng với Trung Quốc, trong đó có việc ký kết dự án cung cấp khí đốt trị giá nhiều tỷ USD.

Châu Phi, Trung Đông

Hôm 20/5, Xinhua đưa tin hơn 40 quốc gia trên thế giới đã ủng hộ lập trường của Trung Quốc với vụ kiện. Những tuần gần đây, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thường xuyên nhắc tới sự ủng hộ đến từ các quốc gia ở châu Phi, Trung Đông và Trung Á.

Tuy nhiên, rất ít chính phủ nước ngoài được Trung Quốc nhắc tới từng ra tuyên bố một cách độc lập ủng hộ quan điểm của Bắc Kinh. Thậm chí, một số quốc gia như Campuchia, Lào và Fiji còn thẳng thừng bác bỏ cách Trung Quốc mô tả lập trường của họ đối với vụ kiện.

Các chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ở Washington nói rằng họ chỉ có thể xác nhận tuyên bố chính thức của các nước Afghanistan, Gambia, Niger, Sudan và Vanuatu ủng hộ lập trường Trung Quốc. Bắc Kinh nói rằng 21 thành viên Liên đoàn Arab ủng hộ họ, nhưng hiện chưa rõ đây có phải là lập trường chính thức của nhóm hay không.

Liên minh châu Âu và G7

EU đã hối thúc các nước có tranh chấp ở Biển Đông giải quyết bất đồng bằng biện pháp hòa bình và “tuân theo luật pháp quốc tế”, bao gồm UNCLOS. G7 thì kêu gọi tất cả các bên thực thi đầy đủ những phán quyết mang tính ràng buộc của tòa án quốc tế, theo quy định của công ước.

Hồi đầu tháng, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian đã đề nghị hải quân các nước châu Âu điều tàu chiến tới phối hợp tuần tra ở châu Á để tăng cường trật tự thượng tôn pháp luật trên biển. Ông cảnh báo rằng nếu luật biển không được tôn trọng trong khu vực, nó sẽ bị thách thức ở Bắc Băng Dương hay Địa Trung Hải.

Australia, Ấn Độ

Hồi tháng một, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop nói rằng phán quyết “đường lưỡi bò” sẽ là “cực kỳ quan trọng” như một tuyên bố về nguyên tắc quốc tế và sẽ “giải quyết một lần và mãi mãi” việc các đảo nhân tạo có được hưởng quyền lãnh hải hay không.

Tuy nhiên, Australia là nước có quan hệ kinh tế rất lớn với Trung Quốc, và đây được coi là một trong những lý do Canberra không ủng hộ vụ kiện mạnh mẽ như đồng minh Mỹ. Ngoài ra, phán quyết của PCA nhiều khả năng cũng sẽ có ảnh hưởng tới việc giải quyết tranh chấp biên giới biển giữa nước này với Đông Timor.

Ấn Độ chưa đưa ra tuyên bố lập trường cụ thể về vụ kiện, tuy nhiên đã thể hiện công khai sự ủng hộ việc áp dụng luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp. Giống như Mỹ, Ấn Độ cũng có cùng mối lo ngại về những tham vọng ngày càng lớn của Trung Quốc trên các vùng biển châu Á.

Phản ứng của thế giới về vụ kiện đường lưỡi bò ở Biển Đông - Hình 3

Đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp phi pháp trên Biển Đông. Ảnh: CSIS

Bộ Ngoại giao Ấn Độ khẳng định “các nước phải tuân thủ luật pháp và thông lệ quốc tế trong các vấn đề biển”. Năm 2014, Ấn Độ đã chấp nhận một phán quyết của PCA có lợi cho Bangladesh nhằm giải quyết tranh chấp biên giới biển giữa hai nước.

Nhật Bản, Hàn Quốc

Nhật Bản đã thể hiện sự ủng hộ vụ kiện của Philippines từ đầu và tuyên bố hai nước phải tuân thủ phán quyết của tòa. Nhật Bản coi đây là hành động củng cố luật pháp quốc tế trên Biển Đông, tuyến đường hàng hải có vai trò trọng yếu với nước này.

Cũng giống Nhật Bản, Hàn Quốc phụ thuộc rất lớn vào tuyến đường vận chuyển dầu thô đi qua Biển Đông. Tuy nhiên, gần đây, Seoul đã có quan hệ gần gũi hơn với Bắc Kinh, và không thể hiện tiếng nói quyết liệt về vụ kiện của Philippines.

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc tuyên bố các tranh chấp trên Biển Đông cần được giải quyết theo các quy tắc quốc tế sẵn có và họ đang “quan tâm xem xét” vụ kiện của Philippines.

Trí Dũng

Theo VNE

Ý đồ đẩy Mỹ khỏi Biển Đông bằng ADIZ của Trung Quốc

Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc có thể thiết lập vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông để gây sức ép buộc Mỹ phải rút ra khỏi khu vực này.

Ý đồ đẩy Mỹ khỏi Biển Đông bằng ADIZ của Trung Quốc - Hình 1

Giáo sư Seokwoo Lee, đại học Inha, giám đốc trung tâm Luật biển quốc tế Inha, Hàn Quốc. Ảnh: NVCC

Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) xét xử vụ Philippines kiện "đường lưỡi bò" phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông dự kiến ra phán quyết cuối cùng trong tháng 6. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng phán quyết này có thể bị trì hoãn, khi Tổng thống Philippines mới đắc cử Rodrigo Duterte tuyên bố có thể sẽ ưu tiên đàm phán song phương với Trung Quốc.

Trao đổi với VnExpress, giáo sư Seokwoo Lee, đại học Inha, giám đốc trung tâm Luật biển quốc tế Inha, Hàn Quốc nhận định quá trình ra phán quyết của PCA sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi tuyên bố này của ông Duterte.

"Theo tôi, đó chỉ là một quan điểm chính trị của người đứng đầu chính phủ Philippines, và sẽ không ảnh hưởng nhiều đến quá trình pháp lý của phiên tòa. Bởi vậy, tôi cho rằng PCA sẽ ra phán quyết vào cuối tháng này hoặc đầu tháng sau. Tuy nhiên đến nay PCA vẫn chưa ra thông báo nào về thời điểm ra phán quyết, thế nên chúng ta vẫn phải chờ đợi", ông Lee nói.

Trong trường hợp phán quyết mà PCA đưa ra có nhiều điểm có lợi cho Philippines, giáo sư Lee nhận định điều đó sẽ không làm thay đổi lập trường của Trung Quốc trên Biển Đông.

"Chính phủ Trung Quốc hiện nay chịu sức ép từ hai phía, đó là cộng đồng quốc tế và dư luận trong nước, nên họ sẽ tìm mọi cách để cân bằng áp lực này. Nếu Bắc Kinh thay đổi lập trường của mình đối với vấn đề Biển Đông sau phán quyết của PCA, điều đó có nguy cơ kích động chủ nghĩa dân tộc trong nước".

Theo ông Lee, phán quyết của PCA sẽ khiến Trung Quốc chịu tác động rất lớn từ cộng đồng quốc tế, bởi việc bác bỏ phán quyết của PCA rõ ràng là hành động đi ngược lại quy định của luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) mà Trung Quốc là thành viên.

"Tuy nhiên, với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, việc kiểm soát sức ép chính trị từ trong nước là yếu tố quan trọng hơn, và Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ thực hiện chính sách đối ngoại và lập trường với vấn đề Biển Đông theo chiều hướng này", ông Lee nhấn mạnh.

Để có thể chuyển hướng sức ép ra bên ngoài, Trung Quốc có thể sẽ đẩy mạnh các hoạt động bồi lấp, cải tạo, xây dựng đảo nhân tạo phi pháp, tiếp tục giọng điệu về chủ quyền "không thể tranh cãi" đối với phần lớn diện tích trên Biển Đông, bất chấp phán quyết nào của PCA. Bắc Kinh có thể sẽ không thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) như lời kêu gọi của một số học giả, tướng lĩnh trong nước, ông Lee nói.

"Trung Quốc phải hứng chịu rất nhiều sức ép từ cộng đồng quốc tế, nên tôi cho rằng họ sẽ không muốn để tình hình leo thang đột ngột bằng việc thiết lập ADIZ trên Biển Đông ngay sau phán quyết của PCA. Chiến lược của họ là leo thang tình hình một cách từ từ, từng bước một, không phải là những bước đi vội vàng, gấp gáp đến mức các cường quốc, chẳng hạn như Mỹ, phải can thiệp".

Ông Tedsuo Kotani, nghiên cứu viên cao cấp, Học viện Các vấn đề Quốc tế Nhật Bản (JIIA), cũng nhất trí với nhận định trên của giáo sư Lee. "Tôi cũng cho rằng việc thiết lập ADIZ trên Biển Đông sau phán quyết của PCA là hành động rất bất lợi đối với Trung Quốc, khiến nước này phải chịu sức ép rất lớn từ các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế", ông nói.

Ông Kotani giải thích rằng Trung Quốc không phải là nước duy nhất thiết lập ADIZ trên biển, nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới đã làm vậy. Tuy nhiên, trong lịch sử châu Á, chưa từng có nước nào lập ADIZ trên vùng biển tranh chấp. Trung Quốc đã lập ADIZ trên Hoa Đông, bao trùm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật, vào năm 2013.

"Nhật Bản thiết lập ADIZ trên biển Hoa Đông, bao trùm nhóm đảo Senkaku vào năm 1950, và mãi đến năm 1971, Trung Quốc mới đưa ra yêu sách chủ quyền đối với nhóm đảo này", ông nói thêm.

Ý đồ đẩy Mỹ khỏi Biển Đông bằng ADIZ của Trung Quốc - Hình 2

Tedsuo Kotani, nghiên cứu viên cao cấp, Học viện Các vấn đề Quốc tế Nhật Bản. Ảnh: Trí Dũng

Chuyên gia Nhật Bản này cho rằng trong trường hợp Trung Quốc vẫn kiên quyết lập ADIZ trên Biển Đông như một cách phản đối phán quyết của tòa PCA, họ sẽ tăng cường đáng kể hiện diện quân sự tại vùng biển này.

"Trung Quốc đã xây dựng các căn cứ quân sự phi pháp trên quần đảo Hoàng Sa, và lập các đường băng trên những hòn đảo nhân tạo bồi lấp trái phép ở Trường Sa. Nếu thiết lập ADIZ ở khu vực này, họ sẽ xây thêm các trạm radar, điều các loại chiến đấu cơ đến các căn cứ trên Biển Đông. Khi radar của họ phát hiện, chẳng hạn như máy bay quân sự Mỹ, tiến vào Biển Đông mà không báo cáo, họ sẽ điều chiến đấu cơ lên ngăn chặn", ông dự đoán.

Theo đó, phi công Trung Quốc sẽ tìm mọi cách để đuổi máy bay quân sự Mỹ ra khỏi AIDZ mà họ thiết lập, thậm chí có những hành động mạo hiểm có thể làm gia tăng nguy cơ nổ ra đụng độ do tính toán sai lầm.

Ông Kotani nhắc lại sự kiện Trung Quốc điều chiến đấu cơ bám theo tàu chiến Mỹ thực hiện các hoạt động tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông, và dự đoán Bắc Kinh có thể sẽ tiếp tục hành động này ở cấp độ cao hơn, thậm chí có thể đe dọa tàu chiến Mỹ.

Với tàu thuyền thương mại của các nước đi qua Biển Đông, ADIZ này nhiều khả năng sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của chúng, tuy nhiên các hãng hàng không dân sự sẽ phải báo cáo với phía Trung Quốc, tương tự những gì đã diễn ra trong ADIZ mà Trung Quốc đơn phương lập ra trên biển Hoa Đông, ông nói.

Chuyên gia này dự đoán ý đồ của Trung Quốc khi thiết lập ADIZ trên Biển Đông, là "làm leo thang căng thẳng, tăng cường mức độ đối đầu đến một ngưỡng mà Mỹ không chịu đựng được và phải rút lui khỏi khu vực".

"Đây là một dạng 'trò chơi thách đố' trên Biển Đông, trong đó bên nào cảm thấy yếu thế hơn sẽ phải ngừng lại", ông nhấn mạnh.

Tuy nhiên, Kotani cho rằng Mỹ sẽ chỉ đơn giản là phớt lờ tuyên bố thiết lập ADIZ của Trung Quốc, giống như họ đã làm trên biển Hoa Đông. Họ có thể sẽ điều máy bay ném bom chiến lược B-52 bay qua khu vực này mà không báo cáo Trung Quốc, như một cách phản đối. Mỹ cũng vẫn sẽ tiếp tục các hoạt động quân sự bình thường trên vùng biển quốc tế của mình.

Theo ông Kotani, các hành động của Mỹ trên Biển Đông còn phụ thuộc rất lớn vào việc ai sẽ là tổng thống tiếp theo của nước này. Bà Hillary Clinton có thể sẽ không bao giờ nhượng bộ Trung Quốc trên Biển Đông, nhưng nếu ông Donald Trump đắc cử, không ai biết được điều gì sẽ diễn ra ở khu vực này.

"Nếu Trung Quốc đưa ra cam kết với ông Trump rằng họ sẽ không bao giờ gây khó dễ cho các tàu hàng của Mỹ hoạt động ở Biển Đông, ông Trump có thể gật đầu với họ", chuyên gia này dự đoán.

Trí Dũng

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Toàn cảnh vụ tai nạn trực thăng khiến cả gia đình giám đốc Siemens tử nạnToàn cảnh vụ tai nạn trực thăng khiến cả gia đình giám đốc Siemens tử nạn
20:11:26 11/04/2025
Ông Trump nói về việc Mỹ áp thuế 145% với Trung QuốcÔng Trump nói về việc Mỹ áp thuế 145% với Trung Quốc
10:08:50 11/04/2025
Tổng thống Trump lên tiếng sau tuyên bố hoãn áp thuếTổng thống Trump lên tiếng sau tuyên bố hoãn áp thuế
07:52:55 10/04/2025
Nhà Trắng: Mức thuế áp lên Trung Quốc hiện là 145%, không phải 125%Nhà Trắng: Mức thuế áp lên Trung Quốc hiện là 145%, không phải 125%
09:05:27 11/04/2025
Phản ứng của thế giới khi Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngàyPhản ứng của thế giới khi Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày
07:56:05 10/04/2025
Trung Quốc gửi thông điệp mới tới MỹTrung Quốc gửi thông điệp mới tới Mỹ
21:22:28 10/04/2025
Ông Trump hoãn áp thuế 90 ngày, tăng thuế với Trung Quốc lên 125%Ông Trump hoãn áp thuế 90 ngày, tăng thuế với Trung Quốc lên 125%
07:50:49 10/04/2025
Cục Cảnh sát hình sự phối hợp điều tra vụ cướp tiệm vàng từ 2023Cục Cảnh sát hình sự phối hợp điều tra vụ cướp tiệm vàng từ 2023
06:55:35 10/04/2025

Tin đang nóng

Người vợ bị DJ. X lao vào bóp cổ bất ngờ lên tiếng, hé lộ nguồn cơn: Bị cảm xúc che mất lý tríNgười vợ bị DJ. X lao vào bóp cổ bất ngờ lên tiếng, hé lộ nguồn cơn: Bị cảm xúc che mất lý trí
19:12:43 11/04/2025
DJ đánh vợ ở Hà Nội viết cam kết không tái phạm: Công an vẫn điều traDJ đánh vợ ở Hà Nội viết cam kết không tái phạm: Công an vẫn điều tra
19:39:47 11/04/2025
Nam NSND đình đám một thời: U80 đang khỏe mạnh đột ngột ngừng tim, hôn mê vừa tỉnh đã làm 1 điềuNam NSND đình đám một thời: U80 đang khỏe mạnh đột ngột ngừng tim, hôn mê vừa tỉnh đã làm 1 điều
19:25:59 11/04/2025
Công an bắt giữ người đàn ông 70 tuổi đâm chết người tình bỏ trốn ra sao?Công an bắt giữ người đàn ông 70 tuổi đâm chết người tình bỏ trốn ra sao?
22:06:08 11/04/2025
Hé lộ "nóc nhà" quyền lực của Bùi Anh Tuấn, nói gì về nghi vấn đi hát trở lại vì hết tiền?Hé lộ "nóc nhà" quyền lực của Bùi Anh Tuấn, nói gì về nghi vấn đi hát trở lại vì hết tiền?
21:52:04 11/04/2025
Xôn xao thông tin đêm nhạc của Sơn Tùng M-TP ế vé, Ban tổ chức nói gì?Xôn xao thông tin đêm nhạc của Sơn Tùng M-TP ế vé, Ban tổ chức nói gì?
19:58:47 11/04/2025
Nhan sắc khác lạ của Lý Nhã Kỳ sau 2 tháng gây xôn xao ở đám cưới Vũ Cát TườngNhan sắc khác lạ của Lý Nhã Kỳ sau 2 tháng gây xôn xao ở đám cưới Vũ Cát Tường
19:29:43 11/04/2025
10 mỹ nam đẹp nhất Hàn Quốc 2025: Lee Min Ho chỉ xếp thứ 7, hạng 1 không ai dám phản đối10 mỹ nam đẹp nhất Hàn Quốc 2025: Lee Min Ho chỉ xếp thứ 7, hạng 1 không ai dám phản đối
23:33:38 11/04/2025

Tin mới nhất

Anh tăng cường ngoại giao thương mại trong bối cảnh căng thẳng thuế quan toàn cầu

Anh tăng cường ngoại giao thương mại trong bối cảnh căng thẳng thuế quan toàn cầu

21:28:02 11/04/2025
Mặc dù mở rộng các kênh thương mại, Anh vẫn tiếp tục đàm phán với Mỹ trong bối cảnh thuế suất mới 25% nhắm vào thép và ô tô gây thiệt hại lớn cho các ngành chủ chốt.
Sập công trình tàu điện ngầm đang xây dựng tại Hàn Quốc

Sập công trình tàu điện ngầm đang xây dựng tại Hàn Quốc

21:24:34 11/04/2025
Các tuyến đường xung quanh đã được phong tỏa để ứng phó vụ sập. Do không gian ngầm bị sập, một số tuyến đường và các cơ sở thương mại tại khu vực cũng bị hư hại.
Nhật Bản lập nhóm đặc trách đàm phán thương mại với Mỹ

Nhật Bản lập nhóm đặc trách đàm phán thương mại với Mỹ

21:17:05 11/04/2025
Cũng theo NHK, Thủ tướng Ishiba đã thành lập lực lượng đặc trách gồm 37 thành viên để chuẩn bị cho vòng đàm phán thương mại với Mỹ. Trong thành phần đoàn có cả Chánh Văn phòng Nội các Yoshimasa Hayashi.
Ông Trump cảnh báo kịch bản áp thuế đối ứng sau thời hạn 90 ngày tạm hoãn

Ông Trump cảnh báo kịch bản áp thuế đối ứng sau thời hạn 90 ngày tạm hoãn

20:40:56 11/04/2025
Nếu không đạt được thỏa thuận, Mỹ sẽ quay trở lại áp mức thuế đối ứng cao với các nước sau thời hạn 90 ngày tạm hoãn.
OpenAI đệ đơn kiện Elon Musk vì hành vi gây rối và cạnh tranh không lành mạnh

OpenAI đệ đơn kiện Elon Musk vì hành vi gây rối và cạnh tranh không lành mạnh

20:38:51 11/04/2025
OpenAI cũng từng trải qua một giai đoạn bất ổn năm 2023 khi ban lãnh đạo tạm thời sa thải ông Altman do cáo buộc thiếu minh bạch trong giao tiếp nội bộ.
Đặc phái viên của Tổng thống Trump đến Nga

Đặc phái viên của Tổng thống Trump đến Nga

20:38:38 11/04/2025
Ông Steve Witkoff, đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump, được cho là đã đến Nga để gặp Tổng thống Vladimir Putin đàm phán cấp cao về xung đột Ukraine.
Ông Trump phàn nàn hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật Bản là "quá một chiều"

Ông Trump phàn nàn hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật Bản là "quá một chiều"

20:36:57 11/04/2025
Tổng thống Donald Trump chỉ trích hiệp ước an ninh giữa Mỹ và Nhật Bản, gọi đây là một thỏa thuận quá một chiều khi 2 nước sắp bước vào đàm phán thương mại xoay quanh chính sách thuế của ông.
Anh xem xét triển khai binh sĩ tới Ukraine trong 5 năm

Anh xem xét triển khai binh sĩ tới Ukraine trong 5 năm

20:33:42 11/04/2025
Anh và các đồng minh châu Âu đang thảo luận kế hoạch đưa lực lượng tới Ukraine nhằm hỗ trợ huấn luyện, tái thiết quân đội Kiev và ngăn chặn nguy cơ Nga phát động cuộc chiến mới trong vòng 5 năm tới.
Indonesia ghi nhận 348 trận động đất núi lửa nông ở Bắc Sulawesi

Indonesia ghi nhận 348 trận động đất núi lửa nông ở Bắc Sulawesi

20:31:46 11/04/2025
Hiện nay, hoạt động địa chấn đã gia tăng so với giai đoạn trước, đặc biệt là các trận động đất tần số thấp đã tăng từ 4 lần lên 62 lần. Trong khi đó, động đất núi lửa nông vẫn giữ ở mức trung bình 21 trận/ngày.
Ông Tập Cận Bình lần đầu lên tiếng về căng thẳng thương mại với Mỹ

Ông Tập Cận Bình lần đầu lên tiếng về căng thẳng thương mại với Mỹ

20:31:44 11/04/2025
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định không có bên nào giành chiến thắng trong cuộc chiến thương mại, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế mới với Bắc Kinh.
Trung Quốc tăng thuế với Mỹ lên 125%

Trung Quốc tăng thuế với Mỹ lên 125%

20:29:37 11/04/2025
Theo thông cáo đăng tải trên trang chủ của Bộ Tài chính Trung Quốc, nước này sẽ tăng thuế áp vào hàng hóa Mỹ lên 125% bắt đầu từ ngày 12/4.
Iran hướng tới một thỏa thuận thực chất trong đàm phán với Mỹ

Iran hướng tới một thỏa thuận thực chất trong đàm phán với Mỹ

20:28:12 11/04/2025
Theo truyền thông nhà nước Iran, các cuộc đàm phán sắp tới sẽ do Ngoại trưởng Iran Abbas Araqchi và Đặc phái viên Mỹ Steve Witkoff chủ trì, trong khi Ngoại trưởng Oman Badr al-Busaidi đóng vai trò trung gian.

Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân có "gương mặt kim cương" đẹp hoàn hảo nhất Hàn Quốc: Nhan sắc phong thần, mọi khung hình đều tuyệt đối điện ảnh

Mỹ nhân có "gương mặt kim cương" đẹp hoàn hảo nhất Hàn Quốc: Nhan sắc phong thần, mọi khung hình đều tuyệt đối điện ảnh

Hậu trường phim

23:37:27 11/04/2025
Vốn nổi tiếng với gương mặt mang tỷ lệ kim cương hoàn hảo nhất làng giải trí Hàn Quốc, mỹ nhân sinh năm 1996 khiến khán giả chết mê chết mệt với visual nét căng, không góc chết của mình.
Việt Trinh nói về tin ở biệt thự 3.000m2: Tôi không giàu có, chỉ đủ sống!

Việt Trinh nói về tin ở biệt thự 3.000m2: Tôi không giàu có, chỉ đủ sống!

Sao việt

23:17:38 11/04/2025
Diễn viên Việt Trinh phủ nhận tin mình giàu có, chỉ đủ sống , ăn mặc giản dị, thậm chí rất tiết kiệm trong sinh hoạt hàng ngày.
Thanh Hà - Phương Uyên bước qua mất mát, tự 'chữa lành' nỗi đau

Thanh Hà - Phương Uyên bước qua mất mát, tự 'chữa lành' nỗi đau

Nhạc việt

23:11:14 11/04/2025
Phương Uyên kể chị và bạn đời - ca sĩ Thanh Hà đã bước qua những ngày mịt mù để thấy ánh sáng. Họ học cách chữa lành , cùng bước qua những mất mát.
"Ông hoàng showbiz" ở ẩn để bán xúc xích, kiếm trên 1.000 tỷ đồng mỗi năm

"Ông hoàng showbiz" ở ẩn để bán xúc xích, kiếm trên 1.000 tỷ đồng mỗi năm

Sao châu á

23:04:58 11/04/2025
Theo một số nguồn tin truyền thông Hong Kong và Trung Quốc, Tạ Đình Phong sở hữu thương hiệu bánh quy, trà sữa, xúc xích và có trong tay khối tài sản hàng tỷ tệ (hơn 3.400 tỷ đồng).
Kanye West xin lỗi, vợ chồng Jay-Z và Beyoncé xem xét cách xử lý

Kanye West xin lỗi, vợ chồng Jay-Z và Beyoncé xem xét cách xử lý

Sao âu mỹ

22:56:16 11/04/2025
Ngày 10.4, Kanye West đăng tải lời xin lỗi gửi đến Jay-Z trên mạng xã hội, sau vài tuần nam rapper công khai đặt nghi vấn về năng lực trí tuệ con của vợ chồng Jay-Z và Beyoncé.
Hồng Vân thích thú khi chàng trai trẻ quyết tâm 'cưa đổ' cô vợ xinh đẹp

Hồng Vân thích thú khi chàng trai trẻ quyết tâm 'cưa đổ' cô vợ xinh đẹp

Tv show

22:50:56 11/04/2025
Tập mới nhất Vợ chồng son , MC Hồng Vân và khán giả được khám phá chuyện tình ngọt ngào của vợ chồng trẻ, khi chàng trai trúng tiếng sét ái tình với cô gái xinh đẹp ngay từ lần đầu gặp.
Trước ngày cưới, bạn thân vay 200 triệu nhưng cuộc gọi điện thoại sau đó đã lộ bản chất của cô ta

Trước ngày cưới, bạn thân vay 200 triệu nhưng cuộc gọi điện thoại sau đó đã lộ bản chất của cô ta

Góc tâm tình

22:46:42 11/04/2025
Đám cưới của Mai diễn ra khá hoành tráng với cỗ bàn linh đình. Tôi mong cô ấy sẽ có cuộc sống suôn sẻ, hạnh phúc như bao người khác.
Bộ Công an cảnh báo 4 phương thức lừa đảo núp bóng shipper

Bộ Công an cảnh báo 4 phương thức lừa đảo núp bóng shipper

Pháp luật

22:38:42 11/04/2025
Chị Linh là tín đồ mua sắm online nên thường xuyên mua hàng từ các sàn thương mại điện tử cũng như các phiên livestream bán hàng qua mạng xã hội.
Xuất hiện thêm 'hố tử thần' ở Bắc Kạn, cách hố ban đầu 50 m

Xuất hiện thêm 'hố tử thần' ở Bắc Kạn, cách hố ban đầu 50 m

Tin nổi bật

22:30:20 11/04/2025
Hố tử thần mới sâu khoảng 5 - 6 m xuất hiện trong ruộng nhà dân ở thôn Hiệp Lực (xã Kim Lư, huyện Na Rì), cách hố ban đầu khoảng 50 m.
Tháng 4 nên hạn chế thịt gà, thịt bò, ưu tiên 3 loại thịt bổ dưỡng cho cơ thể: Đây là lý do

Tháng 4 nên hạn chế thịt gà, thịt bò, ưu tiên 3 loại thịt bổ dưỡng cho cơ thể: Đây là lý do

Ẩm thực

22:09:56 11/04/2025
Tháng 4 đến, tiết trời ấm áp và ẩm ướt hơn cũng là lúc cơ thể cần được chăm sóc đặc biệt. Bài viết này sẽ gợi ý 3 loại thịt nên ăn trong tháng 4 để cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng.
Jennie ăn mặc cực bốc, Lisa đu sợi xích - Coachella 2025 chứng kiến màn kèn cựa solo HOT nhất BLACKPINK!

Jennie ăn mặc cực bốc, Lisa đu sợi xích - Coachella 2025 chứng kiến màn kèn cựa solo HOT nhất BLACKPINK!

Nhạc quốc tế

21:59:22 11/04/2025
Coachella năm nay, BLACKPINK tiếp tục chiếm trọn tâm điểm, nhưng chỉ với sự xuất hiện của 2 thành viên Lisa - Jennie