Phản ứng của Nga và Trung Quốc trước áp lệnh trừng phạt từ Mỹ
Liên quan đến lệnh trừng phạt mà Mỹ công bố hôm 23/8 (giờ địa phương) nhằm vào ngành quốc phòng Nga và các bên thứ ba, bao gồm một số nước trong đó có Trung Quốc, cả Moscow và Bắc Kinh đã ngay lập tức đưa ra các tuyên bố đáp trả.
Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính Mỹ mới đây đã công bố lệnh trừng phạt toàn diện đối với gần 400 cá nhân và 60 công ty liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.
Cụ thể, bất kỳ tài sản hoặc quyền lợi nào đối với tài sản của những cá nhân được liệt kê, dù trực tiếp hay gián tiếp, đều đã bị chặn và phải được báo cáo cho Chính phủ Mỹ. Bất kỳ giao dịch nào giữa công dân Mỹ hoặc công dân nước ngoài tại Mỹ với cá nhân, tổ chức trong danh sách trừng phạt đều bị cấm.
Mỹ và các đồng minh đã áp đặt hơn 22.000 lệnh trừng phạt đối với Nga kể từ năm 2014, khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea. Ảnh: PA Turkey
CNN dẫn lời Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Wally Adeyemo nêu rõ: “Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục thực hiện các cam kết do Tổng thống Joe Biden và những người đồng cấp của ông tại Nhóm các nền công nghiệp phát triển (G7) đưa ra nhằm phá vỡ chuỗi cung ứng cơ sở công nghiệp-quốc phòng và các kênh thanh toán của Nga”.
Video đang HOT
Theo Bộ Tài chính Mỹ, có khoảng 10 mạng lưới riêng biệt với hơn 100 cá nhân và tổ chức trên 16 khu vực pháp lý, bao gồm Trung Quốc, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất liên quan tới lệnh cấm. Đáng chú ý, 18 công ty có trụ sở tại Hong Kong (Trung Quốc) bị cáo buộc có liên hệ với ngành công nghiệp quân sự Nga.
Phản ứng trước áp lệnh của Mỹ, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cho rằng, đây là hành động nhằm chống lại Moscow và có thể dẫn đến khủng hoảng. Các biện pháp hạn chế kinh tế không chỉ gây hại cho người tiêu dùng trong nước mà còn ảnh hưởng tới các đối tác của Mỹ ở các nước thứ ba.
Ông Anatoly Antonov nhấn mạnh Nga sẽ sớm có biện pháp đáp trả và tái khẳng định rằng bất chấp sức ép của Mỹ và phương Tây, Chính phủ Nga dưới sự điều hành của Tổng thống Putin vẫn vững bước vượt qua khó khăn.
Cùng ngày, đại diện đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ cũng ngay lập tức ra tuyên bố, cương quyết phản đối lệnh cấm vận đơn phương của Mỹ và cho rằng việc giao thương bình thường giữa Trung Quốc và Nga không nên bị phá hoại.
Mỹ và các đồng minh đã áp đặt hơn 22.000 lệnh trừng phạt đối với Nga kể từ năm 2014, khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea, đưa Nga trở thành quốc gia bị cấm vận nhiều nhất thế giới. Tuy nhiên, Moscow nhiều lần tuyên bố họ đã vượt qua được những thách thức và chính phương Tây đang gánh chịu hậu quả từ những đòn cấm vận này.
Trong một diễn biến khác, nhằm thể hiện sự ủng hộ liên tục của Washington đối với Kiev trong cuộc xung đột với Moscow, vào đêm trước ngày độc lập của Ukraine, Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 23/8 cũng công bố gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine giữa lúc giao tranh với Nga tăng nhiệt ở vùng Kursk và Donbass.
Theo thông báo của Nhà Trắng, gói viện trợ quân sự này trị giá 125 triệu USD, bao gồm tên lửa phòng không để bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine; thiết bị chống máy bay không người lái và tên lửa chống tăng để chống lại các chiến thuật đang thay đổi của Nga trên chiến trường; cũng như đạn dược cho binh lính tiền tuyến và hệ thống tên lửa di động bảo vệ họ
Vụ tấn công tại Moskva: Đại sứ Nga tại Mỹ khẳng định Moskva sẽ không thay đổi chính sách đối ngoại
Theo hãng tin TASS, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov khẳng định các vụ tấn công khủng bố và xung đột sẽ không buộc Nga thay đổi đường hướng và chính sách đối ngoại.
Lực lượng cứu hộ làm nhiệm vụ tại hiện trường vụ tấn công khủng bố trung tâm thương mại Crocus City Hall ở Krasnogorsk, ngoại ô Moskva, Nga ngày 23/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn, ông Antonov nhấn mạnh: "Tôi muốn nói rằng không có sự thay đổi nào trong chính sách đối ngoại và đường lối của Tổng thống Vladimir Putin, đặc biệt là sau cuộc bầu cử. Những cuộc tấn công khủng bố như vậy sẽ không buộc chúng ta thay đổi đường lối, hướng đi và chúng ta sẽ tiếp tục công việc của mình".
Tuyên bố trên được đưa ra sau vụ xả súng kinh hoàng tại nhà hát Crocus City Hall gần thủ đô Moskva ngày 22/3. Theo thông tin mới nhất từ Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga, ít nhất 133 người đã thiệt mạng, trong đó có 3 trẻ em, và 285 người bị thương, bao gồm 8 trẻ em.
Hiện lực lượng cứu hộ của Bộ Tình trạng khẩn cấp vẫn đang tiếp tục dọn dẹp các mảnh vỡ tại hiện trường. Tổng cộng 91 m3 đất đá đã được dọn sạch.
Trong phản ứng đưa ra ngày 23/3, Cao ủy Nhân quyền của Liên hợp quốc (LHQ), ông Volker Turk, bày tỏ "bàng hoàng" trước vụ tấn công đẫm máu vừa xảy ra. Trên mạng xã hội X, ông Volker Turk viết: "Không có gì có thể biện minh cho một cuộc tấn công như vậy. Thủ phạm phải chịu trách nhiệm theo luật nhân quyền". Ông cũng bày tỏ chia buồn với gia đình các nạn nhân.
Trước đó, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres, Hội đồng Bảo an LHQ và nhiều nước trên thế giới đã kịch liệt lên án vụ tấn công, đồng thời gửi lời chia buồn tới các nạn nhân.
Theo thông báo của Chính phủ Nga, lực lượng an ninh nước này đã bắt giữ 11 người, trong đó có 4 tay súng, tình nghi có dính líu tới vụ tấn công.
Đại sứ Nga bình luận về vai trò của phương Tây trong xung đột ở Ukraine Đại sứ Nga tại Washington Anatoly Antonov nói rằng Mỹ và các đồng minh đang làm trầm trọng thêm cuộc xung đột ở Ukraine. Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov. Ảnh: TASS Theo đài RT (Nga), trả lời phỏng vấn tờ Newsweek hôm 20/2, ông Antonov cho hay Moskva có "niềm tin sắt đá" rằng đến một lúc nào đó nước này...