Phản ứng của Nga, Mỹ và châu Âu về căng thẳng leo thang giữa Azerbaijan và Armenia
Việc Azerbaijan phát động cuộc tấn công ở Nagorny – Karabakh khiến căng thẳng với Armenia bất ngờ leo thang.
Khói bốc lên sau các cuộc tấn công trên đỉnh đồi bên ngoài Stepanakert, thuộc khu vực Nagorno-Karabakh, vào ngày 19/9. Ảnh: AFP
Sau nhiều tuần đụng độ, Azerbaijan ngày 19/9 cho biết họ đã phát động một chiến dịch chống khủng bố ở Nagorny – Karabakh, một động thái làm leo thang căng thẳng với Armenia, khi khu vực này đang đứng trước bờ vực khủng hoảng nhân đạo sau nhiều tháng bị phong tỏa.
Cuộc tấn công diễn ra ngay sau khi Baku cáo buộc các nhóm phá hoại người Armenia về hai vụ nổ riêng khiến 4 quân nhân và 2 thường dân thiệt mạng ở Nagorny – Karabakh. Các cơ quan thực thi pháp luật Azerbaijan cho biết họ coi vụ việc là vụ tấn công khủng bố.
Hãng thông tấn TASS của Nga dẫn thông cáo của Bộ Quốc phòng Azerbaijan nêu rõ: “Để thực thi các quy định của tuyên bố ba bên được các nhà lãnh đạo Azerbaijan, Armenia và Nga thông qua vào ngày 9/11/2020, nhằm ngăn chặn các hành động khiêu khích quy mô lớn ở khu vực kinh tế Karabakh (Nagorny), nhằm giải giáp vũ khí và dẫn đến việc rút quân của Armenia, để đảm bảo an toàn cho thường dân đã trở về và của các nhân viên tham gia vào công việc sửa chữa và tái thiết, cũng như khôi phục hệ thống hiến pháp, các biện pháp chống khủng bố của Azerbaijan đã bắt đầu được thực hiện trong khu vực”.
Thông cáo lưu ý rằng trong khuôn khổ các biện pháp có liên quan đến việc sử dụng vũ khí có độ chính xác cao và mục tiêu là các vị trí của lực lượng vũ trang Armenia, trong khi thường dân cùng cơ sở hạ tầng dân sự không nằm trong danh sách mục tiêu.
“Chỉ huy lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga và người đứng đầu Trung tâm Giám sát Nga – Thổ Nhĩ Kỳ đã được thông báo về các hoạt động hiện tại”, thông cáo nhấn mạnh.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo Đài phát thanh châu Âu tự do (RFE/RL), Bộ Quốc phòng Armenia ngay lập tức phản bác tuyên bố của Baku, nói rằng nước này không có lực lượng vũ trang ở Nagorny – Karabakh và cuộc tấn công của Baku vi phạm lệnh ngừng bắn.
Thủ tướng Nikol Pashinian cũng ngay lập tức triệu tập một cuộc họp của Hội đồng An ninh Armenia và cho biết ông đang liên hệ với Moskva, nước dẫn đầu liên minh an ninh quân sự Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) mà Armenia là một thành viên và cộng đồng quốc tế, để giúp ngăn chặn các cuộc tấn công của Baku.
Ông Pashinian cho biết trong các bình luận trên truyền hình: “Trước hết, Nga cần hành động và thứ hai, chúng tôi mong đợi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng sẽ có hành động”.
Bộ Ngoại giao Armenia cho biết trong một tuyên bố rằng lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga đóng tại Nagorny – Karabakh sẽ thực hiện các bước đi rõ ràng và dứt khoát để ngăn chặn hành động của Azerbaijan, đề cập đến thỏa thuận ngừng bắn mà Moskva làm trung gian giữa Yerevan và Baku sau khi hai bên nổ ra giao tranh kéo dài sáu tuần vào cuối năm 2020 trong khu vực, khiến khoảng 7.000 người thiệt mạng.
Trước diễn biến mới trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói với các nhà báo ở Moskva rằng nước này lo ngại tình hình leo thang nhưng lực lượng gìn giữ hòa bình Nga trong khu vực sẽ tiếp tục sứ mệnh của mình. Bà nói thêm rằng Moskva chỉ được thông báo vài phút trước khi Baku phát động cuộc tấn công.
Trong khi đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh: “Điều quan trọng nhất là thuyết phục cả Yerevan và Baku ngừng sử dụng vũ lực và ngồi vào bàn đàm phán”.
Về phần mình, đại diện cấp cao EU về chính sách đối ngoại Josep Borrell đã kêu gọi Azerbaijan ngừng các hoạt động quân sự ở Nagorny – Karabakh, đồng thời nói rằng Brussels vẫn cam kết tạo điều kiện đối thoại để mang lại hòa bình lâu dài cho khu vực.
Chính phủ Armenia cho biết trong một tuyên bố rằng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng thông báo sẽ triệu tập một cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về diễn biến này. Reuters dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết Washington cũng đã bắt đầu nỗ lực ngoại giao để làm dịu căng thẳng.
Tình hình leo thang trong khu vực chỉ một ngày sau khi việc cung cấp viện trợ nhân đạo cho người dân tộc Armenia ở Nagorny – Karabakh được nối lại. Chính quyền ở Nagorny – Karabakh đồng ý cho phép Nga đưa viện trợ trực tiếp từ lãnh thổ do Baku kiểm soát qua đường Agdam. Đổi lại, chính quyền Azerbaijan đồng ý cho phép chuyển hàng viện trợ đồng thời đến khu vực thông qua Hành lang Lachin.
Armenia và Azerbaijan đã xảy ra hai cuộc chiến tranh vì Nagorny – Karabakh, một vùng đất miền núi chủ yếu có người Armenia sinh sống và được quốc tế công nhận là một phần của Azerbaijan.
Nga cáo buộc Azerbaijan vi phạm thỏa thuận ngừng bắn với Armenia
Moskva cho biết lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga "đang thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn sự leo thang và các hành động khiêu khích lẫn nhau".
Bất chấp lệnh ngừng bắn do Nga làm môi giới, căng thẳng giữa Azerbaijan và Armenia vẫn tiếp diễn xung quanh khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh. Ảnh: AFP
Theo hãng tin AFP, Nga ngày 25/3 đã cáo buộc Azerbaijan vi phạm lệnh ngừng bắn do Moskva làm trung gian nhằm chấm dứt cuộc chiến năm 2020 với Armenia, bằng cách để binh sĩ của họ vượt qua ranh giới phân định giữa hai bên.
"Vào ngày 25/3, một đơn vị của lực lượng vũ trang Azerbaijan đã vượt qua ranh giới liên lạc ở quận Shusha, vi phạm thỏa thuận ngày 9/11/2020", Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố. Tuyên bố nêu rõ lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga "đang thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn sự leo thang và các hành động khiêu khích lẫn nhau".
Trước đó cùng ngày, Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho biết họ đã giành quyền kiểm soát một số con đường phụ trong khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh có đa số người Armenia, nơi họ đã tiến hành hai cuộc chiến đẫm máu với Armenia.
Bộ trên lưu ý "các biện pháp kiểm soát cần thiết đã được các đơn vị của quân đội Azerbaijan thực hiện nhằm ngăn chặn việc sử dụng những con đường nhỏ ở phía bắc hành lang Lachin" để vận chuyển vũ khí từ Armenia.
Con đường duy nhất nối Karabakh với Armenia, được gọi là hành lang Lachin, đã bị người Azerbaijan phong tỏa trong nhiều tháng, mà Yerevan nói đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng nhân đạo ở vùng đất này.
Trong khi đó, các vụ nổ súng vẫn thỉnh thoảng nổ ra dọc biên giới Armenia-Azerbaijan và ở Karabakh kể từ khi một thỏa thuận ngừng bắn do Nga làm trung gian kết thúc 6 tuần giao tranh vào mùa thu năm 2020.
Tuần trước, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã cảnh báo về "nguy cơ leo thang rất cao" ở Karabakh. Armenia cũng cáo buộc lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga "không bảo vệ được người dân tộc Armenia sống trong khu vực bất ổn".
Khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, những người ly khai người Armenia ở Karabakh đã ly khai khỏi Azerbaijan. Các cuộc xung đột sau đó đã cướp đi sinh mạng của khoảng 30.000 người.
Nga cảnh báo phái bộ của EU ở Armenia sẽ gia tăng đối đầu Theo hãng tin AFP, Nga mới đây đã cáo buộc EU tìm cách châm ngòi cho "đối đầu địa chính trị" thông qua triển khai một phái bộ dân sự để giám sát biên giới đầy biến động của Armenia với Azerbaijan. Ảnh minh họa: EPA Nga đã tìm cách duy trì vai trò trung gian hòa giải giữa hai nước cộng hòa...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bất ngờ vì láng giềng của Dải Ngân hà đang bị xé toạc

Trung Quốc sẽ dùng đất mặt trăng để in gạch xây căn cứ tại đây

Nga phát động cuộc tấn công mùa xuân mới khi Ukraine tái xâm nhập vùng Belgorod

Ngoại trưởng Nga, Thổ Nhĩ Kỳ thảo luận nỗ lực thúc đẩy ngừng bắn tại Ukraine

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Ngành dược phẩm đứng trước sóng gió hay cơ hội?

Từ đối đầu sang đối thoại với Mỹ: Vì sao Lãnh tụ Tối cao Iran đổi ý?

Tổng thống Donald Trump để ngỏ việc miễn trừ đối với một số quốc gia

Đàm phán hạt nhân Mỹ - Iran: Cơ hội cho hoà bình bền vững

Lực lượng Hamas hi vọng 'bước tiến thực chất' trong đàm phán ngừng bắn

Kharkiv 'nóng' trở lại: Ukraine cảnh báo Nga chuẩn bị tấn công lớn

Giới tài phiệt công nghệ muốn Tổng thống Trump biến Greenland thành 'thành phố tự do'

WHO đạt thỏa thuận 'về nguyên tắc' cách ứng phó với đại dịch tương lai
Có thể bạn quan tâm

Trúc Anh (Mắt Biếc) có tình mới sau 1 tháng lộ chuyện chia tay bạn trai đạo diễn?
Sao việt
23:58:30 12/04/2025
573 nhãn hiệu sữa giả, 11 công ty và doanh thu gần 500 tỷ đồng
Pháp luật
23:51:47 12/04/2025
Không chỉ "chủ tịch showbiz", các nghệ sĩ nam này từng công khai ủng hộ băng vệ sinh cho chị em phụ nữ
Sao âu mỹ
23:41:39 12/04/2025
Động thái của Matic sau màn chế nhạo Onana
Sao thể thao
22:47:59 12/04/2025
Em gái của nàng công chúa đẹp nhất Châu Âu chọn lối đi riêng, không theo con đường của chị gái
Netizen
22:47:45 12/04/2025
Nhà sản xuất cacao hàng đầu thế giới đe dọa tăng giá để đáp trả thuế quan của Mỹ
