Phản ứng của Liên hợp quốc, Anh và EU về Hiệp ước khí hậu Glasgow

Theo dõi VGT trên

“Thảm họa khí hậu” vẫn là mối đe dọa thế giới. Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres ngày 13/11 đã đưa ra cảnh báo trên sau khi Hiệp ước khí hậu Glasgow được thông qua tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu ( COP26).

Phản ứng của Liên hợp quốc, Anh và EU về Hiệp ước khí hậu Glasgow - Hình 1
Toàn cảnh một phiên họp của Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của LHQ về Biến đổi khí hậu (COP 26) tại Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh) ngày 3/11/2021. Ảnh: REUTERS/TTXVN

Trong đăng tải trên mạng xã hội Twitter, ông Guterres viết: “Kết quả Hội nghị COP26 là một sự thỏa hiệp, phản ánh những mối quan tâm, mâu thuẫn và ý chí chính trị trên thế giới ngày nay. Hiệp ước này là một bước tiến quan trọng, song vẫn chưa đủ”. Nhà lãnh đạo LHQ kêu gọi các nước đã đến lúc phải kích hoạt chế độ khẩn cấp về khí hậu bởi cuộc chiến chống biến đổi khí hậu là cuộc chiến vì sinh mạng của mọi người dân trên thế giới và phải chiến thắng trong cuộc chiến này.

Ông Guterres nhấn mạnh: “Hành tinh mong manh của chúng ta đang ở trong thế ngàn cân treo sợi tóc. Chúng ta vẫn có nguy cơ đối mặt với thảm họa về khí hậu”.

Trong khi đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho rằng Hiệp ước khí hậu Glasgow là bước tiến lớn, song vẫn còn một khối công việc đồ sộ phải làm trong những năm tới.

Trong một tuyên bố, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết Hiệp ước khí hậu Glasgow duy trì các mục tiêu trong Hiệp định Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu, tạo cho các nước cơ hội hạn chế mức tăng nhiệt trên toàn cầu ở 1,5 độ C. Tuy nhiên, Chủ tịch EC, bà Ursula von der Leyen cho rằng sẽ không có thời gian để nghỉ ngơi bởi công việc khó khăn vẫn còn ở phía trước.

Video đang HOT

Hiệp ước khí hậu Glasgow đã khẳng định lại mục tiêu khống chế mức tăng nhiệt độ trung bình trên toàn cầu ở ngưỡng dưới 2 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp và quyết tâm theo đuổi các nỗ lực để đạt mục tiêu tăng ở mức 1,5 độ C nhằm tránh những tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu. Hiệp ước kêu gọi các nước “giảm dần điện than, không sử dụng công nghệ thu giữ carbon và trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả”, thừa nhận “sự cần thiết phải hỗ trợ để hướng tới một quá trình chuyển đổi công bằng”.

Hiệp ước yêu cầu các quốc gia vào cuối năm 2022 phải “xem xét lại và củng cố” các mục tiêu cắt giảm khí thải năm 2030, “có tính đến các hoàn cảnh quốc gia khác nhau”, để thực hiện mục tiêu hạn chế gia tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức “dưới 2 độ C” hoặc 1,5 độ C theo Hiệp định Paris. Hiệp ước nhấn mạnh sự cần thiết phải huy động tài trợ khí hậu từ mọi nguồn để đạt mức cần thiết nhằm hiện thực hóa các mục tiêu của Hiệp định Paris, bao gồm việc tăng đáng kể hỗ trợ cho các nước đang phát triển, vượt quá 100 tỷ USD mỗi năm; đồng thời thúc giục các nước phát triển khẩn trương hoàn thành mục tiêu 100 tỷ USD đã cam kết cũng như mục tiêu đến năm 2025, và nhấn mạnh tầm quan trọng của tính minh bạch trong việc thực hiện cam kết của các nước này.

Hiệp ước cũng thúc giục các nước phát triển đến năm 2025 tăng ít nhất gấp đôi tài trợ thích ứng với biến đổi khí hậu cho các nước đang phát triển so với mức năm 2019, đồng thời kêu gọi các nước phát triển và các tổ chức khác hỗ trợ nhiều hơn các quốc gia dễ bị tổn thương để ứng phó với những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và giải quyết những thiệt hại do các hiện tượng thời tiết cực đoan và nước biển dâng.

Những bước tiến mới trên chặng đường dài

Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP26) diễn ra tại Glasgow (Vương quốc Anh) đã kết thúc với nhiều kết quả tích cực nhưng chưa thể làm vừa lòng mọi bên, dù các phiên thảo luận đã được kéo dài thêm 1 ngày so với kế hoạch ban đầu.

Những bước tiến mới trên chặng đường dài - Hình 1
Các đại biểu tại một phiên thảo luận trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) tại Glasgow, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN

Sau một năm bị trì hoãn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, COP26 được đánh giá là hội nghị thượng đỉnh về khí hậu quan trọng nhất kể từ COP21 năm 2015 tại Paris (Pháp), do đây là giai đoạn "bản lề" để các bên chuyển từ đàm phán sang thực hiện những mục tiêu định hình mức phát thải khí nhà kính trong tương lai. COP26 cũng được xem là bài kiểm tra quan trọng để đánh giá mức độ đáng tin cậy của tiến trình quốc tế và Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (UNFCCC).

Hoạt động của con người hiện đã khiến nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng khoảng 1,1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp và sự gia tăng nhiệt độ này cũng tỷ lệ thuận với những rủi ro đối với nhân loại và hệ sinh thái. Để tránh những tác động thảm khốc nhất của biến đổi khí hậu, các nhà lãnh đạo thế giới cần nỗ lực hết sức duy trì mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới ngưỡng 2 độ C, và lý tưởng nhất là trong khoảng 1,5 độ C, như mục tiêu đã đề ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015. Đây là lý do hội nghị COP26 được nhiều người ví là "cơ hội vàng cuối cùng" để cứu vãn khí hậu toàn cầu.

Đúng như dự đoán, hội nghị đã phải kéo dài thời gia họp do các bên không dễ thỏa hiệp trong những vấn đề gây tranh cãi. Tối 13/11 (giờ địa phương - tức sáng 14/11, giờ Việt Nam), toàn bộ 197 bên tham gia UNFCCC đã thông qua Hiệp ước khí hậu Glasgow, theo đó khẳng định quyết tâm theo đuổi các nỗ lực để đạt mục tiêu kiềm chế nhiệt độ toàn cầu tăng ở mức 1,5 độ C nhằm tránh những tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu.

Dấu ấn đáng kể trong Hiệp ước khí hậu Glasgow là việc lần đầu tiên nhiên liệu hóa thạch được đề cập tại một thỏa thuận của hội nghị khí hậu LHQ, theo đó các bên nhất trí kêu gọi "giảm dần điện than không sử dụng công nghệ thu giữ carbon và trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả", đồng thời thừa nhận "sự cần thiết phải hỗ trợ để hướng tới một quá trình chuyển đổi công bằng".

Một bước tiến khác là việc Hiệp ước yêu cầu các bên vào cuối năm 2022 phải "xem xét lại và củng cố" các mục tiêu cắt giảm khí thải năm 2030, "có tính đến các hoàn cảnh quốc gia khác nhau", để thực hiện mục tiêu hạn chế gia tăng nhiệt độ toàn cầu theo Hiệp định Paris.

Hiệp ước Glasgow cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải huy động tài trợ khí hậu từ mọi nguồn để đạt mức cần thiết nhằm hiện thực hóa các mục tiêu của Hiệp định Paris, bao gồm việc tăng đáng kể hỗ trợ cho các nước đang phát triển, vượt quá 100 tỷ USD/năm; đồng thời hối thúc các nước phát triển khẩn trương hoàn thành mục tiêu 100 tỷ USD đã cam kết cũng như mục tiêu đến năm 2025, nhấn mạnh tầm quan trọng của tính minh bạch trong việc thực hiện cam kết của các nước này.

Ngoài ra, Hiệp ước cũng thúc giục các nước phát triển đến năm 2025 tăng ít nhất gấp đôi tài trợ thích ứng với biến đổi khí hậu cho các nước đang phát triển so với mức năm 2019. Trong khi các nước phát triển chịu trách nhiệm đối với phần lớn khí thải nhà kính, các nước đang phát triển lại chịu những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu. Hiệp ước khẳng định tính cấp thiết của việc mở rộng quy mô hành động và hỗ trợ phù hợp, bao gồm tài trợ, chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực, để thực hiện các phương pháp tiếp cận nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và giải quyết tổn thất và thiệt hại liên quan đến các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu ở các nước đang phát triển đặc biệt dễ bị tổn thương bởi những tác động này.

Tại COP26, thế giới cũng chứng kiến nhiều cam kết mạnh mẽ. Lãnh đạo 137 nước nhất trí hành động để ngăn chặn việc phá rừng cũng như xói mòn đất vào năm 2030; Gần 90 quốc gia cam kết cắt giảm 30% lượng phát thải khí methane gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030 so với mức năm 2020; Hơn 20 quốc gia cam kết đến năm 2035 toàn bộ các ô tô và xe tải được sử dụng sẽ là xe không khí thải; Hơn 40 nước cam kết dần loại bỏ điện than; Một loạt quốc gia sẽ đặt ra thời hạn chấm dứt sử dụng dầu mỏ và khí đốt đồng thời ngừng cấp giấy phép thăm dò mới; Mỹ và Trung Quốc - hai quốc gia phát thải lớn nhất thế giới cũng ra tuyên bố chung cam kết sẽ xây dựng các chiến lược dài hạn nhằm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

COP26 cũng chứng kiến cam kết của 450 tổ chức tài chính, quản lý tổng số tài sản trị giá 130 nghìn tỷ USD, tương đương 40% tài sản tư nhân toàn cầu, trong việc sử dụng vốn đầu tư hỗ trợ công nghệ sạch như năng lượng tái tạo và ngừng tài trợ cho các ngành công nghiệp sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Tại COP26, phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính, trong đó nêu rõ Việt Nam phấn đấu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, đã nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận và truyền thông quốc tế. Chủ tịch COP26 Alok Sharma đã bày tỏ ấn tượng đối với tuyên bố của Thủ tướng Phạm Minh Chính, khẳng định đây là một cam kết giàu tham vọng và cho thấy Việt Nam thực sự đi đầu trong hành động chống biến đổi khí hậu. Phó Chủ tịch Mạng lưới Việt Nam - Anh, ông Paul Smith, cho rằng mặc dù là nước đang phát triển có thu nhập trung bình và là nước phát thải thấp, mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 cho thấy cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc tham gia vào nỗ lực toàn cầu chống biến đổi khí hậu, đồng thời chứng tỏ vai trò dẫn dắt của Việt Nam tại khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Truyền thông quốc tế, như Financial Times, đã đưa Việt Nam vào danh sách những nước đặt mục tiêu rõ ràng nhất về cắt giảm khí thải. Việc Việt Nam tham gia cam kết giảm phát thải methane toàn cầu và Tuyên bố Glasgow về rừng, sử dụng đất cũng thể hiện vai trò và trách nhiệm của Việt Nam đối với vấn đề chống biến đổi khí hậu.

Xét về tổng thể, hội nghị này đã ghi nhận những bước đi quan trọng và cấp thiết để giảm bớt thảm họa khí hậu. Đánh giá về kết quả COP 26, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres coi Hiệp ước Glasgow là "một bước tiến quan trọng" trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, tạo ra "các thành phần để kiến thiết sự tiến bộ". Tuy nhiên, người đứng đầu LHQ cũng cho rằng bước tiến này "chưa đủ xa", phản ánh "những mối quan ngại, mâu thuẫn và ý chí chính trị trên thế giới hiện nay".

Một thực tế rõ ràng là vẫn còn "sự thất vọng lớn" khi các quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, như Guinea, Maldives hay Mozambique, cho rằng họ "ra về tay trắng" bởi những gì thu được tại COP26 chỉ là "những cam kết lớn hơn" chứ không phải "những hành động thực tế và những khoản tài chính thực tế". Fiji, Tuvalu hay quốc đảo Antigua và Barbuda ở Caribe cũng tỏ ý không hài lòng khi sáng kiến thành lập quỹ đền bù thiệt hại do biến đổi khí hậu mà các nước này đề xuất chưa được thông qua. Đối với các quốc gia nghèo dễ bị tổn thương do biến đổi khó hậu, thiên tai để lại những hậu quả xã hội không dễ bù đắp và chữa lành. Nhiều quốc gia đã buộc phải chấp nhận các khoản vay để giúp phục hồi sau những biến cố khắc nghiệt và điều này đã khiến họ sa lầy trong các khoản nợ khí hậu. Do đó, với các nước này, thảo luận về tài chính là "vấn đề sống còn" tại COP26.

Chủ tịch COP26 Alok Sharma nêu rõ Hiệp ước Glasgow đã đặt trọng tâm "chưa từng có" vào tổn thất và thiệt hại theo nguyên tắc các nước giàu, vốn chịu trách nhiệm chính về sự ấm lên toàn cầu, nên bồi thường cho những nước nghèo do tác động của biến đổi khí hậu. Theo ông, Hiệp ước dù "không hoàn hảo" nhưng cho thấy "sự đồng thuận và ủng hộ" vì một "Hành tinh Xanh".

Trong khi đó, bà Laurence Tubiana - một trong những "kiến trúc sư" của Hiệp định Paris 2015 và hiện là Giám đốc điều hành Quỹ Khí hậu châu Âu khẳng định "còn rất nhiều việc phải làm" để các cam kết và tuyên bố chung được chuyển thành chính sách thực tế. Bà hoan nghênh việc tăng gấp đôi nguồn tài chính hỗ trợ để các nước thích ứng với biến đổi khí hậu, do các tác động của biến đổi khí hậu mỗi năm lại mạnh hơn. Bà cũng thừa nhận rằng COP26 "đã không thể cung cấp hỗ trợ ngay lập tức cho những quốc gia đang chịu đau khổ.... Tổn thất và thiệt hại sẽ phải được đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của COP27".

Nếu nhìn vào thất bại của COP25 thì rõ ràng kết quả của COP26 là một bước tiến tích cực. Việc hiện thực hóa những kết quả đạt được ở COP26 vẫn còn là chặng đường dài và chỉ có thể kiểm chứng ở tương lai.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tổng thống Mỹ Joe Biden ban hành lệnh ân xá trước khi rời nhiệm sởTổng thống Mỹ Joe Biden ban hành lệnh ân xá trước khi rời nhiệm sở
08:42:23 21/01/2025
Báo Mỹ tiết lộ tên 2 nước mà ông Trump muốn đến trong vòng 100 ngày sau nhậm chứcBáo Mỹ tiết lộ tên 2 nước mà ông Trump muốn đến trong vòng 100 ngày sau nhậm chức
07:52:53 20/01/2025
Ông Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chứcÔng Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chức
07:35:50 21/01/2025
Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHOTổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHO
14:09:58 21/01/2025
Ông Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngàyÔng Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngày
15:12:30 21/01/2025
Trùm tội phạm bị tịch thu nhà để bồi thường cho 39 người Việt chết ngạtTrùm tội phạm bị tịch thu nhà để bồi thường cho 39 người Việt chết ngạt
20:38:22 19/01/2025
Lãnh đạo nước ngoài nào được mời và không được mời dự lễ nhậm chức của ông Trump?Lãnh đạo nước ngoài nào được mời và không được mời dự lễ nhậm chức của ông Trump?
17:26:38 20/01/2025
Tại sao ông Trump không nhắc đến Ukraine và thuế quan trong phát biểu nhậm chức?Tại sao ông Trump không nhắc đến Ukraine và thuế quan trong phát biểu nhậm chức?
14:28:08 21/01/2025

Tin đang nóng

"Tiểu công chúa Nhà Trắng" xuất hiện: Con gái 13 tuổi của Ivanka Trump gây sốt với vẻ đẹp thiên thần trong lễ nhậm chức của ông ngoại"Tiểu công chúa Nhà Trắng" xuất hiện: Con gái 13 tuổi của Ivanka Trump gây sốt với vẻ đẹp thiên thần trong lễ nhậm chức của ông ngoại
14:37:57 21/01/2025
Các thông tin xoay quanh concert của Jack trong năm 2025 đã âm thầm bị gỡ bỏCác thông tin xoay quanh concert của Jack trong năm 2025 đã âm thầm bị gỡ bỏ
14:43:55 21/01/2025
Tai nạn liên hoàn ở Mộc Châu, xe khách biến dạngTai nạn liên hoàn ở Mộc Châu, xe khách biến dạng
12:16:17 21/01/2025
Song Hye Kyo bị miệt thị ngoại hìnhSong Hye Kyo bị miệt thị ngoại hình
16:30:40 21/01/2025
Nghi vấn chàng trai tự thiêu bên ngoài hôn trường của người yêu cũNghi vấn chàng trai tự thiêu bên ngoài hôn trường của người yêu cũ
13:07:45 21/01/2025
Đắm đuối bên "tiểu tam trơ trẽn nhất showbiz", đạo diễn U70 làm điều gây phẫn nộ vào hôn lễ con gáiĐắm đuối bên "tiểu tam trơ trẽn nhất showbiz", đạo diễn U70 làm điều gây phẫn nộ vào hôn lễ con gái
15:04:40 21/01/2025
Kwon Sang Woo phải cắt bỏ miếng gan to bằng lòng bàn tay, nằm cô độc trong bệnh viện không vợ con bên cạnhKwon Sang Woo phải cắt bỏ miếng gan to bằng lòng bàn tay, nằm cô độc trong bệnh viện không vợ con bên cạnh
14:56:29 21/01/2025
Ngán ngẩm đủ trò diễn kịch ly hôn lố bịch của nữ diễn viên hạng A và chồng đại giaNgán ngẩm đủ trò diễn kịch ly hôn lố bịch của nữ diễn viên hạng A và chồng đại gia
12:46:28 21/01/2025

Tin mới nhất

Một số nội dung thảo luận chính tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025

Một số nội dung thảo luận chính tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025

17:09:08 21/01/2025
Khoảng 3.000 nhà lãnh đạo từ hơn 130 quốc gia dự kiến sẽ tham gia hội nghị, trong đó có khoảng 350 nhà lãnh đạo chính phủ, bao gồm 60 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu các chính phủ trên thế giới.
Tổng thống Mỹ hủy bỏ lệnh trừng phạt những người định cư Israel ở Bờ Tây

Tổng thống Mỹ hủy bỏ lệnh trừng phạt những người định cư Israel ở Bờ Tây

17:07:40 21/01/2025
Trang web của Nhà Trắng cho biết Tổng thống Trump đã hủy bỏ sắc lệnh hành pháp 14115 được ban hành ngày 1/2/2024, cho phép áp dụng một số lệnh trừng phạt đối với những đối tượng có hành vi làm suy yếu hòa bình, an ninh và ổn định ở Bờ T...
Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ định quyền Bộ trưởng Quốc phòng

Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ định quyền Bộ trưởng Quốc phòng

16:56:49 21/01/2025
Trước đó, trong bài phát biểu nhậm chức, Tổng thống Trump đã đề cập khả năng triển khai thêm lực lượng đến khu vực biên giới Mỹ và Mexico để hoàn thành việc xây dựng bức tường biên giới.
Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh đổi tên Vịnh Mexico và Núi Denali

Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh đổi tên Vịnh Mexico và Núi Denali

16:24:23 21/01/2025
Quyết định này yêu cầu Bộ trưởng Nội vụ Doug Burgum - người được ông Trump bổ nhiệm, thực hiện việc thay đổi trên các tài liệu chính thức và bản đồ liên bang. Tuy nhiên, tên gọi của hai địa danh trên trong phạm vi quốc tế sẽ không bị ản...
Loài nhện ăn chay duy nhất trên thế giới

Loài nhện ăn chay duy nhất trên thế giới

16:21:40 21/01/2025
Thân Beltian rất giàu lipid và protein, là món ăn bổ dưỡng cho các loài côn trùng. Điều đặc biệt là đối với phần lớn loài nhện, đây là một nguồn thực phẩm không bình thường vì hầu hết nhện đều ăn thịt.
Cuba phản đối sau khi bị Mỹ đưa trở lại danh sách 'tài trợ khủng bố'

Cuba phản đối sau khi bị Mỹ đưa trở lại danh sách 'tài trợ khủng bố'

16:19:36 21/01/2025
Chủ tịch Diaz-Canel cũng nhấn mạnh rằng chính sách bao vây kinh tế mà ông Trump áp dụng trong nhiệm kỳ đầu tiên đã gây khó khăn đối với người dân Cuba, dẫn đến tình trạng thiếu hụt hàng hóa tại quốc gia Caribe này.
Ukraine nghiên cứu tự phát triển hệ thống phòng không

Ukraine nghiên cứu tự phát triển hệ thống phòng không

14:31:02 21/01/2025
Trong tháng 1 này, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thông báo rằng nước này đã sản xuất gần 1/3 vũ khí và thiết bị mà họ sử dụng năm 2024.
Anh phát hiện thêm trường hợp nhiễm biến thể mới của virus gây bệnh đậu mùa khỉ

Anh phát hiện thêm trường hợp nhiễm biến thể mới của virus gây bệnh đậu mùa khỉ

14:29:47 21/01/2025
Theo WHO, biến thể clade 1b và các chủng khác đã được báo cáo tại 80 quốc gia, trong đó có 19 nước ở châu Phi. Tổ chức này cũng đã cảnh báo các quốc gia châu Âu cần chuẩn bị hành động nhanh để kiểm soát biến thể mới nhất.
Vừa nhậm chức, Tổng thống Trump đã có phát biểu bất ngờ về Triều Tiên

Vừa nhậm chức, Tổng thống Trump đã có phát biểu bất ngờ về Triều Tiên

14:18:23 21/01/2025
Ông Trump nói với các phòng viên khi ông ký một loạt sắc lệnh hành pháp: Tôi từng rất thân thiện với ông ấy. Ông ấy có cảm tình với tôi và tôi cũng vậy. Nhiều người từng coi đó là một mối đe dọa lớn. Triều Tiên là một cường quốc hạt nhâ...
Các nhà lãnh đạo thế giới chúc mừng tân Tổng thống Mỹ

Các nhà lãnh đạo thế giới chúc mừng tân Tổng thống Mỹ

14:11:22 21/01/2025
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte bày tỏ tin tưởng sự trở lại của ông Trump sẽ góp phần tăng tốc chi tiêu và sản xuất quốc phòng của liên minh quân sự này.
Các thành phố biên giới Mexico chuẩn bị đối phó với động thái của ông Trump

Các thành phố biên giới Mexico chuẩn bị đối phó với động thái của ông Trump

14:05:34 21/01/2025
Ông Pat Murphy, người điều hành trung tâm Casa del Migrante, bình luận từ trước lễ nhậm chức của ông Trump: "Thách thức lớn nhất đối với các trung tâm là không biết điều gì sẽ xảy ra. Tôi đang chuẩn bị tinh thần".
Israel lên kế hoạch chuẩn bị các cuộc tấn công mới ở Gaza và Liban

Israel lên kế hoạch chuẩn bị các cuộc tấn công mới ở Gaza và Liban

14:00:26 21/01/2025
Ông cũng nhấn mạnh rằng quân đội phải sẵn sàng cho các hoạt động đáng kể tại Bờ Tây trong những ngày tới để ngăn chặn và bắt giữ các phần tử khủng bố trước khi chúng tấn công dân thường của chúng ta.

Có thể bạn quan tâm

Không nhận ra tiểu thư Doãn Hải My - vợ Văn Hậu: Diện váy ngắn "bung xoã", khác hẳn lúc ở với mẹ chồng

Không nhận ra tiểu thư Doãn Hải My - vợ Văn Hậu: Diện váy ngắn "bung xoã", khác hẳn lúc ở với mẹ chồng

Sao thể thao

17:36:01 21/01/2025
Trong video, Doãn Hải My diện áo dài tay đen kết hợp cùng chân váy trắng ngắn, khoe trọn đôi chân dài nuột nà và nhan sắc xinh đẹp của mẹ một con trông mòn con mắt .
Triệt phá đường dây cá độ bóng đá tại nhiều tỉnh thành với số tiền 1.200 tỷ đồng

Triệt phá đường dây cá độ bóng đá tại nhiều tỉnh thành với số tiền 1.200 tỷ đồng

Pháp luật

17:23:45 21/01/2025
Các đối tượng tham gia phần lớn là các đối tượng hình sự cộm cán tại địa phương, đã có nhiều tiền án, tiền sự, hoạt động chuyên nghiệp, phức tạp với phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi.
Sau bao năm, công chúng mới tỏ tường vụ cặp bài trùng "Sóng Gió" tan rã gây sốc nhất lịch sử Vpop

Sau bao năm, công chúng mới tỏ tường vụ cặp bài trùng "Sóng Gió" tan rã gây sốc nhất lịch sử Vpop

Nhạc việt

17:18:00 21/01/2025
Sau gần 6 năm trôi qua, khi nhiều sự thật được bóc trần , nhiều người thừa nhận sự ủng hộ nghiêng về phía Jack và chỉ trích K-ICM năm xưa là sai lầm.
Sao nam Vbiz xuất hiện bên bạn gái kém hơn 30 tuổi, công khai làm 1 hành động tình tứ

Sao nam Vbiz xuất hiện bên bạn gái kém hơn 30 tuổi, công khai làm 1 hành động tình tứ

Sao việt

17:14:28 21/01/2025
Mới đây, NSND Việt Anh còn cùng Chân Chân tham gia một sự kiện đặc biệt trao quà Tết cho nghệ sĩ - công nhân hậu đài sân khấu tại thành phố Hồ Chí Minh.
Phim Trung Quốc gây bão toàn cõi mạng với 10 tỷ lượt xem, nữ chính đẹp như tiên tử hạ phàm

Phim Trung Quốc gây bão toàn cõi mạng với 10 tỷ lượt xem, nữ chính đẹp như tiên tử hạ phàm

Phim châu á

16:33:52 21/01/2025
Bạch nguyệt phạn tinh thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả, bằng chứng là việc trên nền tảng Douyin, phim đã phá mốc 10 tỷ lượt phát.
Loạt ảnh chưa từng tiết lộ của Triệu Vy, thay đổi 1 điều khiến hàng triệu người tiếc nuối

Loạt ảnh chưa từng tiết lộ của Triệu Vy, thay đổi 1 điều khiến hàng triệu người tiếc nuối

Hậu trường phim

16:28:13 21/01/2025
Sina đưa tin một số hình ảnh hậu trường hiếm hoi của đoàn phim Đêm Thượng Hải do Triệu Vy đóng chính mới đây đã được tiết lộ.
Hôm nay nấu gì: Bữa tối có món canh chua ngon lại giàu dinh dưỡng, ai ăn cũng thích

Hôm nay nấu gì: Bữa tối có món canh chua ngon lại giàu dinh dưỡng, ai ăn cũng thích

Ẩm thực

16:16:53 21/01/2025
Bữa tối có món canh chua ngon lại giàu dinh dưỡng, ai ăn cũng thích. Đảm bảo món canh chua nóng hổi này sẽ là ngôi sao trên bàn ăn.
Hot nhất MXH: Phơi bày bí mật kẻ đâm sau lưng Angelababy, Dương Mịch và 2 cái tên gây sốc vào tầm ngắm

Hot nhất MXH: Phơi bày bí mật kẻ đâm sau lưng Angelababy, Dương Mịch và 2 cái tên gây sốc vào tầm ngắm

Sao châu á

16:14:03 21/01/2025
Ngày 21/1, cả Weibo xôn xao trước bài đăng của stylist hàng đầu Mã Thước tiết lộ về tình cảnh đáng thương của Angelababy sau khi cô ngã ngựa .
Xuân Son 3 lần thay đổi kiểu tóc độc lạ khiến dân tình bất ngờ, từ chàng trai tóc xù đến quý ông lịch lãm

Xuân Son 3 lần thay đổi kiểu tóc độc lạ khiến dân tình bất ngờ, từ chàng trai tóc xù đến quý ông lịch lãm

Netizen

15:03:15 21/01/2025
Nguyễn Xuân Son là cái tên được người hâm mộ bóng đá Việt Nam đặc biệt quan tâm khi nhập tịch và khoác áo đội tuyển Việt Nam tham dự AFF Cup 2024.