Phản ứng của bố mẹ khi con khóc tác động đến tương lai trẻ
Các nhà khoa học đã chỉ ra cách bố mẹ phản ứng khi trẻ khóc sẽ giúp điều chỉnh hành vi của trẻ khi trưởng thành.
Các nhà khoa học tại trường đại học Bắc Carolina ở Greensborod đã tiến hành nghiên cứu điểm khác biệt của những đứa trẻ nhận được sự quan tâm từ bố mẹ khi nghe thấy tiếng khóc của trẻ và những đứa trẻ bị bố mẹ thờ ơ.
Sau một thời gian nghiên cứu, họ đã chỉ ra cách bố mẹ phản ứng như thế nào khi thấy con khóc có tác động quan trọng đến sự phát triển của trẻ sau này. Những đứa trẻ sơ sinh được bố mẹ đáp ứng một cách nhanh chóng, nhất quán và ấm áp khi chúng khóc sẽ phát triển những cảm xúc lành mạnh khi lớn lên. Bên cạnh đó, việc cha mẹ phản ứng tình cảm và gây lập tức khi trẻ khóc cũng có thể giúp trẻ tránh khỏi những căng thằng.
Một nghiên cứu khác cũng được tiến hành trên những trẻ sơ sinh với các triệu chứng dễ bị căng thẳng. Kết quả cho thấy, mặc dù có những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ở trẻ, tuy nhiên nếu được bố mẹ vuốt ve trìu mến lúc còn nhỏ thì lớn lên mức độ căng thẳng này sẽ giảm hẳn.
Không những vậy, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng việc bố mẹ phản ứng kịp thời trước tiếng khóc của trẻ cũng ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của trẻ khi trẻ đi học. Trẻ sơ sinh không được bố mẹ đáp ứng một cách tình cảm có thể sẽ có những hành vi không đúng khi trưởng thành, ảnh hưởng đến tư tưởng và cảm xúc của trẻ. Xét ở góc độ sức khỏe, sự ôm ấp, và hành vi vỗ về giống như một chất xúc tác giúp cơ thể sản sinh ra những chất dẫn truyền thần kinh cảm giác tốt, làm cơ thể nhanh chóng giảm thiểu căng thẳng.
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng việc bố mẹ phản ứng kịp thời trước tiếng khóc của trẻ cũng ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của trẻ khi trẻ đi học (Ảnh minh họa)
Việc đáp ứng một cách tình cảm và nhanh chóng khi con khóc, bố mẹ có thể tránh cho con chịu đựng những tiếng nói tức giận, hay chứng khiến những ngôn ngữ cơ thể tiêu cực và bị bỏ lại một mình trong đau khổ. Việc tránh những tình huống căng thẳng cũng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển việc học tập của trẻ sau này và giúp trẻ phát triển các mối quan hệ xã hội tích cực.
Đồng thời, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng mỗi bà mẹ đều có một phản ứng khác nhau trước tiếng khóc của trẻ. Họ cho 259 bà mẹ cùng xem một đoạn video về hình ảnh 3 đứa trẻ đang khóc. Các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành đo nhịp tim, cũng như quan sát phản ứng của từng mẹ để nhận biết xem người đó có thái độ nóng vội hay bình thản trước tiếng khóc của trẻ. Trước khi cho họ xem đoạn video này, các bà mẹ sẽ được hỏi một số vấn đề liên quan đến tuổi thơ của mình. Bố mẹ nên làm khi nghe thấy tiếng khóc của trẻ?
1. Tiếp xúc trực tiếp với cơ thể bé
Các nghiên cứu đã chỉ ra việc động chạm giúp kích thích giải phóng các hooc-môn để đối phó với chứng căng thẳng. Những đứa trẻ sơ sinh được tiếp xúc với làn da trần của mẹ thì có nồng độ hoocmôn căng thẳng giảm đáng kể. Do đó khi trẻ sơ sinh khóc, mẹ hãy vỗ về nhẹ nhàng, có thể thực hiện một vài động tác mát – xa cho bé cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.
2. Mẹ nên biết cách biểu hiện cảm xúc qua khuôn mặt
Có thể nhiều mẹ không biết sự thật là trẻ có thể bắt đầu nhận ra những biểu cảm trên khuôn mặt của người khác ngay từ khi mới sinh ra. Rất nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra trẻ có xu hướng thích nhìn những biểu cảm hạnh phúc trên khuôn mặt người lớn và cảm thấy bất an nếu chúng nhìn thấy những biểu cảm tiêu cực.
Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng những đứa trẻ 6 tháng tuổi đã có thể phân biệt được khi nào người lớn đang có những ngôn ngữ cơ thể biểu hiện sự tức giận, khi nào thì là những ngôn ngữ cơ thể tươi vui. Nói cách khác, tất cả những điều này đều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.
3. Bế bé đi lại và đung đưa nhẹ
Một cách hữu hiệu để các mẹ có thể giúp các bé cắt cơn khóc đó là hãy bế bé đi đi lai lại và đung đưa nhẹ kết hợp với vỗ về an ủi. Nghiên cứu đã chỉ ra trẻ sẽ có nhịp tim đập chậm và ngưng khóc dần khi được người lớn bế lên, di chuyển hoặc đung đưa nhẹ từ bên này sang bên kia.
Video đang HOT
Nghiên cứu đã chỉ ra trẻ sẽ có nhịp tim đập chậm và ngưng khóc dần khi được người lớn bế lên, di chuyển hoặc đung đưa nhẹ từ bên này sang bên kia (Ảnh minh họa)
4. Đi tìm nguyên nhân khiến trẻ khóc
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ khóc là do bé cảm thấy không thoải mái. Nhiều bà mẹ có thói quen thay bỉm trong lúc trẻ đang ngủ hoặc để trẻ ngủ suốt đêm với chiếc bỉm ướt. Tuy nhiên các mẹ nên biết rằng việc thay bỉm quá nhiều lần trong ngày cũng khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Một số nghiên cứu còn chỉ ra trừ khi bé dễ bị nhiễm trùng da, còn không thì bạn đừng đánh thức giấc con dậy chỉ để thay tã.
Ngoài vấn đề này ra, trẻ khóc còn do rất nhiều lí do khác như trẻ đói, buồn ngủ, đau bụng. Để tìm hiểu thêm, các mẹ hãy tham khảo.
5. Để trẻ ngủ cùng bố mẹ
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo rằng trẻ dưới 6 tháng tuổi nên được ngủ cùng phòng với bố mẹ. Sự sắp xếp này sẽ đảm bảo được việc bố mẹ luôn phản ứng kịp thời khi trẻ gặp vấn đề gì đó. Việc bố mẹ ở gần vào ban đêm cũng được chứng minh là giúp trẻ điều tiết được những phản ứng căng thẳng trong ngày.
Theo Khampha
Những 'chiêu' nên và không nên để con ngủ xuyên đêm ngon lành
Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh vì nó giúp bé lớn lên mỗi ngày. Khi trẻ ngủ, hoóc môn tăng trưởng hoạt động tốt nhất, vì thế bé cần được ngủ đủ để đảm bảo sự phát triển. Đồng thời khi bé ngủ sâu, mẹ cũng đỡ vất vả hơn.
Tuy nhiên, nhiều ông bố bà mẹ kêu rằng con mình không chịu ngủ ngon mỗi tối, bé thường thức giấc và quấy mẹ cả đêm. Những lúc như vậy, bố mẹ cảm thấy rất bực bội và có phần oán trách bé. Nhưng liệu các mẹ có xem xét lại mình đã cho con ngủ đúng cách hay chưa. Để cải thiện giấc ngủ của bé, các mẹ nên biết những hành động sau đây.
NÊN
1. Hát ru
Các bé rất thích nghe giọng nói của cha mẹ, nhất là khi những giọng điệu ên - xuống theo lời một ca khúc. Mẹ có thể chọn nhiều bài hát ru khác nhau để ngân nga cho bé nghe để giúp trẻ ngủ ngon hơn. Bé sẽ nhận biết được tín hiệu hát ru từ mẹ đồng nghĩa với việc phải đi ngủ.
2. Đọc sách, truyện cho bé trước khi đi ngủ
Hãy bắt đầu thói quen kể chuyện cho bé nghe trước khi ngủ ngay khi bé còn nhỏ. Bất kể là câu chuyện gì, dù bé có thể chưa hiểu, nhưng với giọng kể nhẹ nhàng của mẹ đều có thể giúp bé thư giãn và chìm vào giấc ngủ 1 cách ngon nhất. Và đây cũng là 1 cách để mẹ có nhiều cơ hội được gần gũi hơn với bé và giúp bé tiếp xúc với ngôn ngữ nhanh hơn.
Bất kể là câu chuyện gì, dù bé có thể chưa hiểu, nhưng với giọng kể nhẹ nhàng của mẹ đều có thể giúp bé thư giãn và chìm vào giấc ngủ 1 cách ngon nhất (Ảnh minh họa)
3. Mát-xa
Đây là cách giúp trẻ ngủ ngon mà nhiều người công nhận. Các nhà nghiên cứu cho biết mát-xa cho trẻ sơ sinh sẽ dễ dàng đưa bé đi vào giấc ngủ nhanh hơn và có một giấc ngủ sâu hơn. Mỗi tối trước khi cho trẻ đi ngủ, mẹ có dành ít phút để làm một vài động tác mát - xa cho bé. Chỉ một động tác đơn giản như xoa bóp tay chân, vuốt ve, vỗ cũng đem lại cảm giác yêu thương dành cho bé. Chú ý khi mát-xa nhiệt độ phòng phải ấm áp và tay của mẹ phải sạch sẽ, mềm mại. Các mẹ có thể dùng những loại tinh dầu hoa oải hương có mùi thơm, nhẹ nhàng thoa đều lên người bé, giúp con cảm thấy thoải mái hơn.
4. Cho bé vận động mỗi ngày
Ban ngày, các mẹ hãy nhớ cho con vui chơi nhiều hơn. Việc mẹ cho bé tập thể dục vào buổi sáng đều đặn và được vận động đúng mức trong ngày sẽ giúp bé có giấc ngủ ngon và sâu vào buổi tối. Cách tốt nhất để cho trẻ vận động là cho bé đi bộ mỗi ngày và thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời. Nếu bạn ngày các bé tiêu hao nhiều năng lượng, thì đến tối bé sẽ đi vào giấc ngủ hơn.
5. Cho bé tắm nắng hàng ngày
Bé được tắm nắng đầy đủ mỗi ngày sẽ có một giấc ngủ ngon hơn vào ban đêm. Theo các chuyên gia, khi ánh nắng tiếp xúc với mắt, dây thần kinh thị giác của bé truyền tín hiệu cho não tạo ra melatonin (hormone tạo giấc ngủ). Nói cách khác, tiếp xúc với ánh nắng vào ban ngày gia tăng sự sản sinh tự nhiên melatonin vào ban đêm. Do đó, các mẹ đừng quên dành chút thời gian mỗi ngày cho bé được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, vào khoảng từ 9h-10h sáng và thêm khoảng 10-15 phút buổi chiều theo khung từ 15h-17h.
Tắm nắng mỗi ngày là cách giúp bé ngủ ngon hơn (Ảnh minh họa)
6. Bổ sung đầy đủ lượng magie và canxi trong chế độ ăn của bé
Đây là 2 chất có ảnh hưởng quan trọng đối với giấc ngủ của bé. Canxi và magie có nhiều trong thực phẩm tự nhiên, nên mẹ hoàn toàn có thể bổ sung những chất này thông qua thức ăn hằng ngày của bé. Canxi, magie đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xương, và thiếu 2 chất này bé sẽ kém phát triển về chiều cao cân nặng, kèm theo đó là ngủ không ngon giấc.
7. Tắm nước ấm trước khi đi ngủ
Tắm rửa sạch sẽ cho bé trước khi đi ngủ sẽ giúp bé thoải mái và dễ chịu hơn. Mẹ hãy nhẹ nhàng tắm hoặc lau người cho bé bằng nước ấm, điều này sẽ giúp bé đi vào giấc ngủ tốt hơn. Tuy nhiên các mẹ cũng cần lưu ý không nên tắm quá muộn cho trẻ vào buổi tối, tránh cho bé bị cảm lạnh.
8. Cho bé mặc trang phục thoải mái
Nhiều em bé rất nhạy cảm với các loại vải tổng hợp, những loại vải này sẽ làm cho bé khó chịu và ngủ không ngon. Mẹ hãy lựa chọn cho bé các trang phục thoải mái có chất liệu mềm mại, tốt nhất là nên cho bé mặc các loại vải cotton
9. Cho bé bú sữa no
Đôi khi những cơn đói bụng là nguyên nhân phá hỏng giấc ngủ của trẻ. Do đó, mẹ hãy đảm bảo cho trẻ ăn no vào buổi tối.
10. Cho bé ngủ cùng bố mẹ
Nhiều tài liệu khoa học đã chỉ ra rằng, cho trẻ ngủ chung với bố mẹ khi còn nhỏ sẽ khuyến khích tính tự lập, giúp trẻ tự tin hơn và đặc biệt làm chất xúc tác để tình cảm gia đình gắn bó hơn. Khi cho trẻ ngủ cùng, bố mẹ hãy dùng những cử chỉ vuốt ve, âu yếm để con nhận được tình cảm yêu thương. Không những vậy, bé sẽ có cảm giác an toàn hơn khi thấy bên cạnh có bố mẹ, điều đó giúp con có giấc ngủ ngon.
KHÔNG NÊN
1. Bỏ qua dấu hiệu buồn ngủ của trẻ
Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thường gửi cho bố mẹ những tín hiệu cho thấy chúng đang mệt mỏi và cần được đi ngủ. Một trong số những dấu hiệu để nhận biết bé đang có nhu cầu muốn đi ngủ là ngáp, dụi mắt, hoạt động chậm chạp, mất hứng thú khi chơi...Nếu bố mẹ không để ý sẽ làm tuột mất thời điểm vàng cho bé ngủ.
2. Cho trẻ ăn quá no trước giờ đi ngủ
Nếu mẹ vô tình cho trẻ ăn quá no trước giờ đi ngủ sẽ không tốt cho trẻ nhỏ. Bởi khi ăn no, trẻ sẽ bị đầy bụng, khó tiêu gây cảm giác khó chịu cho bé khiến trẻ ngủ không ngon giấc.
khi ăn no, trẻ sẽ bị đầy bụng, khó tiêu gây cảm giác khó chịu cho bé khiến trẻ ngủ không ngon giấc (Ảnh minh họa)
3. Đừng hi vọng trẻ sơ sinh có thể ngủ thâu đêm
Không phải đứa trẻ nào cũng có một lịch trình giống nhau như vậy, nó còn phụ thuộc vaò rất nhiều yếu tố như sức khỏe và cân nặng của các bé. Nếu bé ăn tốt vào ban ngày, duy trì thói quen thường xuyên và kèm một chút may mắn, bé yêu của bạn sẽ ngủ suốt cả đêm vào từ tháng 12. Với những bé khác chuyện này có thể sẽ không xảy ra cho dù con đã được 3 tháng tuổi, và điều đó không có nghĩa bạn đã nuôi con không đúng cách.
4. Không nên cho trẻ xem tivi trước khi đi ngủ
Cho trẻ xem tivi trước khi đi ngủ không phải là cách giúp trẻ ngủ ngon hơn vào ban đêm. Tác hại của xem TV trước khi ngủ là nó sẽ kích thích tâm trí của trẻ, ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Tốtt nhất mẹ hãy đảm bảo là tắt ngay TV trước khi cho bé lên giường.
5. Cho bé chuyển từ cũi ra giường quá sớm
Người lớn cũng mất thời gian trong việc thích nghi với chỗ ở mới, trẻ em cũng vậy. Việc bố mẹ chuyển bé từ cũi ra giường quá sớm là một sai lầm nghiêm trọng. Khi bé bị chuyển đột ngột sang một môi trường mới, trẻ sẽ lạ lẫm và trở nên khó ngủ. Đừng di chuyển trẻ ra ngủ giường lớn cho đến khi con có thể trèo ra khỏi cũi riêng của mình.
6. Lịch ngủ lộn xộn
Lịch trình ngủ rất là quan trọng để thiết lập đồng hồ sinh học, giúp trẻ có tinh thần sảng khoái. Chỉ khi sắp xếp giờ ngủ cho bé trong ngày hợp lý, mẹ mới có thể yên tâm bé say giấc mỗi đêm.
Theo Khampha
Tác dụng thần kỳ của rau ngót với trẻ nhỏ Rau ngót không chỉ là một loại rau lành mà còn có nhiều công dụng chữa bệnh cho trẻ nhỏ mẹ nên biết. Trong các loại rau, rau ngót là loại có nhiều chất bổ dưỡng tốt cho bé yêu. Đây là loai giàu vitamin nhóm B, nhiều đạm, vitamin C và beta carotene. Lượng vi chất này sẽ được chuyển hóa trong...