Phản ứng bất ngờ của thai nhi khi mẹ bầu khóc, mẹ vì con hãy cố gắng duy trì cảm xúc ổn định
Khi người mẹ đang mang thai khóc, thai nhi trong bụng sẽ có phản ứng gì?
Người mẹ và con có mối liên hệ với nhau mật thiết ngay từ khi em bé còn trong bụng mẹ. Khi vẫn nằm trong bụng, đứa trẻ có thể cảm nhận được những thay đổi về cảm xúc và thể chất của người mẹ thông qua dây rốn hoặc cơ thể. Nếu phụ nữ mang thai duy trì cảm xúc tiêu cực trong một thời gian dài trong thai kỳ, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn cản trở sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi.
Vậy khi người mẹ khóc, em bé trong bụng sẽ có phản ứng như thế nào?
Video đang HOT
Em bé sẽ cảm thấy bất an và tự vệ
Khi bà bầu có những biến động lớn về cảm xúc, tuần hoàn máu của cơ thể được tăng tốc và nhịp tim cũng tăng theo. Đặc biệt khi mẹ bầu khóc, em bé có thể cảm nhận được dòng máu của mẹ được tăng tốc qua dây rốn và tâm trạng không ổn định. Mặc dù bé không biết gì về thế giới bên ngoài nhưng bé sẽ thực hiện các hành động tự bảo vệ trong trường hợp không có cảm giác an toàn vào thời điểm này để giữ cho bản thân ở trạng thái an toàn.
Thai nhi có những chuyển động không đều
Khi mẹ bầu khóc thường ở trạng thái cực kỳ xúc động, có thể cãi nhau với chồng hoặc bị tổn thương bởi sự vô tâm của gia đình. Cảm xúc tồi tệ này sẽ truyền sang em bé, em bé cảm thấy hơi thở gấp gáp của mẹ, sẽ có sự khó chịu mạnh mẽ. Chuyển động của thai nhi sẽ tăng tốc. Nếu bạn cảm thấy chuyển động của thai nhi không đều, mẹ nên điều chỉnh tâm trạng kịp thời để xoa dịu sự khó chịu của bé.
Có thể nói mọi sự thay đổi cảm xúc của người mẹ đều có ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Do đó, mẹ bầu nên cố gắng duy trì tâm trạng ổn định, tránh xúc động mạnh trong thời gian mang thai.
Dây rau thắt nút
Các bác sĩ tại Bệnh viện Thanh Nhàn đã phẫu thuật thành công, đưa thai nhi bị dây rốn thắt nút ra ngoài an toàn.
Bé trai khoẻ mạnh, nặng 3300 gr. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Sản phụ mang thai lần 1, thai 37 tuần 3 ngày, khám thai ngày 19/6 tại khoa sản 2 Bệnh viện Thanh Nhàn. Sau khi siêu âm, bác sĩ phát hiện, thai bị dây rau thắt nút, nếu không nhanh chóng xử lý có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của bé. Do đó, sản phụ được chỉ định nhập viện và phẫu thuật lấy thai.
Ngày 19/6, sau 30 phút phẫu thuật, các bác sĩ đã thành công đưa bé trai nặng 3300 gr ra ngoài. Bé khoẻ mạnh, dây rau thắt nút 1 vòng.
Các bác sĩ cho biết, dây rốn là sự sống của thai nhi vì làm nhiệm vụ vận chuyển oxy và dinh dưỡng từ nhau thai tới bào thai. Tuy nhiên, nếu dây rốn thắt lỏng thì thai sẽ ít bị ảnh hưởng hơn, nếu dây rốn thắt chặt thì tuần hoàn của thai nhi sẽ bị cản trở, em bé có thể tử vong ngay trong bụng mẹ.
Hiện nay, việc chẩn đoán dây rốn thắt nút trước sinh vẫn vô cùng khó khăn, kể cả với những chuyên gia đầu ngành. Từ năm 2018 đến nay, khoa sản 2 Bệnh viện Thanh Nhàn đã phát hiện và xử trí thành công 5 ca dây rau thắt nút.
Việc phòng tránh hiện tượng dây rốn thắt nút là điều rất khó. Người mẹ chỉ có thể chẩn đoán thai nhi gặp phải hiện tượng dây rốn thắt nút bằng việc siêu âm 4D và ở những tuần đầu thai kỳ. Lúc này thai nhỏ và dây rốn chưa dài nên bác sĩ có thể nhận biết thông qua việc xác định dây rốn bị cuộn vòng tròn. Càng ở tuần thai lớn hơn, dây rốn dài hơn và em bé cũng lớn hơn, rất khó nhận biết được dây rốn đang cuộn vòng tròn hay đang thắt nút. Do đó, sản phụ được khuyến cáo theo dõi cử động thai mỗi ngày, đặc biệt trong những tuần cuối thai kỳ, đến khám để đánh giá sức khỏe thai nếu phát hiện các dấu hiệu cử động thai ít hoặc yếu, bụng trồi, không tròn.
4 âm thanh thai nhi thích nhất, yêu con mẹ nhớ cho bé nghe thường xuyên! Ngay từ quý thứ 2 thai kỳ, em bé trong bụng mẹ đã có thể nghe và nhận biết được những âm thành từ bên ngoài bụng mẹ. Theo các chuyên gia sản khoa, cơ quan thính giác của thai nhi đã bắt đầu hình thành và phát triển từ tuần 8 thai kỳ. Đến tuần thai thứ 15-20, thai nhi bắt đầu...