Phản ứng bất ngờ của ông Trump với đồng minh Qatar
Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã đưa ra quan điểm ca ngợi các quốc gia Ả Rập cô lập đồng minh Qatar của Mỹ vì cáo buộc hỗ trợ khủng bố.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong chuyến thăm Ả Rập Saudi.
Theo Reuters, ông Trump viết trên mạng xã hội Twitter rằng, chuyến thăm của ông đến Trung Đông mới đây rõ ràng đã đem lại kết quả. Bài phát biểu chống chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan ở Ả Rập Saudi chính là niềm cảm hứng để thế giới Ả Rập cắt quan hệ với Qatar.
“Họ nói sẽ cứng rắn với việc cấp tiền cho các phần tử cực đoan, và tất cả đều chỉ vào Qatar. Có lẽ đây sự mở đầu để chấm dứt chủ nghĩa khủng bố”, ông Trump viết trên Twitter.
Trên thực tế, Qatar đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc rằng nước này cung cấp nguồn lực cho các tổ chức khủng bố.
Ông Trump sau đó đã có cuộc điện đàm với Vua Ả Rập Saudi Salman, nhấn mạnh sự thống nhất của các nước vùng Vịnh trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố.
Trái ngược với việc ông Trump ủng hộ hành động của các nước Ả Rập, Lầu Năm Góc ngày 6.6 tái khẳng định quan điểm duy trì căn cứ không quân lớn nhất trong khu vực ở Qatar.
8.000 binh sĩ Mỹ hiện đóng quân ở Qatar. Đây cũng là nơi các máy bay Mỹ cất cánh không kích Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Iraq và Syria.
Video đang HOT
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cũng đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Qatar để trấn an đồng minh.
Căn cứ quân sự Mỹ ở Qatar.
Tuyên bố mới nhất của ông Trump dường như trái ngược với quan điểm của quan chức Mỹ một ngày trước đó. Theo đó, giới chức Mỹ muốn hòa giải mâu thuẫn giữa Ả Rập Saudi và Qatar vì hai nước đều đóng vai trò quân sự và chính trị quan trọng với Washingotn.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer sau đó xác nhận nội dung đăng tải trên Twitter cũng là quan điểm chính thức của Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, ông Spicer cũng xoa dịu tình hình khi nói rằng: “Mỹ tiếp tục muốn vấn đề này hạ nhiệt và được giải quyết ngay lập tức”.
Đây là những bình luận đầu tiên của chính quyền Tổng thống Trump sau khi 7 quốc gia Trung Đông tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar vì cáo buộc Qatar tài trợ khủng bố.
Các nước tuyên bố cắt đứt quan hệ với Qatar bao gồm Ai Cập, Bahrain, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Ả rập Saudi, Yemen, Lybia và Cộng hòa Maldive.
Theo Danviet
Cắt quan hệ, Ả Rập Saudi sắp đánh chiếm Qatar?
Mâu thuẫn giữa hai quốc gia vùng Vịnh đã lên tới đỉnh điểm và có khả năng Ả Rập Saudi cắt quan hệ để sẵn sàng mở cuộc chiến tranh nhằm vào Qatar.
Quân đội Ả Rập Saudi.
Sputnik mới đây đã có cuộc phỏng vấn với Giáo sư Ali al-Ahmed, người đứng đầu Viện Sáng lập các vấn đề vùng Vịnh, về căng thẳng gia tăng giữa Ả Rập Saudi và Qatar.
Theo Giáo sư al-Ahmed, quyết định của Ả Rập Saudi trong việc cắt đứt tất cả các mối quan hệ với Qatar có thể là khúc dạo đầu cho kế hoạch xâm lược một tiểu vương quốc nhỏ bé nhưng giàu có nhằm chiếm giữ của cải.
"Tôi dự đoán về một cuộc xâm lược nhằm vào Qatar... Tôi đã nhận được thông tin về việc quân đội Saudi tăng cường lực lượng đến biên giới Qatar", ông al-Ahmed nói. "Người Saudi rõ ràng đang có sự chuẩn bị".
Giáo sư Al-Ahmed cảnh báo, một cuộc xâm lược toàn diện đối với Qatar có thể diễn ra sớm hơn nhiều so với bất cứ dự đoán nào trước đây.
"Hãy nhìn vào tần suất ném bom phiến quân Yemen... Người Saudi có thể sẽ chuyển sự tập trung quân sự ở Yemen sang Qatar", ông al-Ahmed nói.
Theo chuyên gia này, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đều ngầm ủng hộ bước đi quân sự của Ả Rập Saudi nhằm vào Qatar.
Ông Tillerson là người có mối quan hệ gần gũi với gia đình hoàng gia Ả Rập Saudi trong suốt 15 năm giữ chức Chủ tịch và CEO Exxon.
"Tôi có một nguồn tin đáng tin cậy rằng, ông Trump đã nói với người Ả Rập Saudi rằng ông sẽ không phản đối", Giáo sư al-Ahmed nói
Trực thăng UH-60 Blackhawk của không quân Ả Rập Saudi.
Nếu chiến tranh vùng Vịnh lần 3 nổ ra, Ai Cập, Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Vương quốc Bahrain chắc chắn sẽ ủng hộ mạnh mẽ, ông al-Ahmed nói. Bahrain là quốc gia hiện cho phép Hạm đội 5 của Mỹ đồn trú.
"Người Saudi đang rất tức giận với Qatar, vì quốc gia láng giềng công khai ủng hộ phiến quân Yemen và Iran", ông al-Ahmed nói.
Ông al-Ahmed giải thích, các nhà lãnh đạo của Ả Rập Saudi đã quyết tâm làm suy yếu Qatar, biến nước này thành một vệ tinh của Saudi.
"Ả Rập Saudi là quốc gia hình thành nên từ những cuộc chiến tranh, cướp bóc trên sa mạc. Với việc Ả Rập Saudi tăng cường đầu tư vào Mỹ, họ sẽ cần một lượng lớn tài sản. Nguồn dự trữ vàng và tiền mặt khổng lồ của Qatar có thể là điều Ả Rập Saudi thèm muốn", Giáo sư al-Ahmed nhận định.
HIện có 7 quốc gia tuyên bố cắt đứt quan hệ với Qatar. Ả Rập Saudi, Bahrain, UAE, Ai Cập là 4 nước đầu tiên cắt đứt quan hệ ngoại giao, ngừng giao thương và buộc công dân Qatar phải về nước.
3 nước khác là Yemen, Lybia và Mandives sau đó cũng tuyên bố cắt quan hệ ngoại giao với Qatar.
Theo Danviet
Philippines ngừng xuất khẩu lao động sang Qatar Manila ngừng xuất lao động sang Qatar làm việc sau khi Doha bị một loạt nước Arab cắt quan hệ ngoại giao. Chính phủ Philippines lo ngại vấn đề thiếu lương thực sẽ ảnh hưởng đến gần 140.000 công dân nước này ở Qatar. Ảnh: BBC Chính phủ Philippines đưa ra quyết định trên vì lo ngại "hiệu ứng lan truyền" của cuộc...