“Phận tui khổ đành chịu, chỉ thương con”
Phận đàn bà mỏng manh phải làm trụ cột cho người chồng mù lòa và đứa con gái bại não khiến chị gần như không còn sức lực. Chị chắng dám mơ gì cho mình, chỉ ước sao con lành lặn để lỡ khi cha mẹ chết đi còn có thể tự chăm sóc mình.
Căn bệnh bại não khiến Nguyễn Thị Hường bị mù 2 mắt, không thể tự vận động được
Trong ngôi nhà nhỏ vôi vữa tróc nham nhở, bé Nguyễn Thị Hường (10 tuổi) nhưng chỉ biết nằm ọ ọe như một đứa trẻ. Căn bệnh bại não kéo theo nhiều di chứng khiến em có lớn mà chẳng có khôn. Giữa nhà, anh Nguyễn Đình Lục mò mẫm bên đống ngô bắp. Vợ đi làm tối mịt mới về, còn anh, ngày hay đêm cũng chỉ biết bóng tối nên cái việc tách hạt ngô cũng khá khó khăn.
17 tuổi, anh chính thức bị mù vì hoàn cảnh gia đình hồi đó khó khăn quá, không thể đưa đi bệnh viện điều trị căn bệnh nhức mắt kéo dài năm này qua năm khác. “Từ chỗ tự do đi lại thoải mái, giờ không thấy được gì nữa, nên tất cả mọi việc đều trông cậy vào mẹ. Nhìn mẹ già còng lưng vì mình, nhiều lúc muốn chết đi cho mẹ đỡ khổ” – anh Lục buồn rầu nhớ lại.
Không nhìn thấy ánh sáng, tưởng chừng anh không còn hy vọng gì trên cõi đời này nữa thì chị Nguyễn Thị Luật đến bên anh. Người đàn bà quá lứa lỡ thì hơn anh 5 tuổi đã chính thức trở thành vợ anh Lục. Họ đến với nhau để mong có chỗ nương tựa về sau. Rồi Nguyễn Ngọc Quang (SN 2001) và Nguyễn Thị Hường (SN 2002) lần lượt ra đời trong khó khăn túng quẫn của người chồng mù lòa và người vợ ốm yếu.
Thương vợ, thương con nhưng với đôi mắt mù lòa, anh Lục cũng không thể giúp gì được cho vợ
“Lúc mới sinh cháu Quang được mấy tháng thì tôi phát hiện trên cổ trái của cháu nổi một cục to. Bán hết đồ đạc trong nhà, chạy chữa khắp nơi cuối cùng cái cục đó cũng xẹp xuống nhưng di chứng để lại là thằng bé người cứ quắt lại, không lớn lên nổi”, chị Luật nén tiếng thở dài. 11 tuổi nhưng trông Quang chẳng khác nào đứa trẻ lên 8, ấy nhưng sau mỗi buổi học nó lại lăn lóc ngoài đồng kiếm con cá, con cua phụ mẹ chăm lo cho người bố mù lòa và đứa em gái tật nguyền.
Khi mới chào đời, bé Hường cũng bình thường như bao đứa trẻ khác nhưng đến khi 4 tháng tuổi mọi người mới phát hiện ra em không nhìn thấy gì. Lo sợ con gái mang di chứng của bố, chị Luật lại ôm con đi kiểm tra với hy vọng phát hiện càng sớm thì càng có khả năng chữa trị. Con bé bị bại não nhưng do còn nhỏ quá, sức khỏe lại yếu nên chưa thể phẫu thuật được ngay. Bệnh tật ngày càng nặng, tỷ lệ thuận với số nợ chị phải gánh ngày càng tăng lên. Còn tia hi vọng nào chị đều cố gắng bấu víu nhưng thời gian càng trôi đi, hy vọng chữa trị cho con càng tắt dần khi kinh tế gia đình ngày càng kiệt quệ. Đôi mắt của Hường mù hẳn không còn khả năng phục hồi, tay chân cong queo không thể tự đi lại được.
Không thể ngồi ôm con để cả nhà chết đói, chị để bé Hường ở nhà cho người chồng mù lòa chăm rồi quần quật ngoài đồng hay làm thuê đủ nghề để có thể chăm lo cho cả gia đình. Khổ nhất là con bé không thể chủ động trong việc tiểu, đại tiện mà anh Lục lại chẳng thấy gì mà giúp đỡ con. Nhiều hôm, tối mịt chị trở về, căn nhà đã ngập trong cái mùi thum thủm khó chịu đến buồn nôn. Gắng sức để chèo chống gia đình, nhiều khi chị muốn ngã quỵ nhưng ốm cũng không dám nghỉ. Nghỉ một ngày, đói một ngày, anh chị chịu đựng được nhưng đứa con gái bé bỏng ấy biết gì mà bắt nó phải chịu khổ thêm nữa. Chị lại gượng dậy, sấp ngả ra đồng hay làm bất cứ việc gì người ta thuê để kiếm thêm ít đồng bạc lẻ mua thuốc hay thêm dăm ba con cá nhỏ cho con.
Chị Luật chỉ mong sao có đủ sức khỏe để chăm người chồng mù lòa và đứa con gái bại não
“Giờ cô ấy là trụ cột trong nhà, vất vả, cực khổ lắm. Lấy phải người chồng tật nguyền như tôi đã là thiệt thòi cho cô ấy lắm rồi vậy mà ông trời không thương, nỡ bắt tội con Hường. Cứ cái đà này, không biết thằng Quang có còn được đi học nữa không khi mà nợ nần chồng chất, con Hường lại ốm đau liên tục. Mọi việc trong nhà đều đổ lên vai cô ấy, nhiều khi thương vợ thương con mà nỏ giúp được cấy chi cả, tui thấy mình có lỗi nhiều lắm. Giá như được khỏe mạnh như người ta…”, anh Lục nén tiếng thở dài khi nghĩ về chặng đường sắp tới.
Quệt dòng nước mắt chực lăn xuống má, chị Luật nghẹn ngào: “Cái phận tui, khổ đành chịu. Chỉ thương con bé Hường 10 tuổi đầu mà nỏ biết chi. Mẹ yếu, cha mù lòa, em bệnh tật nên thằng Quang cũng chưa bao giờ được ăn một miếng ngon. Tui chỉ ước trời thương cho cái sức khỏe đặng mà làm lụng nuôi chồng nuôi con. Giờ chỉ có phép màu mới có thể giúp con bé Hường lành lặn bình thường như những đứa trẻ khác. Tui chỉ sợ sức mình có hạn, lỡ ngã xuống lấy ai chăm sóc cho người chồng mù lòa và đứa con tật nguyền đây”.
Ông Phạm Đình Tấn – Phó chủ tịch UBND xã Diễn Kỷ chia sẻ về gia đình anh Lục: ” Hoàn cảnh gia đình chị Luật rất éo le, chồng thì bị mù, rồi con gái bị bại não, chỉ trông chờ vào người vợ nhưng cô ấy cũng yếu lắm. Chính quyền cũng muốn giúp nhưng khả năng có hạn, chỉ có thể giúp đỡ bằng các chế độ hỗ trợ dành cho hộ nghèo, người tàn tật thôi”.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 752: Chị Nguyễn Thị Luật – xóm 5, xã Diễn Kỹ, huyện Diễn Châu, Nghệ An
ĐT 0979 379 578
Video đang HOT
2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
87 tuổi mù loà mò mẫm đầu đường xó chợ xin ăn
Bà cụ khốn khổ ấy tên là Trịnh Thị Nhượng, 87 tuổi ở thôn 3 - xã Định Liên, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
Bóng tối...
"Tôi bị mù bẩm sinh khi vừa lọt lòng mẹ, số phận trớ trêu lắm, bố mẹ tôi sinh được 7 người con thì đều mất sớm chỉ còn lại tôi là con út nhưng xấu số. Gia đình tôi được xếp vào dạng dưới đáy. Tôi thì thế, mẹ tôi thì ốm đau luôn. Tất cả mọi việc đều đổ dồn lên vai bố tôi.
Lớn hơn, tôi chủ động xin chị hàng xóm dẫn tôi đi mò con ốc, con trai. Dần dần nó trở thành một công việc hàng ngày của tôi. Vì mỗi ngày như thế, tôi có thể phụ bố mỗi buổi được hai bơ gạo. Nhưng rồi, ông cụ cũng mất vì kiệt sức và để lại tôi với người mẹ ốm đau. Lúc đó tôi 17 tuổi. Không lâu sau, mẹ cũng mất để lại tôi vò võ một mình.
Bà còng khiếm thị một đời sống đơn thân trong bóng tối....
Tôi sống lay lắt đến giờ. Hàng ngày tôi cứ tha thẩn, lọ mọ đi xin ăn. Bữa được bữa không, vì người ta cho mãi cũng chán. Cũng có những hôm cứ thấy tôi là người ta xua. Cũng phải thôi, vì mình đi xin ăn mà.
Tôi cũng chết đi sống lại không biết bao nhiêu lần trên đường đi xin ăn. Tôi còng lại còn mù lòa nữa. Bị người ta đâm, bị trượt chân ngã những ngày mưa, bị ngã xuống ao,...
Mỗi năm tôi lại già hơn. Đi lại để xin ăn từng bữa tôi cảm thấy mệt lắm. Trước tôi cứ mò đi một mạch là đến chợ, giờ phải ngồi nghỉ mãi. Có bữa không xin được gì, ngày hôm đó tôi phải nhịn đói.
Tôi cũng có một người thân duy nhất là thằng cháu. Nhưng nhà nó nghèo nên không nuôi được tôi. Hơn nữa, nó nói nhà tôi đang ở không có sổ đỏ, là nhà của nhà nước dựng tạm nên nó không nuôi. Vì nuôi khi tôi chết đi rồi chả được gì.
Mà dạo này, tôi lẫn lắm rồi. Nhiều hôm, đi ra chợ tôi đi lạc đường xuống tận thị trấn Quán Lào nhưng cũng may có bà con đưa về.
Quen với đôi bàn chân đất
Tôi chả có cái gì đâu, ngoài tấm thân già, mù lòa này. Tất cả mọi thứ là do bà con hàng xóm, nhà nước cho hết đấy cô ạ. Mấy lần tôi đi xin ăn trượt chân ngã từ trên đê xuống, ngã sóng soài ra đường, bà con thương tình mua cho đôi dép mà đi cho khỏi ngã. Cơ mà tôi không dám đi vì không quen kinh bổ ( sợ ngã - PV ). Mà đi chân đất tôi dễ cảm nhận, mon men đường sá nó dễ hơn", bà cụ hom hem cười.
Bà Còng ăn xin trở về nhà khi chiều xuống
Bà kể, bữa rồi có cô bán thịt lợn ghé chơi thấy nhà tôi không có gì ăn, cô ấy cho tôi ít thịt mỡ để rán lấy mỡ mà nấu, lấy tóp mỡ mà rang ăn với cơm. Vừa hì hụi rán xong, tôi trượt chân ngã đổ hết. Tôi tiếc lắm. Còn bị bỏng nữa, nói rồi bà Nhượng dở áo ra, vết bỏng loang lổ chuẩn bị đang lột da.
Rồi bà kể: cái nhà tôi đang ở, xã có bao quanh tường bên ngoài cho tôi thay cho vách đất xưa, cơ mà trong nhà vẫn giữ nguyên hai cây cột. Tôi khổ với hai cây cột này lắm. U đầu không biết bao nhiêu lần rồi.
Dám ước mơ gì nữa đâu
Ông Bùi Thanh Hải - Phó chủ tịch xã Định Liên cho biết: "Hoàn cảnh của bà Trịnh Thị Nhượng vô cùng đặc biệt tại địa phương. Già cả, neo đơn, khổ cực từ thể xác lẫn tinh thần. Nếu như ở cái tuổi này, người già tại địa phương được sống sung túc, vui vầy cùng con cháu thì bà Nhượng phải cứ phải lang thang đi xin ăn ngoài chợ. Dù bà được hưởng chút trợ cấp nhưng không đủ tiền mua gạo ăn nên bà vẫn phải sống đời hành khất như thế".
Ngày mẹ tôi mất đi, đã nhiều lần tôi muốn đi theo mẹ. Vì tôi mù lòa sống trên đời cũng chẳng có ý nghĩa gì? Nhưng rồi tôi lại được bà con hàng xóm cứu. Rồi mọi người khuyên bảo, xin lấy đứa con mà nuôi. Sau này nó đỡ đần cho, nhưng thân tôi chưa nuôi được lấy gì mà nuôi con. Nhưng thực lòng lúc đó tôi cũng khao khát có một tiếng nói ê a trong nhà. Để bớt đi cái lạnh, cái cô đơn, cái buồn,...
Sau đó, tôi đã có bầu và đã đẻ được một cháu trai. Hàng xóm ai cũng vui. Mỗi người tranh thủ đến đỡ việc, cưu mang cho hai mẹ con tôi. Tôi vui lắm! Nhưng đến khi con trai tôi vừa tròn ba tuổi, cháu mất vì một cơn bạo bệnh để lại tôi trong nỗi đau, xót xa và ai oán cho đời mình.
Cuộc sống một mình vô vị lắm, nhất là cái tuổi héo hon "gần đất xa trời" này. Tôi ao ước có một gia đình... Nhưng có lẽ "không gia đình" là cái nghiệp của tôi phải gánh, phải chịu.
Hôm rồi, tôi có lang thang đi xin lấy con chó nuôi để bầu bạn với mình. Nhưng nhà thì chật chội quá, hàng xóm ai cũng can, sợ bẩn...."
Đang dở câu chuyện, chợt có tiếng mèo kêu, bà Nhượng nựng nựng chú mèo:"Ngoan nào ! Để bà cho con ăn nhé !". Bà kể: đây là con mèo được chú hàng xóm mang cho tôi nuôi để bắt chuột. Có nó tôi đỡ buồn hẳn cô ạ.
"Mà cô này, dạo này tự dưng tôi hay bị giật rồi ngã lăn đùng ra sàn nhà. Cũng may có hàng xóm đưa đi trạm xá cấp cứu. Nhưng bệnh của tôi, bác sĩ nói phải xuống bệnh viện huyện để điều trị cơ. Nhưng tôi nghĩ, thân mình cũng nhiều tuổi rồi. Đi chỉ phiền hàng xóm, xã phường thôi nên tôi từ chối. Kệ, sống được ngày nào hay ngày đấy cô ạ".
Một bác hàng xóm đi đường thấy bà Nhượng đi lạc nên đưa về nhà...
Bà Nhượng đơn thân ngồi trong ngôi nhà xập xệ của mình
Chiều buông bà Nhượng lại ngồi ngóngngười đi đường để tìm chút niềm vui...
"Thế bây giờ, bệnh tật thế này, bà không chữa thì lấy sức đâu mà sống?"- chúng tôi hỏi, bà Nhượng cười buồn:"Không sao đâu cô ạ, sống chết có số cả mà. Hôm nay tôi khỏi bệnh rồi. Mai tôi lại mò mẫm ra chợ đi xin ăn được. Còn khi nào tôi không đi được nữa. Chắc là đói và sẽ chết".
"Bà mong ước điều gì không?"-"Nếu được ước... tôi sẽ ước một lần thôi tôi được nhìn thấy ánh sáng. Được nhìn thấy những người bà con đã cưu mang cả đời tôi. Để tôi cảm ơn họ. Và nhất là tôi muốn nhìn thấy con đường hàng ngày tôi vẫn mò mẫm đi xin ăn..."
"Bà chỉ ước vậy thôi ư?"-"Nếu đấy là điều ước có thật thì đó là niềm hạnh phúc cả đời tôi rồi. Vì cả đời tôi khổ, đói khát, bệnh tật... Thậm chí một manh áo đẹp tôi chưa bao giờ có, một bữa cơm có thịt, có cá tôi cũng chưa bao giờ được ăn đầy đủ.... thì có dám ước mơ gì nữa cô?".
Theo VNE
Ông lão cô độc, mù lòa 30 năm ngóng con Ông Lê Văn Trừng (sinh năm 1938) bị mù cả hai mắt. Hơn 30 năm trước, người vợ không chịu nổi khổ cực đã dắt díu 2 người con ra đi, cũng từng ấy năm ông Trừng sống mò mẫm trong màn đêm, đói rét liên miên và căn bệnh phổi mạn tính cứ hành xác từng ngày... "Biết kêu ai, khóc ai...