Phần trả lời đầy kinh ngạc của Robot Sophia khi đến Việt Nam
Sophia – robot đầu tiên được cấp quyền công dân đầu tiên trên thế giới đã tới Việt Nam. Trước những câu hỏi của khách mời, Robot Sophia trả lời bằng câu nói lưu loát, gãy gọn khiến mọi người vô cùng kinh ngạc.
Robot công dân đầu tiên – Sophia xuất hiện sáng nay tại Hà Nội
Robot Sophia – Quán quân sáng tạo của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), là khách mời đặc biệt của Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 và Diễn đàn cấp cao Tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 do Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương tổ chức ngày hôm nay.
Robot Sophia mặc áo dài Việt Nam khi xuất hiện tại sự kiện. Cô trả lời rất nhanh và lưu loát những câu hỏi đặt ra tại triển lãm.
Trả lời câu hỏi Việt Nam cần làm gì để không tụt hậu trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, Sophia cho hay: “Tôi là người đại diện cho kỷ nguyên 4.0. Việt Nam cần có sáng tạo về công nghệ để phát triển bền vững nhanh hơn. Chính phủ Việt Nam đang đi đúng hướng, khai thác đúng mức phù hợp với Internet ở khắp nơi. Công nghệ giúp Việt Nam có bước nhảy vọt về năng suất lao động, các hoạt động kinh tế”.
Công nghệ sáng tạo ở các quốc gia như Việt Nam cần khuôn khổ chính sách. Chính phủ cần chú trọng khu vực tư nhân, các tổ chức như UNDP, các tổ chức cộng đồng… đảm bảo cho công nghệ như thế này mang lại lợi ích cho tất cả mọi người.
Video đang HOT
AI, trí tuệ nhân tạo cũng sẽ là bình diện quan trọng để hỗ trợ chúng ta trong quá trình phát triển đồng đều, toàn diện tại Việt Nam, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa, các nhóm dễ bị tổn thương. Đồng thời, công nghệ giúp chúng ta có chính sách hỗ trợ những người ở nghèo nhất trong xã hội.
Theo Sophia, thách thức của cuộc cách mạng 4.0 liên quan đến thất thoát công ăn việc làm, sự nguy hiểm công nghệ giám sát, những người có quyền và tiền trong xã hội có nhiều cơ hội lợi thế hơn. Vì vậy, chúng ta cần đảm bảo hệ thống luật pháp để bảo vệ những đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội.
“Trong cuộc cách mạng 4.0 con người cần trang bị kỹ năng cần thiết để hòa nhập với cuộc cách mạng này. Công nghệ giúp cho chúng ta có những lợi ích, cơ hội cho người nghèo”, Sophia cho biết.
Trước câu hỏi thách thức, cơ hội nào dành cho thế hệ trẻ trong cuộc cách mạng 4.0, Sophia trả lời: Thế hệ trẻ cần có kỹ năng của thế kỷ 21 như kinh doanh. Chúng ta có thể thấy VIệt Nam có rất nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp, đây là 1 trong những xu hướng rất tuyệt với. Các bạn sẽ làm tốt để đón đầu công nghệ trong tương lai.
“Cha đẻ” của nữ robot Sophia là David Hanson, một chuyên gia nghiên cứu về robot của Mỹ, đồng thời là CEO của công ty Hanson Robotics do chính ông thành lập (trụ sở đặt tại Hong Kong).
Sophia được kích hoạt vào ngày 19.4.2015 và lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng vào tháng 3.2016 tạ i Lễ hội South by Southwest ở Austin, Taxas, Mỹ. Sophia sẽ trò chuyện với con người và được kỳ vọng có thể phục vụ nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ khách hàng hay giáo dục.
Ngày 25.10.2017, Sophia được Arab Saudi cấp quyền công dân như con người. Đây là một cột mốc lớn khi lần đầu tiên trong lịch sử robot trở thành công dân của một quốc gia.
L.HOA
Theo Laodong
Ông Đinh La Thăng chuẩn bị hầu tòa lần 3 sau đề nghị kỷ luật Đảng
Ngày 25.4, nguồn tin của Dân Việt cho biết, ngày 7.5 tới đây, Tòa phúc thẩm TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ tiến hành phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm trong vụ án sai phạm khi triển khai dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.
Ông Đinh La Thăng tại phiên tòa (ảnh TTXVN).
Trước đó vụ án này đã được TAND TP. Hà Nội xét xử sơ thẩm vào tháng 1.2018, ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) bị tuyên phạt 13 năm tù, bồi thường 30 tỷ đồng, Trịnh Xuân Thanh bị tuyên phạt tù chung thân cho cả hai tội Tham ô tài sản và Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ông Thăng còn có 21 bị cáo khác.
Sau phiên tòa, ông Đinh La Thăng có đơn kháng cáo. Ông cho rằng bản án sơ thẩm chưa xem xét đầy đủ, toàn diện khách quan và giới hạn phạm vi trách nhiệm của bị cáo. Kết quả giám định thiệt hại của vụ án chưa đảm bảo căn cứ pháp lý, dẫn đến việc Hội đồng xét xử đánh giá về vai trò, trách nhiệm của bị cáo chưa phù hợp, chưa công bằng và quyết định mức hình phạt quá nghiêm khắc.
Ông Đinh La Thăng chỉ thừa nhận trong suốt quá trình điều tra và tại phiên tòa đã thành tâm nhìn nhận trách nhiệm của mình với tư cách là Chủ tịch HĐTV PVN nhưng cũng chưa được Hội đồng xét xử đánh giá và xem xét một cách thỏa đáng. Ông Đinh La Thăng đề nghị TAND Cấp cao tại Hà Nội xem xét lại tội danh, hình phạt cũng như mức độ liên đới bồi thường thiệt hại đối với bị cáo.
Còn Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC kháng cáo cho rằng, bản thân không tham gia vào các hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản như bản án sơ thẩm quy kết. Trịnh Xuân Thanh đề nghị tòa án cấp phúc thẩm xem xét cả 2 tội danh mà Tòa cấp sơ thẩm đã tuyên cũng như trách nhiệm dân sự.
Trường hợp Nguyễn Quốc Khánh - nguyên Phó tổng giám đốc PVN cho rằng hình phạt tòa sơ thẩm tuyên với ông quá cao (9 năm). Do vậy, Nguyễn Quốc Khánh đề nghị Tòa cấp phúc thẩm xem xét giảm nhẹ cả về trách nhiệm hình sự lẫn trách nhiệm dân sự nêu trong bản án sơ thẩm của TAND TP Hà Nội.
Là người có mức án nặng thứ hai sau Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận, nguyên Tổng giám đốc PVC cho rằng, mức án 22 năm tù cho cả 2 tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản" bị TAND TP Hà Nội áp dụng là quá nặng. Ngoài ra, vị cựu Tổng giám đốc PVC này còn một số tình tiết giảm nhẹ khác nhưng chưa được tòa xem xét.
Những người trong vụ án kháng cáo thì hầu hết đều xin giảm nhẹ hình phạt và mức bồi thường so các quyết định mà Bản án hình sự sơ thẩm số 33/HSST ngày 22.1-2018 của TAND TP Hà Nội đã tuyên.
Trong thông báo kết luận kỳ họp thứ 24 (ngày 23.4), Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, đề nghị thi hành kỷ luật đồng chí Đinh La Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương (Bộ Chính trị đã đình chỉ sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp ủy và đình chỉ chức vụ Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương).Căn cứ Quy định số 30-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng và Quy định số 102-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, căn cứ các bản án của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, UBKT Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật ở mức cao nhất đối với đồng chí Đinh La Thăng.Theo quy định, có 4 mức kỷ luật Đảng: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức và khai trừ.Vào tháng 1.2018, ông Đinh La Thăng và đồng phạm phải hầu tòa trong vụ án sai phạm ở dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2. Tại vụ án này ông Thăng bị tuyên phạt 13 năm tù, bồi thường 30 tỷ đồng.Vào tháng 3.2017, ông Đinh La Thăng lại hầu tòa lần hai trong vụ án sai phạm khi góp vốn và làm mất 800 tỷ đồng tại OceanBank. Trong vụ án này ông Thăng bị tuyên 18 năm tù, bồi thường 600 tỷ đồng. Sau đó ông Thăng đã kháng cáo cả hai bản án.
Theo Danviet
Ông Đinh La Thăng sẽ chuyển về đoàn đại biểu Quốc hội Thanh Hóa Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa thống nhất để đại biểu Quốc hội Đinh La Thăng chuyển sinh hoạt từ đoàn TP.HCM về Thanh Hóa. Về việc ông Đinh La Thăng, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương có nguyện vọng chuyển sinh hoạt từ Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM về Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, Đoàn...