Phân tích các chỉ số của máu có thể dự đoán được tuổi thọ
Các nhà khoa học đã đưa ra ba chỉ số chính sau khi xét nghiệm máu, theo đó có thể sử dụng để đánh giá tình trạng sức khoẻ chung của con người và triển vọng tuổi thọ khi về già.
Ảnh minh họa.
Trong đó, mức độ tế bào lympho ( bạch cầu) đóng vai trò quan trọng nhất, theo kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Network Open.
Một nghiên cứu chung mới của các nhà khoa học Mỹ từ Phòng khám Cleveland và đã chỉ ra rằng, các chỉ số lâm sàng về tình trạng miễn dịch và viêm nhiễm có thể được coi là chỉ số chung về sức sống của cơ thể.
Các tác giả đã phân tích dữ liệu từ hơn 31.000 người tham gia chương trình Khảo sát Sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia (NHANES), mà các bác sĩ đã theo dõi trong 12 năm. Chương trình được thực hiện bởi Trung tâm thống kê y tế quốc gia, một nhánh của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ.
Họ đã tìm thấy sự liên hệ chặt chẽ giữa số lượng tế bào lympho với tỷ lệ tử vong. Mối quan hệ này không phụ thuộc vào tuổi tác hay các dấu hiệu miễn dịch máu cũng như các yếu tố mang nguy cơ bổ sung.
Giảm bạch cầu là tình trạng đặc trưng bởi mức độ tế bào lympho thấp, trong mọi trường hợp đều dẫn đến nguy cơ tử vong cao do bệnh tim, ung thư và nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả bệnh cúm và viêm phổi.
Video đang HOT
Mối quan hệ giữa giảm bạch cầu và giảm tuổi thọ được phản ánh rõ rệt. Khi nồng độ tế bào lympho thấp kết hợp với chỉ số máu bất thường khác – mức độ phân bố của hồng cầu, cho thấy khả năng tạo ra và duy trì các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, đồng thời chỉ ra mức độ protein phản ứng C như là một chỉ số về sự viêm nhiễm.
Sự kết hợp của cả ba chỉ số cho phép các nhà nghiên cứu tạo ra số liệu cho nguy cơ tử vong của bệnh nhân. Các ví dụ thực tế cho thấy những người có số liệu rủi ro thấp, sống lâu hơn khoảng mười năm so với những người có lối sống tương tự nhưng có số liệu rủi ro cao.
Phương Thảo
Theo Ria.ru/GDTĐ
Nếu 4 điểm này của bàn chân không có dấu hiệu bất thường, chứng tỏ cơ thể bạn rất khỏe mạnh
Theo y học, tuổi thọ bắt nguồn từ bàn chân. Nếu xét 4 phương diện này ở bàn chân của bạn không có vấn đề gì, chứng tỏ sức khỏe của cơ thể rất tốt.
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, đôi bàn chân là trái tim thứ hai của con người. Vận hành khí huyết của cơ thể chủ yếu thông qua kinh tuyến trên dưới đôi bàn chân. Trên bàn chân có rất nhiều huyệt vị và khu vực phản xạ, có thể phản ánh tình trạng sức khỏe cơ thể.
Theo y học, tuổi thọ bắt nguồn từ bàn chân, và nếu 4 phương diện này ở bàn chân của bạn không có vấn đề gì, chứng tỏ sức khỏe của cơ thể rất tốt.
1. Nhiệt độ bàn chân
Nếu bàn chân luôn cảm thấy lạnh và nhiệt độ khó duy trì, điều này có thể là dấu hiệu không làm tốt việc giữ ấm hoặc thận dương hư. Thận dương hư thường gọi là chứng hư hàn, là tên gọi chung cho các trường hợp dương khí bất túc, cơ năng suy thoái, các cơ quan trong cơ thể không được sưởi ấm. Thận dương hư có thể ăn nhiều các loại thực phẩm có tính ấm như gừng, tỏi, thịt cừu để cải thiện khả năng chống lạnh của cơ thể.
Nếu bàn chân luôn cảm thấy nóng, điều này chứng tỏ phần âm yếu sinh nội nhiệt thì bên trong cơ thể sẽ nóng. Bạn nên ăn nhiều những thực có vị ngọt và mát, ví dụ như đậu xanh, bí đao, thịt nạc, cố gắng ăn ít các thực phẩm cay như tỏi tây, hạt tiêu, ớt...
2. Màu sắc của lòng bàn chân
Y học Trung Quốc cho rằng, trong những trường hợp bình thường, màu sắc của lòng bàn chân sẽ hơi đỏ. Nếu lòng bàn chân rất đỏ, chứng tỏ cơ thể nóng. Lòng bàn chân có màu xanh thì có nghĩa là cơ thể lạnh, nếu lòng bàn chân có màu vàng bất thường, chứng tỏ bị bệnh gan và túi mật. Nếu có màu trắng, có thể là cơ thể xuất hiện tình trạng thiếu máu, cơ thể lạnh và suy dinh dưỡng. Lòng bàn chân có màu đen hoặc màu tím, điều này thể hiện tuần hoàn máu trong cơ thể tương đối kém, kiến nghị bạn nên đến bệnh viện kiểm tra và điều trị kịp thời.
Y học Trung Quốc cho rằng, trong những trường hợp bình thường, màu sắc của lòng bàn chân sẽ hơi đỏ.
3. Màu sắc của móng chân
Trong trường hợp bình thường, màu móng chân phải là màu hồng, đi kèm phần móng màu trắng chiếm khoảng 20% chiều dài ngón chân. Nếu móng chân có màu trắng xám cho thấy thiếu máu hoặc suy dinh dưỡng, những người có hiện tường này nên ăn uống đẩy đủ để tăng dưỡng chất, đảm bảo đủ lượng calo.
Nếu móng chân xuất hiện các nếp sọc dọc, điều này cho thấy thể chất tương đối yếu, sức đề kháng kém, kiến nghị nên tập luyện thể dục, không được ngồi hoặc đứng quá lâu. Nếu phát hiện móng chân vừa dày vừa có màu vàng, còn có thể ngửi thấy mùi trên chân, rất có thể là nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm.
4. Bàn chân bị đau
Thường đi bộ quá nhiều, quá xa, bàn chân do bị đè nén trong thời gian dài nên sẽ cảm thấy bị đau, nhưng tình trạng này sẽ thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi. Nếu bàn chân thường xuyên bị đau, sau một thời gian tình trạng không suy giảm, tốt nhất nên cảnh giác với lượng đường trong máu của bạn.
Thường đi bộ quá nhiều, quá xa, bàn chân do bị đè nén trong thời gian dài nên sẽ cảm thấy bị đau, nhưng tình trạng này sẽ thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi.
Bởi vì nếu quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể diễn ra bất thường và có dấu hiệu tăng lên, các dây thần kinh của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là chân và bàn chân. Nếu thời gian quá dài, lượng đường trong máu sẽ dễ dàng lắng đọng, các dây thần kinh ở chân và bàn chân sẽ bị bó chặt, rất dễ khiến bàn chân bị đau.
Nếu bạn xuất hiện những bất thường ở 4 phương diện này của bàn chân, đa số chứng tỏ cơ thể đang không được khỏe mạnh lắm, do vậy nên chú ý nhiều hơn đến sức khỏe giai đoạn này.
(Nguồn: QQ)
Theo Helino
Đứng dậy nhanh là choáng, có phải dấu hiệu "yếu tim" gây đột quỵ? Tôi nghe nói nhiều người thuộc dạng dễ bị choáng khi đứng dậy nhanh thường tim rất yếu, về già sẽ càng nặng hơn, giảm tuổi thọ. Tôi cũng bị và cảm thấy triệu chứng đang nặng hơn... Ảnh minh họa Bạn đọc Trần Thị Mộng C. (nữ, 52 tuổi, huyện Củ Chi, TP HCM), hỏi: Chào bác sĩ, từ lúc nhỏ tôi...