Phân tích: 5 lý do đòn trừng phạt Iran của Mỹ sẽ thất bại
Theo Reuters, có 5 lý do cho thấy vòng trừng phạt mới của Mỹ vốn có hiệu lực vào hôm nay (4.11) sẽ thất bại.
Phụ nữ Iran biểu tình tại thủ đô Tehran vào hôm 11.5.2018 để phản đối quyết định rút Mỹ khỏi JCPOA của Tổng thống Donald Trump. Ảnh: Reuters.
Thứ nhất, dù Mỹ nhắm tới việc phá hủy ngành xuất khẩu dầu mỏ của Iran, nhiều người đã chỉ ra rằng đây là điều không thực tế. Theo đó, sẽ không có quốc gia nào bù đắp được sản lượng 2,5 triệu thùng dầu/ngày của Iran. Cho dù Ả Rập Saudi trước đó tuyên bố sẽ gia tăng sản lượng để bù đắp sự thiếu hụt, các chuyên gia lại tin rằng Riyadh và các đồng minh không đủ khả năng để làm việc này. Nếu Iran buộc phải cắt sản lượng dầu mỏ, giá dầu sẽ tăng lên, vô hình chung giúp Tehran bù đắp lại lợi nhuận – đồng nghĩa với việc cấm vận của Washington sẽ vô dụng.
Thứ hai, Nga và Trung Quốc có thể sẽ không hợp tác với Mỹ trong vấn đề Iran. Lý do là Washington đang có chiến tranh thương mại với Bắc Kinh và cấm vận kinh tế với Moscow. Hơn thế nữa, Nhà Trắng sẽ không thể dựa vào EU bởi khối này coi JCPOA là một trong những chính sách ngoại giao thành tựu nổi bật của mình. Bên cạnh đó, Brussels đang ngày càng có xu hướng muốn được tự chủ, độc lập trong chính sách đối ngoài chứ không muốn phụ thuộc vào Washington nữa.
Video đang HOT
Trong nhiều thập kỷ, đồng USD đã thống trị thị trường tài chính quốc tế. Ảnh: Getty.
Thứ ba, lệnh cấm vận của Mỹ đã vô tình dọn đường cho cuộc thay đổi lịch sử trong hệ thống tài chính toàn cầu. Trong nhiều thập kỷ, đồng USD đã thống trị thị trường tài chính quốc tế. Tuy nhiên, sau khi Mỹ rút khỏi JCPOA, nhiều quốc gia như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu chuyển sang nội tệ để giao dịch với Iran. Nếu châu Âu có thể thiết lập một hệ thống tài chính tách biệt với đồng USD, các quốc gia khác có thể sử dụng đồng euro để giao dịch với Tehran, qua đó phá vỡ sự thống trị của Mỹ trên thị trường toàn cầu.
Thứ tư, các thành viên còn lại của JCPOA coi thỏa thuận hạt nhân với Iran là cách để chống lại chủ nghĩa đơn phương của Mỹ. Được biết, JCPOA là một thỏa thuận đa phương được Nghị quyết số 2231 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) ủng hộ. Nếu các thành viên JCPOA nhượng bộ việc Mỹ đơn phương trừng phạt các quốc gia tuân thủ thỏa thuận, Washington sẽ tiếp tục “được đằng chân, lân đằng đầu”. Do đó, cả Iran lẫn cộng đồng quốc tế sẽ ra sức bảo vệ JCPOA để tránh viễn cảnh này.
Cuối cùng, EU và Nhật Bản – các đồng minh mạnh mẽ nhất của Mỹ – đều tiếp tục ủng hộ JCPOA. Các quốc gia chủ chốt trung khu vực Trung Đông, gồm có Thổ Nhĩ Kỳ, Oman và Iraq, cũng ủng hộ thỏa thuận hạt nhân. Chỉ có một số quốc gia khác như Ả Rập Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và Israel là ủng hộ quyết định của ông Trump. Để trừng phạt Iran, Tổng thống Trump đang có quá ít sự ủng hộ cần thiết.
Theo Danviet
Iran tuyên bố cả thế giới chống lại Mỹ
Nhà lãnh đạo hàng đầu Iran tuyên bố chính sách cấm vận nước này của Tổng thống Donald Trump đã gặp sự phản đối trên toàn thế giới.
Nhà lãnh đạo Tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei phát biểu trong cuộc gặp với sinh viên tại thủ đô Tehran, Iran vào hôm 3.11.2018. Ảnh: Reuters.
Theo Reuter, Nhà lãnh đạo Tối cao Ayatollah Ali Khamenei cho biết chính sách đối địch của Mỹ nhằm vào Iran đã thất bại và Washington sẽ không thể nào áp đặt sự thống trị của nước này lên Tehran.
"Cả thế giới phản đối mọi quyết định do ông Trump đưa ra" - đài truyền hình quốc gia Iran dẫn lời phát biểu hôm qua (3.11) của ông Khamenei trong một cuộc gặp với hàng ngàn sinh viên.
"Mục tiêu của nước Mỹ là thiết lập lại ảnh hưởng lên Iran như trước cuộc Cách mạng Hồi giáo 1979. Tuy nhiên, mục tiêu này đã thất bại, Cộng hòa Hồi giáo đã đánh bại nước Mỹ trong 40 năm qua".
EU sẽ bất chấp cấm vận của Mỹ
Để phản ứng với việc không được Mỹ đặt ngoại lệ trước vòng trừng phạt mới nhằm vào Iran, EU đã thề sẽ duy trì "kênh tài chính hiệu quả vớ Iran", tiếp tục mua các sản phẩm dầu mỏ, khí đốt của nước này. Ngoài ra, thành viên EU sẽ tìm cách bảo vệ các công ty, doanh nghiệp thực hiện "việc làm ăn hợp pháp với Tehran" và EU sẵn sàng hợp tác với Nga và Trung Quốc để đạt được mục tiêu này.
Được biết, vào hôm nay (4.11), Washington sẽ áp đặt lại lệnh cấm vận lên ngành công nghiệp dầu mỏ, ngân hàng của Tehran nhằm buộc Cộng hòa Hồi giáo phải ngồi vào đàm phán. Thông qua trừng phạt, Mỹ muốn Iran phải hủy bỏ chương trình tên lửa đạn đạo, năng lượng hạt nhân cũng như chấm dứt hỗ trợ các lực lượng, phong trào vũ trang tại Trung Đông.
Tuy nhiên, vào hôm 2.11, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã quyết định đặt ngoại lệ với 8 quốc gia. Theo Reuters, các quốc gia này sẽ được Washington tạm thời cho phép tiếp tục nhập khẩu dầu mỏ từ Iran - nhà xuất khẩu dầu lớn thứ 3 thế giới.
Trước đó vào hồi đầu năm 2016, hầu hết các lệnh cấm vận quốc tế lên Tehran đã được dỡ bỏ sau khi Iran đạt được thỏa thuận Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA) - thường được biết đến với cái tên Thỏa thuận Hạt nhân Iran - với Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Liên minh châu Âu (EU). Theo các điều khoản của JCPOA, Iran đồng ý đình chỉ chương trình làm giàu uranium của nước này để đổi lại việc dỡ bỏ cấm vận.
Từ khi lên nắm quyền vào cuối năm 2016, Tổng thống Trump đã luôn chỉ trích thảo thuận đạt được dưới thời Tổng thống Barack Obama với lý do JCPOA có nhiều lỗ hổng có lợi cho Iran. Vào tháng 5 vừa rồi, nhà lãnh đạo đã chính thức ra sắc lệnh rút nước Mỹ ra khỏi thỏa thuận.
Tuy nhiên, quyết định này đã vấp phải sự phản đối của không chỉ Tehran mà còn của các đồng minh "ruột" của Washington tại châu Âu.
Theo Danviet
Nga chỉ trích Mỹ phá hoại nỗ lực của các bên trong thỏa thuận hạt nhân Iran Bộ Ngoại giao Nga ngày 3/11 ra tuyên bố nêu rõ các biện pháp trừng phạt bổ sung của Mỹ nhằm vào Tehran, dự kiến có hiệu lực vào tuần tới, đang phá hoại nỗ lực của các bên còn lại tham gia thỏa thuận hạt nhân Iran và cũng là một đòn giáng mạnh vào Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thỏa thuận thương mại Anh - Mỹ gây sóng gió cho ngành ô tô

Theo dõi động vật di cư: Thách thức bảo tồn xuyên quốc gia

Lịch trình bận rộn của Giáo hoàng Leo XIV

Vatican thông báo ngày tổ chức lễ nhậm chức của Giáo hoàng Leo XIV

'Lá chắn thép' S-400 của Ấn Độ phô diễn sức mạnh phòng không trong thực chiến

Màn pháo hoa mãn nhãn và loạt đại bác vang rền tại thủ đô Moskva, Nga kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng

Tân Giáo hoàng Leo XIV cử hành thánh lễ đầu tiên

Mật nghị bầu Giáo hoàng Leo XIV qua những con số

Bọ cạp 'xâm chiếm' nhiều thành phố ở Brazil, hàng triệu người bị chích

Bộ trưởng quốc phòng Israel cảnh báo Houthi lẫn Iran

Bỏ sót hung thủ trong vụ ám sát ứng viên Tổng thống Mỹ Robert F. Kennedy?

Tàu hải quân Philippines, Trung Quốc đối đầu gần bãi cạn Scarborough ở Biển Đông
Có thể bạn quan tâm

Cặp diễn viên Vbiz yêu bí mật nay dắt nhau ra mắt hội bạn, chuẩn bị công khai hậu bị tóm hẹn hò trên sân pickleball?
Sao việt
08:54:45 10/05/2025
1 nam nghệ sĩ gây tai nạn giao thông trên đường đưa con đi học, câu nói sau đó thổi bùng tranh cãi
Sao châu á
08:51:26 10/05/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 24: Nguyên dằn mặt Hậu, tuyên bố không cho phép ai làm ông Nhân rơi nước mắt
Phim việt
08:46:08 10/05/2025
Em xinh Say Hi gặp biến trước công chiếu, "vựa muối" của show bị 1 Anh trai chê
Tv show
08:27:18 10/05/2025
Bé 4 tuổi ném cọc tiền 500 nghìn đồng của bố mẹ qua ban công chung cư ở Hà Nội, cái kết bất ngờ
Netizen
08:12:19 10/05/2025
Những con trai của huyền thoại chơi bóng ra sao?
Sao thể thao
07:57:54 10/05/2025
Nhận hối lộ hơn 11 tỷ đồng, cựu Giám đốc sở chi 960 triệu đồng đi từ thiện
Tin nổi bật
07:41:56 10/05/2025
Bắt 2 đối tượng vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên
Pháp luật
07:34:58 10/05/2025
Khung hình gây sốt của nam diễn viên hot nhất thế giới: 2 tay nắm giữ 2 "bảo bối", quả thật thắng đời 2-0!
Sao âu mỹ
07:31:23 10/05/2025
Cảnh báo gia tăng bệnh não mô cầu ở khu vực phía Nam
Sức khỏe
07:17:02 10/05/2025