Phần thưởng cho người bị rối loạn lưỡng cực biết giúp đỡ người tâm thần
Chính vì bản thân mắc bệnh nên ông có thể hiểu được cảm xúc và tâm lý của những người bệnh tâm thần, đặc biệt là những bệnh nhân giống ông.
Ông Michael Nu’u vui mừng bên chiếc mô tô được tặng thưởng cho công việc cao quý khi giúp đỡ người bệnh tâm thần – ẢNH CHỤP MÀN HÌNH NZ HERALD.
Ông Michael Nu’u (Papakura, New Zealand) đã được chẩn đoán bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Tuy nhiên, căn bệnh này đã không cản trở ông cống hiến cho xã hội mà trái lại nó giúp ông trở thành một người giúp đỡ tinh thần cho những bệnh nhân tâm thần sống trong cộng đồng.
Theo NZ Herald ngày 12.8, cách đây 4 năm, ông Nu’u đã được các bác sĩ chẩn đoán anh bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực – một rối loạn tại não bộ gây ra sự biến đổi cảm xúc không ổn định có thể dẫn đến trầm cảm hoặc các rối loạn khác làm cho người bệnh cách biệt với môi trường xung quanh và giảm chất lượng cuộc sống.
Chính vì bản thân mắc bệnh nên ông có thể hiểu được cảm xúc và tâm lý của những người bệnh tâm thần, đặc biệt là những bệnh nhân giống ông.
Ông đã quyết định trở thành “đồng đẳng viên” và làm việc như một chuyên gia hỗ trợ cho những bệnh nhân trên tại Ban sức khỏe ở Counties Manukau (miền nam Auckland, New Zealand).
“Công việc của tôi là giúp những bệnh nhân trong cộng đồng, không phải điều trị lâm sàng. Vì tôi hiểu được những gì họ trải qua nên tôi có thể giúp họ”, ông Nu’u nói với NZ Herald.
Video đang HOT
Theo ông Nu’u, thật sự bạn có thể sợ và bị sốc khi bạn ở nơi đó. Ông cho biết ông đã từng đánh mất bản thân mình, nhưng cuối cùng ông đã hồi phục. Qua kinh nghiệm của ông, ông chắc rằng những người bệnh thật sự đang cần người giúp đỡ. Ông cảm thấy tầm quan trọng trong công việc của ông.
Gần đây, công việc cao quý của ông Nu’u đã được tuyên dương và công nhận. Ông đã được tặng thưởng xứng đáng với phần thưởng là một chiếc mô tô.
“Tôi chưa bao giờ được nhận thưởng bất cứ cái gì trong cuộc đời của tôi. Thật không thể tưởng tượng được với phần thưởng này”, ông Nu’u bày tỏ cảm xúc sau khi được tặng thưởng.
Theo thanhnien.vn
Khoa học xác định phương pháp cực hiệu quả để điều trị chứng mất ngủ
Bạn có bị mất ngủ không? Khoa học mới đưa ra được phương pháp trị liệu cực kỳ đơn giản mà hiệu quả hơn thuốc ngủ nhiều.
Thống kê, có khoảng 10% dân số thế giới đang mắc phải chứng mất ngủ (insomnia) - chứng bệnh khiến cho bạn dù cố gắng đến thế nào cũng không thể ngủ được, hoặc ngủ rất ít.
Việc không thể ngủ đủ giấc dĩ nhiên là không tốt cho sức khỏe. Bên cạnh việc không thể có được tinh thần thoải mái, nó có thể dẫn đến một số chứng bệnh tâm lý nguy hiểm khác, như Alzheimer và trầm cảm, thậm chí là cả bệnh tim nữa.
Những người mắc bệnh thường tìm cách giải quyết vấn đề bằng những viên thuốc ngủ. Quả thực là họ ngủ được, nhưng đó không phải là giải pháp về lâu dài vì cơ thể có khả năng bị nhờn thuốc, gây mất tác dụng.
Đó là còn chưa kể đến một số loại thuốc còn gây tác dụng phụ, như làm giảm trí nhớ, giảm khả năng tư duy, khiến người dùng bị phụ thuộc. Và thậm chí theo như Matthew Walker - giáo sư thần kinh học tại ĐH California, Berkeley, giấc ngủ đến từ thuốc thậm chí còn không phải là ngủ thực sự.
Vậy giải pháp dành cho những người bị mất ngủ là gì? Theo một nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí Clinical Psychology & Psychotherapy, chúng ta có 2 liệu pháp cực kỳ đơn giản trong y học có thể giải quyết được câu chuyện này.
Đó là liệu pháp chánh niệm (MBT - mindfulness-based therapy), và liệu pháp nhận thức (CT - cognitive therapy).
MBT: liệu pháp điều trị tâm lý giống như thiền định của Phật giáo.
CT: Liệu pháp nhận thức, một hình thức tâm lý trị liệu giúp bệnh nhân hiểu rõ sự ảnh hưởng của suy nghĩ và cảm xúc lên hành vi.
Để thực hiện nghiên cứu, các chuyên gia người Úc đã thử thí nghiệm hiệu quả của hai liệu pháp này với các bệnh nhân mắc chứng mất ngủ lâu năm, sau đó so sánh với một số liệu pháp khác.
Kết quả, cả MBT lẫn CT đều giúp người bệnh loại bỏ được các suy nghĩ tiêu cực và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Chỉ số mắc bệnh mất ngủ cũng đã giảm xuống ít nhất 30% so với các phương pháp thông thường.
"Để các phương pháp này có hiệu quả, suy nghĩ và niềm tin của người bệnh cần được thay đổi. Càng thay đổi, hiệu quả lại càng lớn" - trích lời Melissa J. Ree, tác giả nghiên cứu.
Để hiểu rõ hơn thì điều này có nghĩa rằng nếu bạn lo lắng về việc đi ngủ, cho rằng bạn sẽ mất ngủ, thì hệ quả là bạn cũng thực sự không ngủ được. Điều này dẫn đến một số hành vi tiêu cực khác, chẳng hạn như uống cafe để tỉnh táo vào bao ngày, rồi ban đêm mệt mỏi cho dễ ngủ. Và thực tế thì khi đã mắc chứng mất ngủ thì bạn vẫn sẽ tỉnh thôi dù có mệt đến thế nào đi chăng nữa.
Theo Ree, đây chỉ là những bước đầu của nghiên cứu. Sẽ cần thêm các bằng chứng mới trong tương lai, để giúp mọi người hiểu được tâm lý của bản thân đóng vai trò quan trọng đối với điều trị mất ngủ.
Còn bạn ở thời điểm hiện tại. Nếu cũng mắc bệnh hãy áp dụng một số phương pháp thiền định, nhằm giúp cho tâm hồn thư thái. Khi mọi thứ được buông bỏ, bạn sẽ thấy giấc ngủ đến một cách tự nhiên.
Ngoài ra, hạn chế sử dụng thiết bị điện tử vào ban đêm, vì ánh sáng xanh từ màn hình sẽ khiến căn bệnh trầm trọng hơn đấy.
Tham khảo: PsyPost, IFL Science
Theo Helino
Đây là 5 lợi ích bạn sẽ thu về được nếu thường xuyên duy trì thói quen đi ngủ trước 10 giờ tối Cứ chăm chỉ đi ngủ sớm, bạn không ngờ mình có thể thu lại được đủ các lợi ích tốt cho sức khỏe về mọi mặt. Giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi Nếu 1 ngày, bạn không đảm bảo ngủ đủ từ 7 - 8 tiếng thì cơ thể sẽ rơi vào trạng thái kiệt sức, mệt mỏi, từ đó gây ra vô...