Phán quyết của PCA sẽ tạo thách thức cho Trung Quốc
Theo tờ “Manila Times” của Philippines ngày 15.6, Toà Trọng Tài Thường trực ( PCA) ở La Hay (Hà Lan) có thể sẽ ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan tới tranh chấp ở Biển Đông vào ngày 7.7 tới.
Hình ảnh vệ tinh chụp các hoạt động xây dựng phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.
Philippines đã đơn phương kiện Trung Quốc lên PCA liên quan tới tranh chấp ở Biển Đông hồi năm 2013.Theo tờ “Manila Times” của Philippines ngày 15.6, PCA có thể sẽ ra phán quyết về vụ tranh chấp trên vào ngày 7.7 tới.
Đến nay có nhiều dự báo cho rằng Tòa trọng tài thường trực ở La Haye sẽ ra phán quyết có lợi cho Philippines trong vụ nước này khiếu nại về những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Phán quyết của tòa sẽ không chỉ thách thức tính pháp lý của đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò mà Trung Quốc nêu ra để đòi chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông.
Video đang HOT
Mặc dù phán quyết sắp được đưa ra không đủ để giải quyết các tranh chấp, do tính phức tạp của chúng, hơn nữa tòa ở La Haye không có thẩm quyền cưỡng bức thực thi phán quyết, song phán quyết cũng tạo ra những thách thức cho Trung Quốc.
Đối với Trung Quốc, thách thức là ở chỗ nước này có thể thua một cuộc chiến pháp lý theo một luật quốc tế mà họ là một bên ký kết. Bắc Kinh cũng có thể thua trong trận đấu giành ủng hộ của công luận quốc tế nếu họ từ chối tôn trọng phán quyết. Thêm vào đó, họ có nguy cơ bị các nước láng giềng xa lánh hơn nữa nếu họ sử dụng phán quyết bất lợi cho họ để làm cái cớ thực hiện hành động gây hấn như xây thêm các cơ sở hay tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trong khu vực.
Theo Danviet
Chiến lược bí mật của Trung Quốc để thống trị Biển Đông
Cả Trung Quốc và Philippines đang chờ đợi một phán quyết của Toà Trọng tài Quốc tế về yêu sách trên Biển Đông. Nhưng bất kể Toà quyết định thế nào, tranh chấp Biển Đông sẽ không chất dứt trong một sớm một chiều.
Hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông đang mở rộng, làm tăng nguy cơ đối với các đảo và đá ngầm rải rác khắp khu vực. Trong những năm qua, Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động nạo vét ở một quy mô chưa từng có, sử dụng các đảo mới xây dựng các cơ sở quân sự phục vụ hệ thống tên lửa và máy bay quân sự.
Trung Quốc đã cải tạo trái phép trên Biển Đông với tốc độ chóng mặt.
Cụ thể, hơn 3 năm qua, các tàu nạo vét của Trung Quốc đã hút bùn cát từ đáy đại dương quanh các rặng đá và đảo san hô tại Trường Sa để bồi đắp các đảo nhân tạo với tốc độ chóng mặt. Giới chức Mỹ ước tính Trung Quốc đã tạo dựng một khu vực rộng hơn 3.200 mẫu Anh (gần 13 km2) tại quần đảo Trường Sa. Trung Quốc cũng thiết lập các cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo, bao gồm các đường băng, radar, cảng biển, các tòa nhà nhiều tầng, hệ thống tên lửa đất đối không và tên lửa hành trình chống tàu.
Cùng với những hoạt động cải tạo, bồi đắp làm thay đổi hiện trạng Biển Đông, Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) đã tiến hành các cuộc tập trận lớn trong khu vực. Ấn Độ, Philippines cũng đã xem xét tuần tra chung với Mỹ trong vùng Biển Đông. Chỉ mới tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp kêu gọi các nước châu Âu tuần tra chung để thấy sự hiện diện thường xuyên trong khu vực nhằm duy trì tự do hàng hải.
Trong khi Mỹ từ lâu đã có cách hoạt động tuần tra trong vùng Biển Đông để đảm bảo an toàn, an ninh, tự do hàng hải.
Các cuộc tuần tra của Mỹ ở Biển Đông đã gửi một tín hiệu rõ ràng cho Trung Quốc rằng, Mỹ đang chuẩn bị để đối phó với các cuộc xung đột quân sự ở Biển Đông. Quân đội Mỹ đã gia tăng sự hiện diện và tầm nhìn của các máy bay và tàu hải quân tàu để đảm bảo các đối tác trong khu vực rằng Mỹ vẫn cam kết an ninh của họ, để đối phó với quân đội Trung Quốc đang có những hành động leo thang.
Các hoạt động gần đây của lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc cũng đã đặt ra những thách thức đối với Mỹ. Mặc dù các tàu hải giám của Trung Quốc được trang bị vũ khí không đủ để thách thức một tàu hải quân Mỹ trong cuộc đối đầu trực tiếp, nhưng điều đó cũng có thể gây ảnh hưởng đến tình hình ở Biển Đông.
Khi lực lượng tuần duyên Trung Quốc đe dọa hoặc thực sự sử dụng vũ lực để thực thi pháp luật của Trung Quốc trong khu vực mà Bắc Kinh ngang ngược tuyên bố là vùng biển của họ, điều đó cho thấy Bắc Kinh đang thực sự kiểm soát khu vực.
Tàu hải giám Trung Quốc di chuyển trên Biển Đông.
Là tuyến đường biển nhộn nhịp với giá trị giao thương hơn 5 nghìn tỷ USD mỗi năm, ước tính khoảng 11 tỷ thùng dầu và hàng trăm ngàn tỷ m3 khí đốt tự nhiên đang nằm sâu dưới đáy và gần 10 triệu tấn cá đánh bắt ở Biển Đông mỗi năm, việc kiểm soát vùng biển này là cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế khu vực.
Trung Quốc đã rất nham hiểm khi sử dụng lực lượng cảnh sát biển để thực thi pháp luật của Bắc Kinh và khẳng định tuyên bố chủ quyền phi lý mà không có sự hiện diện công khai của tàu chiến. Với chiến thuật này, Bắc Kinh vừa duy trì quyền kiểm soát khu vực, mà không sợ một cuộc tấn công sắp xảy ra.
Trung Quốc không chỉ đòi hỏi yêu sách chủ quyền phí lý ở Biển Đông bằng việc mở rộng các hoạt động bảo vệ bờ biển. Trong tháng Ba vừa qua, một tàu Cảnh sát biển Indonesia bắt giữ một tàu đánh cá Trung Quốc đánh bắt cá trái phép trong vùng biển của Indonesia. Lực lượng Bảo vệ bờ biển Trung Quốc đáp trả bằng cách đâm tàu bắt, giải thoát khỏi sự kiểm soát của lực lượng cảnh sát biển của những nước có chủ quyền khác. Indonesia. Malaysia, Việt Nam, Philippines đã mở rộng các hoạt động bảo vệ bờ biển của mỗi nước trong những năm gần đây và Mỹ đã cam kết sẽ bán, hỗ trợ thêm các tàu tuần tra cho các đối tác trong khu vực nhằm nâng cao năng lực thực thi pháp luật hàng hải.
Ngoài ra, Mỹ và các nước đồng minh như Philippines cũng thường xuyên có những khoá đào tạo được xem như là phản ứng với hành động cụ thể của Trung Quốc.
Bằng cách tiếp tục đào tạo và hỗ trợ việc bảo vệ bờ biển của các đối tác trong khu vực, Mỹ sẽ đóng góp vào việc chống lại tuyên bố của Trung Quốc, trong khi trấn an các đối tác và đồng minh của Mỹ.
Theo Danviet
Trung Quốc lạc lõng đả kích Tòa Trọng tài tại hội thảo ở Hạ Long Đại biểu Trung Quốc cho rằng Trung Quốc hoàn toàn có quyền từ chối tham gia Toà trọng tài thường trực thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS để xem xét vụ kiện của Philippines và sẽ không thực hiện phán quyết do Toà trọng tài đã xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Trung Quốc và đi ngược lại...