Phán quyết Biển Đông: Những ai “về hùa” Trung Quốc?

Theo dõi VGT trên

Càng gần đến ngày Toà trọng tài ra phán quyết về vụ kiện Philippines-Trung Quốc, diễn biến chính trị liên quan đến vụ kiện đang ngày càng nóng lên. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cuối tháng 5/2016 tuyên bố đã có 40 nước ủng hộ quan điểm của Trung Quốc đối với vụ kiện. Đâu là chân tướng sự thực?

Phán quyết Biển Đông: Những ai về hùa Trung Quốc? - Hình 1

“Đường lưỡi bò” ngang ngược của Trung Quốc bị dư luận thế giới lên án

Càng gần đến ngày Toà trọng tài theo phụ lục VII UNCLOS (Toà trọng tài) ra phán quyết về vụ kiện Philippines-Trung Quốc, diễn biến chính trị liên quan đến vụ kiện đang ngày càng nóng lên. Sau các “chiến dịch” quyết liệt vận động ngoại giao và tuyên truyền dư luận trong vấn đề Biển Đông và vụ kiện của Philippines, Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào cuối tháng 5/2016 đã tuyên bố số nước ủng hộ quan điểm của Trung Quốc đối với vụ kiện là hơn 40 nước. Gần đây, nguồn tin từ Trung Quốc cho biết con số này đã tăng lên hơn 60 nước.

Tuy nhiên, nhiều trang phân tích đã chỉ ra rằng Trung Quốc không cung cấp danh sách các nước này và thậm chí trong nhiều trường hợp cũng không đưa ra được bằng chứng các nước ủng hộ quan điểm của Trung Quốc. Kiểm chứng lại quan điểm thực sự của các nước đối với vụ kiện của Philippines và lập trường của Trung Quốc thì cũng có thể thấy rằng mức độ ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với lập trường của Trung Quốc về vụ kiện thấp hơn nhiều so với tuyên bố của Bắc Kinh. Phải chăng chính Trung Quốc, chứ không phải giới báo chí và học giả quốc tế, mới là bên đang “hiểu lầm, bỏ sót” quan điểm của cộng đồng quốc tế về vụ kiện cũng như tình hình Biển Đông?

Theo trang Sáng kiến Minh bạch biển Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Mỹ, tiêu chí xác định các nước được coi là ủng hộ Trung Quốc khi có tuyên bố công khai một trong các điểm sau: i) Toà trọng tài không có thẩm quyền ra phán quyết trong vụ kiện Philippines-Trung Quốc; ii) Các nước phải tôn trọng quyền của mỗi quốc gia được tự chọn phương thức giải quyết tranh chấp (do đó các cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc như Toà trọng tài là vô hiệu); hoặc iii) Các nước phải tôn trọng quyền của mỗi quốc gia được bảo lưu một số loại tranh chấp nhất định đối với thẩm quyền của các cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc theo Điều 298 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982), theo đó Toà trọng tài không có thẩm quyền đối với vụ kiện vì Trung Quốc đã tuyên bố bảo lưu việc phân định chủ quyền ở Biển Đông.

Đây là các điểm mấu chốt mà Trung Quốc thường đưa ra trong các phát ngôn bác bỏ vụ kiện do Philippines khởi xướng. Trên cơ sở này cũng như qua theo dõi lập trường của các nước gần đây, có thể xác định các nước đã thể hiện hoặc được cho là đã thể hiện quan điểm về Biển Đông và vụ kiện Philippines-Trung Quốc chia thành 5 nhóm: i) các nước công khai ủng hộ lập trường của Trung Quốc rằng Toà trọng tài không có thẩm quyền đối với vụ kiện; ii) các nước được Trung Quốc đưa vào danh sách ủng hộ Trung Quốc nhưng vẫn giữ im lặng hoặc đưa ra các tuyên bố mập mờ, không công khai xác nhận; iii) các nước phủ nhận tuyên bố của Trung Quốc rằng đã nhận được sự ủng hộ từ các nước này; iv) các nước chưa khẳng định nhưng có tuyên bố theo hướng ủng hộ vụ kiện của Philippines; và v) các nước công khai tuyên bố ủng hộ phán quyết của Toà là có giá trị ràng buộc đối với các bên liên quan.

Phán quyết Biển Đông: Những ai về hùa Trung Quốc? - Hình 2

Các nước công khai ủng hộ lập trường của Trung Quốc về vụ kiện

Danh sách này bao gồm 9 nước là Afghanistan, Campuchia, Niger, Lesotho, Gambia, Kenya, Sudan, Togo, Vanuatu. Trong số này, 3 nước Afghanistan, Niger và Lesotho là các quốc gia không giáp biển; 6 nước còn lại có 4 nước thuộc Châu Phi là Gambia, Kenya, Sudan và Togo; Vanuatu nằm ở tây nam Thái Bình Dương cách xa Biển Đông.

Quan điểm của Afghanistan được thể hiện qua tuyên bố chung trong chuyến thăm của Quan chức điều hành cấp cao của Afghanistan là Abdullah Abdullah đến Trung Quốc ngày 18/5/2016. Lesotho, Sudan, Togo và Kenya công bố lập trường trên trang web của Bộ Ngoại giao các nước này. Gambia, Niger và Vanuatu gửi thông cáo đến giới báo chí. Hầu hết các tuyên bố được nhóm nước này đưa ra đều kêu gọi tôn trọng quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp của các quốc gia. Cá biệt, Gambia thậm chí tuyên bố theo hướng ủng hộ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc và khẳng định Toà trọng tài không có thẩm quyền phán quyết trong vụ kiện Philippines-Trung Quốc.

Video đang HOT

Campuchia đã có sự thay đổi lập trường rõ ràng. Sau khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố đã đạt được “nhận thức chung” bốn bên sau đối thoại với Lào, Campuchia và Brunei hồi cuối tháng 4/2016, Người phát ngôn chính phủ Campuchia Phay Siphan đã lên tiếng khẳng định (ngày 25/4) rằng phía Campuchia đã không có cuộc thảo luận hay thoả thuận nào với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông trong chuyến thăm của Vương Nghị.

Tuy nhiên, mới đây một số nguồn (Channel News Asia, Strait Times, SCMP) đưa tin tại lễ khai giảng ở Học viện Quản lý Campuchia ngày 20/6, Thủ tướng Campuchia Hun Sen phát biểu cho rằng vụ kiện là “âm mưu chính trị” và sẽ “không ủng hộ bất cứ phán quyết nào của Toà”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh trong họp báo ngày 21/6 đã “khen ngợi và trân trọng” phát biểu của Thủ tướng Campuchia và “khuyên” báo chí quốc tế nên lấy quan điểm của Hun Sen là quan điểm chính thống của Campuchia.

Cũng có luồng ý kiến cho rằng phát biểu của Hun Sen đã bị trích dẫn thiếu hoặc sai ngữ cảnh. Trao đổi về vấn đề này, học giả Greg Poling, Giám đốc Chương trình AMTI, cho rằng hàm ý của Hun Sen về “âm mưu chính trị” có thể nhằm ám chỉ một số nước ASEAN ủng hộ vụ kiện đã tìm cách liên lạc, vận động Toà trọng tài trong khi vụ kiện đang diễn ra.[1] Ngoài ra, nguyên văn phát biểu của Hun Sen về phán quyết của Toà là “sẽ không ủng hộ bất cứ phán quyết nào của Toà mà chỉ có lợi cho Philippines hoặc Trung Quốc”. Ý này có thể hiểu là “Campuchia sẽ không tham gia bất cứ tuyên bố chung nào ủng hộ phán quyết của Toà trọng tài” mà “sẽ có tuyên bố riêng”. Điều này khác với việc Campuchia cho rằng Toà không có thẩm quyền hay công nhận quan điểm của Trung Quốc rằng phán quyết của Toà là không hợp lệ.

Phán quyết Biển Đông: Những ai về hùa Trung Quốc? - Hình 3

Vương Nghị và Hunsen

Tuy nhiên, ngày 22/6, Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) đã ra tuyên bố ủng hộ hoàn toàn phát biểu của Thủ tướng Hun Sen ngày 20/6 về việc Campuchia sẽ không tham gia bất kỳ một tuyên bố chung nào ủng hộ phán quyết của Toà trọng tài liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông. Ngày 28/6, Hun Sen phát biểu tại lễ kỷ niệm 65 năm thành lập Đảng Nhân dân Campuchia nêu đậm lại lập trường của CPP và Campuchia về vấn đề Biển Đông: i) CPP không chỉ ủng hộ mà còn chống lại việc ra bất kỳ một tuyên bố chung nào của ASEAN ủng hộ phán quyết của Toà trọng tài liên quan đến tranh chấp Biển Đông do một số nước ngoài khu vực lôi kéo, gây sức ép đối với các nước thành viên ASEAN trước khi Toà ra phán quyết; và ii) CPP coi vấn đề Biển Đông là vấn đề giữa các nước có liên quan về vấn đề lãnh thổ, không phải vấn đề giữa ASEAN với Trung Quốc, do đó chỉ có các nước liên quan mới có khả năng giải quyết vấn đề này.

Các nước chưa xác nhận ủng hộ lập trường của Trung Quốc

Trong nhóm BRICS – nhóm các nền kinh tế đang nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi – thì Nga, Ấn Độ và Nam Phi là những nước đã lên tiếng về Biển Đông. Nga và Ấn Độ đã đồng ý cùng với Trung Quốc đưa ra quan điểm về vấn đề Biển Đông trong Tuyên bố chung sau Hội nghị Ngoại trưởng ba bên lần thứ 14 diễn ra ngày 18/4/2016. Tuyên bố Nga-Trung-Ấn kêu gọi “tất cả các tranh chấp liên quan cần được giải quyết thông qua đàm phán và thoả thuận giữa các bên liên quan”. Tuy nhiên, tuyên bố ngày 18/4 cũng như phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov ngày 14/4 tại Mông Cổ một mặt kêu gọi các bên ở Biển Đông giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán, mặt khác kêu gọi “tôn trọng tất cả các điều khoản của UNCLOS, DOC và Bản hướng dẫn thực thi DOC.”

Nga chỉ nhấn mạnh “không quốc tế hoá”, “không có sự can thiệp của bên thứ ba” vào vấn đề Biển Đông, nhưng không trực tiếp phủ nhận Toà trọng tài, đồng thời nhìn nhận UNCLOS là “văn kiện nền tảng” cho việc giải quyết tranh chấp. Lập trường của Nga và Ấn Độ trong vấn đề Biển Đông cần được xác định không chỉ trong tuyên bố tại các cuộc họp với Trung Quốc mà cả trong các cuộc họp với các đối tác khác như Mỹ, Nhật, ASEAN -lúc này quan điểm của hai nước này là “tích cực hơn”. Tuyên bố cấp cao Nga-ASEAN tại Sochi ngày 19-20/5/2016 ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình theo luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS. Trước đó một tháng, ngày 12/4, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ và Mỹ ra tuyên bố khẳng định tầm quan trọng của an ninh biển, tự do hàng hải, hàng không và ủng hộ trật tự dựa trên luật pháp quốc tế tại Biển Đông.

Đáng chú ý, ngày 20/5 Tân Hoa Xã đăng tin điểm bài bình luận của Shannon Ebrahim, được cho là một học giả nổi tiếng của Nam Phi, trên tờ The Star (Nam Phi). Trong bài viết, Ebrahim cho rằng tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng là do sự can thiệp của Mỹ và “luật pháp quốc tế đứng về phía Trung Quốc”. Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) ngày 28/6 cũng đưa tin Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi khẳng định quan điểm của Nam Phi là “tiếng nói có lý trí”, thể hiện “con đường đúng đắn để giải quyết vấn đề”.

Tuyên bố đưa ra trên website của Bộ Quan hệ và Hợp tác Quốc tế Nam Phi ngày 22/6 cho biết “Nam Phi ủng hộ lập trường rằng các nước có chủ quyền liên quan trực tiếp đến vấn đề Biển Đông nên giải quyết tranh chấp thông qua tham vấn và đàm phán trực tiếp, trên cơ sở tôn trọng sự thực lịch sử và phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như duy trì hoà bình và ổn định ở Biển Đông”. Tuyên bố cũng đề cập Nam Phi “quan ngại về xu hướng gần đây trên trường quốc tế muốn chính trị hoá tình hình ở Biển Đông”, tuy nhiên không nhắc tới vụ kiện hay “ai” là bên đang tìm cách chính trị hoá. Tuy phía Trung Quốc có hàm ý quan điểm của Nam Phi là đứng về phía Trung Quốc (chủ yếu dựa vào ý “sự thực lịch sử”), nhưng Nam Phi cũng bổ sung rằng “Nam Phi tin rằng cộng đồng quốc tế nên ủng hộ tất cả các nỗ lực nhằm mục tiêu đảm bảo hoà bình và ổn định ở khu vực”.

21 nước thuộc Liên đoàn Ả Rập gồm Algeria, Bahrain, Comoros, Djibouti, Ai Cập, Iraq, Jordan, Kuwait, Lebanon, Libya, Mauritania, Morocco, Oman, Palestine, Qatar, Ả Rập Saudi, Somalia, Syria, Tunisia, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Yemen được cho là đã thể hiện sự ủng hộ đối với lập trường của Trung Quốc trong một tuyên bố chung sau Hội nghị cấp bộ trưởng lần thứ 7 của Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-Ả Rập ngày 12/5/2016 (Tuyên bố Doha). Tuy nhiên, toàn văn của tuyên bố này vẫn chưa được công bố.

Trang web Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-Ả Rập do Bộ Ngoại giao Trung Quốc quản lý chỉ đăng thông cáo về Tuyên bố Doha cho biết các nước Ả Rập “ủng hộ” Trung Quốc tìm cách giải quyết hoà bình các tranh chấp biển và lãnh thổ một cách hoà bình thông qua đàm phán, “nhấn mạnh” quyền của các quốc gia được lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp. Tân Hoa Xã cũng đưa tin đại diện Sudan, Yemen, Ả Rập Saudi, Algeria và Lebanon đã có các cuộc gặp riêng với BTNG Vương Nghị tại Doha ngày 11-12/5/2016, nhưng chỉ có Sudan có tuyên bố chính thức trên trang web của Bộ Ngoại giao Sudan. Truyền thông chính thức của Qatar cũng như nhiều nước Ả Rập khác không nhắc gì đến vấn đề này.

Theo thông tin từ người phát ngôn và trang web Bộ Ngoại giao cũng như giới truyền thông Trung Quốc, 13 nước Châu Phi bao gồm Burundi, Eritrea, Tanzania, Uganda, Sierra Leone, Gabon, Zambia, Cameroon, Ethiopia, Malawi và Mozambique, Cộng hoà Congo, Zimbabwe cùng với Liên minh Châu Phi đã bày tỏ sự ủng hộ đối với lập trường của Trung Quốc trong nhiều dịp và bằng nhiều hình thức, bao gồm ra tuyên bố (Tanzania, Uganda, Eritrea, Congo, Phó Chủ tịch Liên minh Châu Phi), gửi thư cho Vương Nghị (Gabon), thông qua trả lời phỏng vấn với Tân Hoa Xã (Uganda, Sierra Leone), hay trực tiếp bày tỏ “hiểu biết và sự ủng hộ” trước các quan chức Trung Quốc (Zambia, Cameroon, Ethiopia, Malawi, Zimbabwe). Tuy nhiên, hiện chỉ có Mozambique đưa thông tin trên trang web của Bộ Ngoại giao nước này cho biết Mozambique và Trung Quốc đã có tuyên bố chung nhân chuyến thăm của Tổng thống Philip Nyusi đến Trung Quốc tháng 5/2016.

Theo đó, Mozambique tuyên bố sẽ ủng hộ Trung Quốc tìm cách giải quyết tranh chấp Biển Đông “với các nước liên quan thông qua tham vấn và đàm phán, phù hợp với đồng thuận song phương và khu vực”, nhưng không trực tiếp đề cập vụ kiện Philippines-Trung Quốc. Ngoài ra, truyền thông Burundi đã có bài tường thuật về buổi thuyết trình do Đại sứ quán Trung Quốc ở Burundi tổ chức nhằm tuyên truyền về lập trường và yêu sách của Trung Quốc ngày 10/5/2016. Tuy nhiên, thông tin phía Burundi cho biết Trợ lý bộ trưởng Bộ Quan hệ và Hợp tác Quốc tế Burundi có mặt tại buổi tuyên truyền chỉ kêu gọi giải quyết hoà bình các tranh chấp dựa trên “Hiến chương Liên Hiệp Quốc và nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trong Hiến chương”.

Ở Châu Âu, các nước mà giới chức và truyền thông Trung Quốc tuyên bố đã bày tỏ sự ủng hộ đối với lập trường của Trung Quốc ở Biển Đông nhưng hiện vẫn giữ im lặng là Belarus và gần đây là Serbia. Trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa tin bên lề Hội nghị Xây dựng lòng tin Châu Á (CICA) lần thứ 5 (28/4/2016), Bộ trưởng Ngoại giao Belarus Vladimir Makei đã trả lời phỏng vấn báo chí về vấn đề Biển Đông và bày tỏ sự ủng hộ đối với “lập trường có nguyên tắc” của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông, đồng thời phản đối việc “quốc tế hoá” hoặc các nước bên ngoài can thiệp vào vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, trang web của Bộ Ngoại giao Belarus chỉ đăng toàn văn bài phát biểu của Makei trong đó thể hiện sự ủng hộ đối với các “ý tưởng” của Tập Cận Bình về dàn xếp an ninh ở Châu Á và thế giới, không đề cập bài phỏng vấn hay vấn đề Biển Đông.

Bên cạnh đó, truyền thông Trung Quốc và người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh cũng khẳng định trong chuyến thăm của Tập Cận Bình đến Serbia ngày 17-19/6/2016, hai bên đã ký tuyên bố chung trong đó kêu gọi các bên liên quan trực tiếp ở Biển Đông giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình dựa trên DOC và các thoả thuận song phương. Tuy nhiên, trang web chính thức của chính phủ Serbia chỉ đăng thông tin hai bên đã ký Tuyên bố về Quan hệ chiến lược toàn diện và 21 thoả thuận hợp tác trong các lĩnh vực cụ thể nhưng không đề cập Biển Đông.

Ở Đông Nam Á, Lào và Brunei là các nước mà giới truyền thông Trung Quốc chú ý cùng với Campuchia khi Vương Nghị đưa thông tin đã đạt được “đồng thuận” hay “nhận thức” chung bốn bên về Biển Đông với các nước này. Tuy nhiên, cả Lào và Campuchia đều chưa chính thức lên tiếng xác nhận ủng hộ lập trường của Trung Quốc.

Ở khu vực Nam Á, theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bên lề Hội nghị CICA lần thứ 5, Cố vấn An ninh quốc gia Pakistan Sartaj Aziz đã có cuộc gặp riêng với Vương Nghị và đạt được “đồng thuận chung” về vấn đề Biển Đông gồm 3 điểm: i) tranh chấp Biển Đông cần được giải quyết thông qua đàm phán và thoả thuận song phương dựa trên DOC; ii) các nước ngoài khu vực cần đóng vai trò “xây dựng” và tôn trọng các nỗ lực của ASEAN và Trung Quốc trong việc duy trì hoà bình; iii) Pakistan tôn trọng tuyên bố bảo lưu của Trung Quốc theo Điều 298 UNCLOS. Về Bangladesh, Tân Hoa Xã đưa tin trong cuộc gặp giữa BTQP Thường Vạn Toàn và Tổng thống Bangladesh Abdul Hamid tại Dhaka ngày 29/5, Hamid đã bày tỏ sự ủng hộ đối với lập trường của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông thông qua đàm phán trực tiếp. Tuy nhiên, cả Pakistan và Bangladesh đều chưa lên tiếng về các thông tin này.

Riêng Sri Lanka đã có tuyên bố chung với Trung Quốc ngày 9/4 sau chuyến thăm của Thủ tướng Ranil Wickremesinghe đến Trung Quốc (6-9/4). Tuyên bố nêu “Sri Lanka kêu gọi giải quyết các tranh chấp và khác biệt ở Biển Đông thông qua đối thoại xây dựng, tham vấn và hợp tác giữa các bên liên quan, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế. Sri Lanka cũng trân trọng các nỗ lực và sự sẵn sàng của Trung Quốc trong việc thúc đẩy các đối thoại này nhằm duy trì hoà bình và an ninh ở khu vực”. Báo Lanka Business Online của Sri Lanka cũng đưa tin Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 23/6 đã tuyên bố Sri Lanka là một trong những nước gần đây nhất đã bày tỏ sự ủng hộ lập trường của Trung Quốc đối với vụ kiện của Philippines.

Phán quyết Biển Đông: Những ai về hùa Trung Quốc? - Hình 4

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov từng lên tiếng ủng hộ Trung Quốc không quốc tế hóa vẫn đề Biển Đông

Tuyên bố này được đưa ra sau khi Tân Hoa Xã và trang web của quân đội Trung Quốc đăng tin ngày 22/6 rằng Thư ký Bộ Quốc phòng Sri Lanka Karunasena Hettiarachchi trong phỏng vấn với Tân Hoa Xã đã khẳng định “các nước liên quan nên ngồi vào bàn đàm phán để thảo luận và lắng nghe lẫn nhau về việc làm thế nào để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông” và “Mỹ nên ngừng can thiệp vào vấn đề Biển Đông”. Tuy nhiên, nội dung đăng trên Tân Hoa Xã cho thấy Hettiarachchi không hề trực tiếp nhắc đến vụ kiện của Philippines trong phần trả lời phỏng vấn. Báo Lanka Business Online khi dẫn lời Hồng Lỗi cũng đồng thời đề cập các nghi ngờ của các quan chức và học giả Mỹ đối với các tuyên bố của Trung Quốc về mức độ ủng hộ đối với lập trường của nước này.

Ngoài ra, Tân Hoa Xã cũng đưa tin Đảng Lao động và Nông dân Nepal ngày 15/6 đã tổ chức một buổi nói chuyện về “Tranh chấp và các đảo ở Biển Đông” ở Bhaktapur và lên tiếng ủng hộ lập trường của Trung Quốc ở Biển Đông. Theo đó, Chủ tịch và Trưởng ban đối ngoại của đảng này là Narayanman Bijukchhe và Prem Suwal đã kêu gọi các nước Châu Á cảnh giác trước âm mưu của phương Tây và đoàn kết để giữ hoà bình khu vực.

Ở khu vực Trung Á, CCTV đưa tin (25/5) Trung Quốc đã giành được sự ủng hộ từ các nước thuộc Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) (bao gồm Trung Quốc, Nga và 4 nước Trung Á là Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan). CCTV dẫn tin sau cuộc họp Hội đồng Ngoại trưởng SCO ngày 24/5 tại Tashkent, Uzbekistan, Tổng Thư ký SCO Rashid Alimov đưa ra tuyên bố ủng hộ “lập trường duy trì hoà bình và ổn định ở khu vực tranh chấp” của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong một thông cáo đăng trên website Bộ Ngoại giao Nga ngày 26/5, phía Nga cho biết lập trường chung của các nước SCO là theo thông cáo báo chí của cuộc họp Hội đồng Ngoại trưởng SCO ngày 24/5.

Theo đó, các nước SCO “cam kết duy trì nguyên tắc luật và trật tự biển dựa trên luật quốc tế, cụ thể là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển”, kêu gọi “giải quyết tranh chấp một cách hoà bình thông qua đàm phán và thoả thuận thân thiện giữa các bên liên quan” mà “không có sự can thiệp của bên ngoài”, và kêu gọi việc “tôn trọng các điều khoản của Công ước Luật biển cũng như Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông và bản Hướng dẫn thực thi DOC”.

Cũng như các tuyên bố riêng của Nga, bản tuyên bố của SCO ngày 24/5 không đề cập vụ kiện Philippines-Trung Quốc hoặc trực tiếp bác bỏ giá trị của phán quyết của Toà trọng tài. Trước đó, Nhân dân Nhật báo cũng đưa tin (24/5) các nguyên thủ tham dự Hội nghị Nguyên thủ Hội đồng Điều hành SCO tại Tashkent đã ra tuyên bố trong đó có đoạn đề cập: “Các nước thành viên khẳng định, cần bảo vệ trật tự luật pháp về biển trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế trong đó có UNCLOS. Tất cả các tranh chấp liên quan cần được giải quyết hòa bình thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị giữa các bên liên quan, phản đối quốc tế hóa và các thế lực bên ngoài can thiệp. Các nước thành viên kêu gọi tuân thủ nghiêm UNCLOS, DOC và toàn bộ các điều khoản trong bản hướng dẫn hành động sau DOC”.

Ở Tây Á, Tân Hoa Xã ngày 25/6 đưa tin Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên bố ủng hộ lập trường của Trung Quốc đối với vụ kiện, dẫn lời Chủ tịch Đảng Ái quốc Thổ Nhĩ Kỳ là Dogu Perincek cho rằng Trung Quốc “không có nghĩa vụ phải tuân thủ phán quyết của Toà” và sự can thiệp của bên ngoài vào vụ kiện là “rất nguy hiểm”. Tuy nhiên, giới thạo tin về tình hình Thổ Nhĩ Kỳ đã chỉ ra Đảng Ái quốc của Dogu Perincek không có ghế nào trong Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ, còn bản thân Perincek thì vừa mới ra tù sau các chiến dịch đàn áp của Tổng thống Erdogan.

Ở khu vực Mỹ Latin, Trung Quốc cho biết Venezuela đã ra tuyên bố kêu gọi giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán. Tuy nhiên, phía Venezuela cũng chưa chính thức lên tiếng xác nhận việc này. Trong họp báo ngày 21/6/2016, khi được hỏi về các nước chưa lên tiếng xác nhận ủng hộ lập trường của Trung Quốc như giới chức và truyền thông Trung Quốc đưa tin, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh lại trả lời theo kiểu “chưa thấy thông tin nước nào công khai phản đối lập trường của Trung Quốc”, ngụ ý các nước mà Trung Quốc nêu chưa lên tiếng phản đối tức là ủng hộ Trung Quốc.

Tân Hoa Xã ngày 23/6 cũng đưa tin chuyên gia phân tích chính trị tại Đại học Buenos Aires, Argentina là Paola de Simone cho rằng việc Philippines khởi kiện là vi phạm cam kết DOC. Ngày 26/6, Tân Hoa Xã tiếp tục đưa tin giáo sư Trung Quốc học tại Cao đẳng Mexico là Marisela Connelly cho rằng vụ kiện là cách mà Philippines “tìm kiếm một chiến thắng chính trị, thay vì một giải pháp thực sự trong các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông” và “phản ứng của Trung Quốc là hoàn toàn hợp lý”. Tuy nhiên, hiện cũng chưa thấy phản ứng chính thức từ chính phủ các nước này.

Các nước phủ nhận việc ủng hộ lập trường của Trung Quốc

Ba nước đã chính thức bác bỏ thông tin ủng hộ lập trường của Trung Quốc là Fiji, Ba Lan và Slovenia. Bộ Thông tin Fiji ngay ngày 15/4/2016 đã có thông cáo báo chí bác bỏ thông tin Fiji ủng hộ lập trường của Trung Quốc do phía Trung Quốc đưa ra sau cuộc gặp giữa Vương Nghị và Bộ trưởng Ngoại giao Fiji Ratu Inoke Kubuabola (13/4). Thông cáo của Fiji nêu rõ “chính phủ Fiji tin tưởng vào việc tuân thủ nghiêm ngặt và thực thi luật pháp quốc tế”, đồng thời kêu gọi tất cả các bên liên quan ở Biển Đông “giải quyết các tranh chấp lãnh thổ thông qua các biện pháp hoà bình theo luật pháp quốc tế”.

Bộ Ngoại giao Ba Lan trả lời phỏng vấn tờ Wall Street Journal đã bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc đưa ra sau cuộc gặp giữa Vương Nghị và Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Witold Waszczykowski ngày 26/4/2016. Tuyên bố của phía Trung Quốc nêu Ba Lan ủng hộ lập trường của Trung Quốc là “giải quyết tranh chấp đối với một vài đảo, đá ở Trường Sa thông qua đàm phán và thương lượng” nhưng không đề cập vụ kiện Philippines-Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Ba Lan khẳng định tuyên bố này “không phản ánh đúng lập trường của Ba Lan về vấn đề Biển Đông… vốn không thay đổi và phù hợp với chính sách chung của EU”.

Giới báo chí Slovenia cũng đã xác minh với Bộ Ngoại giao Slovenia ngay sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đưa tin trong họp báo ngày 19/5 rằng Nghị sỹ Kamal Shaker trong chuyến làm việc tại Bắc Kinh ngày 17-18.5 đã thay mặt đảng cầm quyền (Modern Centre Party) và chính phủ Slovenia đã bày tỏ sự ủng hộ đối với “lập trường của Trung Quốc trong vụ kiện ở Biển Đông”. Bộ Ngoại giao Slovenia cho biết không hay biết gì về quan điểm của nghị sỹ này.

Theo Viettimes

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tiêu điểm

Bão "thần tốc nhất lịch sử" đã đổ bộ, diễn biến trùng khớp với dự đoán bà Vanga?
21:55:03 27/09/2024
Chernobyl hiện ra sao sau khi con người rời bỏ do thảm họa hạt nhân?
20:04:13 29/09/2024
Iran: Mọi phong trào kháng chiến tại Trung Đông hợp sức, Israel sẽ hối tiếc
22:08:53 28/09/2024
Mỹ: Ít nhất 44 người t.ử von.g do bão Helene
15:08:01 28/09/2024
Ứng viên tổng thống Mỹ bám đuổi sít sao ở các bang chiến trường
10:54:59 28/09/2024
Ông Trump gặp Tổng thống Zelensky, cam kết chấm dứt xung đột Ukraine
11:21:31 28/09/2024
Trung Quốc lần đầu tiên phóng vệ tinh thử nghiệm có thể tái sử dụng và thu hồi
19:55:05 28/09/2024
Sập mỏ vàng ở Indonesia, 15 người thiệ.t mạn.g
07:43:40 28/09/2024

Tin đang nóng

Vụ cô giáo xin tiề.n mua laptop: Sở GD&ĐT vào cuộc, 1 câu nói gây ám ảnh
17:57:30 29/09/2024
Rộ ảnh chụp cận bữa tiệc của Diddy, 1 chi tiết gây kinh sợ, CĐM réo Katy Perry
18:26:23 29/09/2024
Bức ảnh và 2 chi tiết làm rầm rộ chuyện Diệu Nhi đang bầu lần 2 khi đi xem các Anh Trai
16:04:35 29/09/2024
Người soán ngôi Sơn Tùng nói gì trong concert mà khiến 20.000 khán giả "phát điên"?
20:04:23 29/09/2024
Triệu Lệ Dĩnh lên ngôi Thị hậu, Dương Mịch ngồi trên đống lửa, quyết làm liều
16:51:56 29/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt
20:10:46 29/09/2024
Erik gặp sự cố... rơi quần ngay khi đang biểu diễn trên sân khấu
20:09:15 29/09/2024
Sau concert "Anh Trai Say Hi" là đại hội xin lỗi!
18:53:19 29/09/2024

Tin mới nhất

Đồng tiề.n chung BRICS sẽ được bảo đảm bằng vàng

21:09:03 29/09/2024
Trong những năm qua, nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS - hiện bao gồm 10 quốc gia sau đợt kết nạp 5 thành viên mới hồi đầu năm - đã nỗ lực phát triển một đồng tiề.n chung.

Không ngừng nỗ lực cứu Trung Đông khỏi một cuộc chiến toàn diện

21:08:50 29/09/2024
Trong những ngày qua, cộng đồng quốc tế vẫn tiếp tục những nỗ lực không ngừng nghỉ để hạ nhiệt căng thẳng giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Lebanon, vốn đang đẩy Trung Đông đến gần hơn với một cuộc chiến toàn diện.

ADB dự báo kinh tế Mông Cổ tăng trưởng bền vững đến năm 2025

13:30:37 29/09/2024
Tuy nhiên, rủi ro cho tăng trưởng có thể đến như suy giảm nhu cầu từ Trung Quốc, chậm mở rộng mỏ Oyu Tolgoi và gián đoạn nguồn cung do căng thẳng địa chính trị và khí hậu.

Tỷ phú Mark Zuckerberg gia nhập 'câu lạc bộ 200 tỷ USD'

13:28:42 29/09/2024
Ngày 25/9, sau sự kiện Meta Connect 2024, cổ phiếu Meta tăng 0,9% và đóng cửa phiên giao dịch ở mức cao kỷ lục là 568,31 USD/cổ phiếu. Tuy nhiên, đến ngày 29/9, cổ phiếu này giảm xuống còn 567,36 USD/cổ phiếu

Hãng tin AFP bị tấ.n côn.g mạng

07:55:04 29/09/2024
Trong khi đang phân tích và xử lý sự cố, hãng khẳng định phòng tin tức của AFP và tất cả các dịch vụ của hãng vẫn tiếp tục đưa tin trên toàn thế giới.

Giao tranh buộc trên 50.000 người tại Liban di tản sang Syria

07:29:29 29/09/2024
Theo UNHCR, tổng số người phải rời bỏ nhà cửa ở Liban hiện đã lên tới 211.319 người, trong đó số người di dời kể từ khi Israel tăng cường các cuộc không kích vào ngày 23/9 là 118.000 người.

Số người thiệ.t mạn.g do lũ lụt tại Nepal tăng lên 59 người

07:21:36 29/09/2024
Mùa mưa năm nay tại Nepal bắt đầu từ ngày 10/6 và đang sắp kết thúc. Trong giai đoạn này, Nepal đã ghi nhận lượng mưa cao hơn trung bình.

Rơi trực thăng tại Pakistan, 6 người thiệ.t mạn.g

07:09:01 29/09/2024
Tổng cộng trên trực thăng có 14 người, bao gồm 2 phi công người Nga. Vụ ta.i nạ.n đã làm 6 hành khách t.ử von.g tại chỗ, 8 người bị thương nặng.

Trọng trách để 'Nhật Bản trở lại'

07:06:30 29/09/2024
Giáo sư chính trị của Đại học Tokyo Yu Uchiyama nhận định ông Ishiba có thể sẽ thể hiện tốt trong cuộc đối đầu sắp tới tại quốc hội với lãnh đạo phe đối lập.

Lật tàu ngoài khơi Tây Ban Nha khiến 9 người thiệ.t mạn.g, 48 người mất tích

07:02:06 29/09/2024
Vào thời điểm vụ việc xảy ra trên tàu có 84 người. Sau khi nhận được cuộc gọi khẩn cấp từ ngoài khơi đảo El Hierro, lực lượng cứu hộ đã giải cứu được 27 người.

Lũ lụt và lở đất khiến 28 người thiệ.t mạn.g và mất tích ở Nepal

06:30:59 29/09/2024
Lở đất đã chặn một số đường cao tốc khiến hàng trăm du khách bị mắc kẹt. Tất cả các chuyến bay nội địa từ Kathmandu đã bị hủy từ tối 27/9. Cục Khí tượng Thủy văn dự báo mưa lớn sẽ kéo dài đến ngày 29/9.

Giảm mạnh thuế, Ấn Độ tăng xuất khẩu gạo

06:28:31 29/09/2024
Gạo đồ là loại gạo mà phần thóc được ngâm trong nước nóng rồi mới được gia công chế biến. Không chỉ gạo đồ, thuế xuất khẩu đối với gạo lứt cũng được giảm xuống còn 10%. Quyết định này có hiệu lực ngay lập tức.

Có thể bạn quan tâm

Sân khấu Miss Cosmo 2024 tại TP.HCM bị sập, BTC nói gì?

Sao việt

21:45:26 29/09/2024
Tối 28.9, ban tổ chức Miss Cosmo xác nhận gặp sự cố trong quá trình dàn dựng sân khấu cho đêm bán kết và chung kết diễn ra tại Nhà thi đấu Phú Thọ (TP.HCM).

Barca dùng điều khoản đặc biệt với Szczesny

Sao thể thao

21:34:49 29/09/2024
Đội bóng xứ Catalonia sẽ sử dụng tiề.n lương của Marc-Andre ter Stegen để trả cho Wojciech Szczesny, nhằm đáp ứng quy định tài chính từ ban tổ chức La Liga.

Concert "Anh trai say hi": Erik gặp sự cố trang phục, MC xin lỗi vì làm ồn

Nhạc việt

21:22:31 29/09/2024
Sau khi concert đầu tiên của Anh trai say hi khép lại, chương trình đã nhận được nhiều phản ứng bùng nổ trên mạng xã hội.

"Đảo thiên đường": Nữ MC xứ Hàn bất ngờ tỏ tình DJ Wukong

Tv show

21:16:13 29/09/2024
Sau phần bỏ phiếu trái tim, tâm lý của Hooyeon cũng thay đổi bất ngờ, cô thừa nhận sẽ thành thật với chính bản thân, đồng thời tiết lộ đối tượng hướng đến là DJ Wukong.

Dân mạng phát sốt vì điệu múa lạnh gáy nhất, nhan sắc 2 nữ chính xứng đáng "phong thần"

Hậu trường phim

20:48:04 29/09/2024
Điệu múa quỷ thần của Rima Thanh Vy và Lâm Thanh Mỹ trong phim điện ảnh Cám đang được cư dân mạng nhắc đến nhiều.

"Bố bỉm sữa" Hyun Bin dưới ống kính người qua đường

Sao châu á

19:48:18 29/09/2024
Xuất hiện trước ống kính team qua đường , Hyun Bin diện một bộ đồ thể thao với áo phông 3 lỗ kết hợp quần short khỏe khoắc, khoe cơ bắp săn chắc.

Người phụ nữ 36 tuổ.i gánh hậu quả nặng nề sau khi xăm vùng kín ở spa

Sức khỏe

19:48:00 29/09/2024
Sau khi đi xăm hồng quầng vú ở spa gần nhà, người phụ nữ bị tai biến nặng nề ở vị trí xăm, phải vào viện cầu cứu.

Phụ huynh phản ánh con bị bắt nạt sau khi tố cô giáo xúc phạm học sinh ở Ninh Bình: Hiệu trưởng nói gì?

Netizen

19:44:00 29/09/2024
Vụ việc cô giáo N.T.V. (giáo viên chủ nhiệm lớp 4B, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP.Ninh Bình) có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận.

Bà Nguyễn Phương Hằng trở lại Đại Nam; nhân vật bí ẩn vụ Trương Mỹ Lan

Pháp luật

19:39:44 29/09/2024
Sự trở lại của bà Nguyễn Phương Hằng, doanh nghiệp đứng sau vụ bắ.n dây chun gây náo động mạng xã hội, tình huống gây chú ý tại vụ xét xử Trương Mỹ Lanlà những tin tức gây chú ý tuần qua.

Bữa tối nhẹ nhàng, ngon miệng với 3 món cực kỳ đơn giản

Ẩm thực

19:39:04 29/09/2024
Trong những ngày bận rộn, một bữa tối đơn giản nhưng ngon miệng có thể mang lại niềm vui và sự ấm áp cho cả gia đình.

Chú chó Chopper gây sốt vì chinh phục 7 đỉnh núi khó trèo ở Việt Nam

Lạ vui

19:34:02 29/09/2024
Nguyễn Thị Hà Mai là người đam mê leo núi. Mỗi lần đi leo núi, chị phải mang Chopper đi gửi. Lúc về, chị Mai thấy cún cưng của mình có dấu hiệu stress và đôi lần còn bị nhiễm chéo bệnh từ các bạn chó khác.