Phan Quốc Việt liên quan vụ Chủ tịch AIC vi phạm đấu thầu ở TP.HCM như thế nào?
Không đủ năng lực tham gia dự thầu, Công ty Gene Việt thống nhất dùng pháp nhân Công ty Việt Á (Công ty Việt Á có 10% vốn góp trong Gene Việt) đại diện đứng tên liên danh và thực hiện các hoạt động đấu thầu giai đoạn 1 của dự án với Công ty AIC.
Theo cáo buộc, khoảng tháng 4/2014, Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn làm quen với ông Dương Hoa Xô, Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học (CNSH) TP.HCM. Khi đó, bà Nhàn đặt vấn đề và được ông Xô đồng ý để Công ty AIC tham gia thực hiện dự án mua sắm thiết bị 12 phòng thí nghiệm tại trung tâm.
Sau khi dự án và kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt, năm 2015, bà Nhàn chỉ đạo ông Trần Mạnh Hà (Phó TGĐ AIC) và Trần Đăng Tấn (Trưởng văn phòng AIC tại TP.HCM) đến gặp, bàn bạc, thống nhất với ông Dương Hoa Xô cho Công ty AIC được xây dựng lại danh mục thiết bị để đảm bảo AIC được lợi nhuận tương đương khoảng 40% giá trị mỗi gói thầu.
Thời điểm đó, ông Nguyễn Xuân Vũ (Chủ tịch HĐQT Công ty CP công nghệ cao Gene Việt – Công ty Gene Việt) thông qua mối quan hệ cá nhân đã đến gặp, trao đổi với bà Nhàn xin được làm nhà thầu phụ tại một số gói thầu của dự án.
Gật đầu đồng ý, Chủ tịch AIC đưa ra điều kiện rằng: Công ty AIC thực hiện việc ngoại giao và chi phí; Công ty Gene Việt chịu trách nhiệm phần chuyên môn (mua hàng, bàn giao, lắp đặt, hướng dẫn vận hành, bảo hành bảo trì) và phải đảm bảo mức lợi nhuận cho AIC tương đương 40% giá trị mỗi gói thầu.
Bị cáo Phan Quốc Việt. Ảnh: CTV
Bên cạnh đó, Gene Việt giới thiệu đơn vị tư vấn lập hồ sơ mời thầu (HSMT), đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT) để Liên danh Công ty AIC – Gene Việt đàm phán với các nhà cung cấp giảm giá so với giá bán đã thỏa thuận với Công ty AIC, lúc đó Công ty Gene Việt được hưởng phần giá giảm.
Do mới thành lập, chưa đủ năng lực để tham gia dự thầu nên các thành viên Công ty Gene Việt thống nhất sử dụng pháp nhân Công ty Việt Á (Công ty Việt Á có 10% vốn góp trong Công ty Gene Việt) đại diện đứng tên liên danh và thực hiện các hoạt động đấu thầu giai đoạn 1 của dự án với Công ty AIC.
Gây thiệt hại hơn 61 tỷ đồng
Sau khi Công ty Gene Việt được tham gia liên danh thực hiện 3 gói thầu số 2,3,4 giai đoạn 1 dự án, bà Nhàn chỉ đạo cấp dưới phối hợp với ông Dương Hoa Xô, Giám đốc và Nguyễn Đăng Quân, PGĐ Trung tâm CNSH; Phạm Hoàng Minh Ly, TGĐ Công ty Gene Việt; Phan Quốc Việt, TGĐ cùng Đồng Sỹ Huy, Võ Anh Triết, Phó TGĐ Công ty Việt Á lập, thống nhất cấu hình danh mục, thông số kỹ thuật để chủ đầu tư phê duyệt dự toán nâng giá thiết bị.
Video đang HOT
Việc này nhằm đảm bảo lợi nhuận cho Công ty AIC như thỏa thuận.
Trước khi phát hành hồ sơ mời thầu (HSMT), để đảm bảo cho Công ty AIC trúng thầu, ông Trần Mạnh Hà yêu cầu Công ty Gene Việt phải tìm công ty đứng tên thay 1 trong 3 gói thầu để tránh bị các công ty khác kiện tụng.
Khi đó Phan Quốc Việt đã chỉ đạo cấp dưới là Đồng Sỹ Huy liên hệ với ông Lê Hữu Lễ, Trưởng phòng kinh doanh và ông Bạch Quốc Chính, TGĐ Công ty Cổ phần y dược phẩm Vimedimex đứng tên thay gói thầu số 4, giai đoạn 2.
Cùng với đó, bị can Trần Mạnh Hà yêu cầu Công ty Gene Việt tìm đơn vị tư vấn lập HSMT, đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT), đảm bảo cho Liên danh Công ty AIC – Việt Á và Công ty Vimedimex trúng thầu, tránh bị hủy thầu.
Theo phân công của Công ty Gene Việt, Phan Quốc Việt đã chỉ đạo Đồng Sỹ Huy liên hệ với ông Trần Vinh Vũ, TGĐ Công ty CP tư vấn đầu tư và xây dựng Hồng Hà (Công ty Hồng Hà) để Trung tâm CNSH chỉ định làm đơn vị tư vấn lập HSMT, đánh giá HSDT.
Quá trình đấu thầu, Trần Mạnh Hà, Phan Quốc Việt, Đồng Sỹ Huy, Võ Anh Triết đã chỉ đạo nhân viên Công ty Việt Á, Công ty AIC thiết lập các công ty “quân xanh” thuộc nhóm Công ty Gene Việt, Công ty Việt Á, Công ty AIC mua HSMT và nộp HSDT để đảm bảo cho Liên danh AIC – Việt Á và Công ty Vimedimex trúng thầu 3 gói thầu 2,3,4 giai đoạn 1 của dự án.
Cáo buộc chỉ ra rằng, ông Võ Anh Triết, Phó TGĐ Công ty Việt Á đã liên hệ, đề nghị Công ty Hồng Hà do ông Trần Vinh Vũ là TGĐ làm đơn vị tư vấn lập HSMT và đánh giá HSDT các gói thầu giai đoạn 1 của dự án.
Khi đó, ông Vũ đã đồng ý để Trung tâm CNSH chỉ định thầu làm đơn vị tư vấn lập HSMT và đánh giá HSDT. Quá trình xây dựng HSMT, đánh giá HSDT, ông Vũ thành lập tổ tư vấn nhưng không ai tham gia lập HSMT các gói thầu 2,3,4 giai đoạn 1 của dự án.
Theo đề nghị của Võ Anh Triết và được sự đồng ý của Trung tâm CNSH, ông Vũ đưa vào HSMT các tiêu chí để tạo lợi thế cho Liên danh AIC – Việt Á và Công ty Vimedimex gồm: Các yêu cầu về giá trị hợp đồng tương tự; số lượng nhân sự cao hơn mức tối thiểu quy định; đồng thời mở rộng diện hợp đồng tương tự từ CNSH/Y dược thành Khoa công nghệ/Y dược.
Qua đó Liên danh AIC – Việt Á và Công ty Vimedimex đủ điều kiện dự thầu và trúng thầu.
Hành vi của ông Vũ bị xác định là không đảm bảo công bằng, minh bạch trong đấu thầu, tạo điều kiện cho Liên danh AIC – Việt Á và Công ty Vimedimex trúng 3 gói thầu 2,3,4 giai đoạn 1, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 61 tỷ đồng.
'Quà cám ơn' 14,4 tỉ được thuộc cấp của cựu Phó giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM chia chác ra sao?
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn gặp cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM nhờ tạo điều kiện cho Công ty AIC trúng thầu và hứa sẽ "gửi quà cám ơn anh em".
Trong vụ án sai phạm đầu thầu tại Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch Công ty AIC bị truy tố cùng 13 bị can khác về các tội Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Một số bị can trong vụ án. Ảnh: BCA
Trong đó, bị can Dương Hoa Xô, cựu Giám đốc Trung tâm CNSH bị truy tố về tội Nhận hối lộ. Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị truy tố tội đưa hối lộ và tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo cáo trạng, tháng 1-2006, dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Công nghệ sinh học (CNSH) được UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng diện tích 230.000 m2, tổng mức đầu tư dự kiến 1.632 tỉ đồng. Chủ đầu tư là Trung tâm CNSH.
Tháng 7-2013, ông Dương Hoa Xô ký công văn gửi Sở KH&ĐT đề nghị thẩm định phê duyệt dự án mua sắm thiết bị 12 phòng thí nghiệm chuyên ngành công nghệ sinh học. Đến tháng 7-2014, Sở KH&ĐT có quyết định phê duyệt dự án, tổng vốn đầu tư 488 tỉ đồng..
Nhưng từ trước đó, khoảng tháng 4-2014, tại lễ khánh thành Trung tâm nuôi cấy mô thực vật, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn làm quen với ông Dương Hoa Xô.
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đặt vấn đề ông Dương Hoa Xô tạo điều kiện cho "Công ty AIC tham gia, trúng thầu để thực hiện các gói thầu này, Công ty sẽ gửi quà cám ơn Xô và các anh em". Ông Dương Hoa Xô hiểu bà Nhàn sẽ chi tiêu cho Xô và các anh em trong Trung tâm CNSH.
Sau đó, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn chỉ đạo cấp dưới Trần Mạnh Hà (Phó TGĐ Công ty AIC), Trần Đăng Tấn (trưởng đại diện Công ty AIC tại TP.HCM) đến gặp ông Dương Hoa Xô để bàn bạc, thống nhất cho Công ty AIC xây dựng lại danh mục thiết bị nhằm đảm bảo Công ty AIC được lợi nhuận tương đương 40% gói thầu.
Tổng cộng Công ty AIC và các công ty liên quan AIC trúng 8 gói thầu gây thiệt hại hơn 94 tỉ đồng.
Sau khi đã thông đồng với các cá nhân ở Trung tâm CNSH và một số công ty để được thực hiện và trúng thầu các gói thầu của dự án, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã chỉ đạo bộ phận kế toán tại trụ sở Công ty AIC ở Hà Nội nhiều lần chuyển tiền vào Văn phòng phía Nam của Công ty AIC để ông Trần Mạnh Hà (Phó TGĐ đốc AIC) và Trần Đăng Tấn (Trưởng văn phòng AIC tại TP.HCM) để đưa cho ông Dương Hoa Xô (cựu Giám đốc Trung tâm CNSH TP.HCM).
Tổng cộng, ông Dương Hoa Xô đã 6 lần nhận tổng số tiền 14,4 tỉ đồng từ bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, thông qua Hà và Tấn. Trong các lần đưa tiền, Hà và Tấn đều nói Công ty AIC cám ơn và mong ông Xô tạo điều kiện cho Công ty tiếp tục thực hiện các gói thầu.
Nhận tiền hối lộ, ông Xô đã đưa cho bà Trần Thị Bình Minh, Phó giám đốc Sở KH&ĐT số tiền 1 tỉ đồng; đưa cho Nguyễn Đăng Quân, Phó giám đốc Trung tâm CNSH 950 triệu đồng (đưa thành nhiều lần, từ năm 2016- 2020); Nguyễn Viết Thạch, Trưởng ban Quản lý xây dựng công trình thuộc Trung tâm CNSH là 1,1 tỉ đồng. Số tiền còn lại là 11,3 tỉ đồng ông Xô sử dụng vào mục đích cá nhân.
VKSND Tối cao đánh giá đây là vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận và xã hội quan tâm. Một số bị can đã bỏ trốn, gây khó khăn cho quá trình giải quyết vụ án, cần phải xử lý nghiêm theo quy định.
Hiện, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã bỏ trốn ra nước ngoài, CQĐT đã ra lệnh truy nã quốc tế đặc biệt nhưng chưa có kết quả. Các bị can Trần Mạnh Hà, Trần Đăng Tấn, Đỗ Vân Trường (nhân viên AIC) cũng bỏ trốn, gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án.
CQĐT đã phát thư kêu gọi những người trên ra đầu thú để hưởng chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước. Đồng thời áp dụng đầy đủ các biện pháp để đảm bảo thực hiện quyền bào chữa theo quy định. Trường hợp không ra đầu thú, coi như từ bỏ quyền bào chữa và bị truy tố xét xử.
VKSND Tối cao đánh giá các bị can khác đều thành khẩn khai báo, tích cực hợp tác trong quá trình giải quyết vụ án. Một số bị can tích cực vận động gia đình nộp tiền khắc phục hậu quả trong đó như ông Xô đã nộp lại 11,5 tỉ đồng; ông Quân nộp lại 700 triệu đồng; ông Thạch nộp 200 triệu đồng; bà Minh nộp 800 triệu đồng...
Vụ án AIC: Cơ chế đưa hối lộ do bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn chỉ đạo như thế nào? Theo Kết luận điều tra, để việc đưa hối lộ diễn ra thuận lợi, cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã tạo ra 'cơ chế', chính sách 'ngoại giao' để Ban Thư ký tài chính Công ty AIC và cấp dưới thực hiện. Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã ra Kết luận điều tra vụ án...