Phân nửa số PC sẽ dùng bộ xử lý tích hợp đồ họa
Một nửa số MTXT và ngày càng nhiều máy tính để bàn xuất xưởng trong năm 2011 sẽ chạy bộ xử lý Intel và AMD (Advanced Micro Devices) có tính năng đồ họa tích hợp.
Hai hãng sản xuất chip khổng lồ này sẽ gia tăng cạnh tranh sản xuất bộ xử lý (BXL) giúp nâng cao tốc độ đa phương tiện mà không dùng chương trình bổ sung (add-on), theo hãng nghiên cứu thị trường IHS iSuppli.
Các BXL với tính năng đồ họa tích hợp sẵn sẽ được cài đặt trong năm nay vào 115 triệu MTXT, phân nửa tổng số bán ra, và 63 triệu máy tính để bàn, chiếm 45% tổng số, IHS cho biết hôm 16/3/2011.
Con số này đang tăng trong năm nay vì BXL có tính năng đồ họa (GEM – graphics-enabled microprocessor) Sandy Bridge của Intel đang cạnh tranh quyết liệt với một dòng BXL mà AMD đã công bố hồi tháng 1/2011, để thay thế cho sự kết hợp cồng kềnh giữa CPU và card đồ họa, khi mà người dùng phổ thông muốn máy tính của họ có tính năng đa phương tiện tốt hơn.
Video đang HOT
Theo IHS, hai hãng lớn nhất trong ngành vi xử lý máy tính đang gia tăng cạnh tranh trên thị trường GEM trong năm 2011. Vào đầu năm 2011, Intel đã sẵn sàng tung ra dòng BXL Core thế hệ thứ nhì của họ, gọi là Sandy Bridge. BXL này tích hợp CPU và BXL đồ họa vào trong cùng một phiến silicon. Trái lại, AMD sẽ giới thiệu 5 nền tảng ứng dụng với 5 loại vi xử lý GEM.
Theo Peter Lin, nhà phân tích của hãng nghiên cứu IHS ở Đài Bắc (Đài Loan), AMD đã bắt đầu xuất xưởng các BXL nói trên sau khi công bố chúng hồi đầu năm.
Các GEM giúp máy tính mạnh hơn để chạy các ứng dụng tập trung đồ họa mà không cần thêm BXL đồ họa hay card đồ họa rời. Ông Lin cho biết, máy tính ngày nay dùng để trải nghiệm đa phương tiện phong phú hơn, nên tính năng đồ họa của máy tính trở nên quan trọng hơn, thúc đẩy GEM ngày càng xâm nhập thị trường.
Nhưng đối với các game thủ và những người mong đợi đồ họa hiệu năng cao, GEM sẽ không có được chất lượng cao như card đồ họa rời. GEM sẽ thỏa mãn được nhu cầu của thị trường máy tính đại chúng, theo nghiên cứu nói trên.
IHS cho biết, đến năm 2014, sẽ có 83% MTXT và 76% máy tính để bàn trên thế giới được sản xuất với BXL có tính năng đồ họa.
Theo KTDT.com.vn
Intel ra mắt chip Core vPro cho doanh nghiệp
Intel vừa ra mắt bộ vi xử lý Core vPro, phiên bản chuyên nghiệp nhắm đến các khách hàng doanh nghiệp thuộc dòng vi xử lý Core thế hệ hai dựa trên kiến trúc mới Sandy Bridge.
Mặc dù cũng dựa trên kiến trúc siêu nhỏ (microarchitecture) tương tự như các chip nhắm tới người tiêu dùng cá nhân và sử dụng các công nghệ như Advanced Vector Extensions giúp cải tiến khả năng xử lý dữ liệu đa phương tiện, Quick Sync Video để tăng tốc độ đồng bộ hóa dữ liệu và Turbo Boost để tăng hiệu năng khi có lõi xử lý nhàn rỗi, các bộ vi xử lý vPro còn có một số công nghệ bổ sung nhắm tới người dùng doanh nghiệp.
Một trong số đó là tính năng "Host-Based Configuration" mới giúp tự động hóa quá trình thiết lập các chức năng của vPro trên các máy tính mới. Theo Intel, hàng nghìn máy tính có thể cấu hình liên tục trong vài phút. Một công nghệ mới nữa là tính năng "Keyboard-Video-Mouse Remote Control" cho phép các kỹ thuật viên hỗ trợ người dùng từ xa với độ phân giải cao hơn trước đây nhưng đòi hỏi phải sử dụng hình ảnh độ nét cao HD và các màn hình lớn hơn để tận dụng tính năng mới này.
Với những người dùng sử dụng laptop để đăng nhập trên hệ thống và luôn làm việc ở văn phòng, Intel cũng giới thiệu tính năng chống trộm phiên bản mới (Anti-Theft Technology Version 3.0) có thêm 3 cách bảo vệ máy tính. Tính năng này cho phép các kỹ thuật viên CNTT vô hiệu hóa hoàn toàn những máy tính bị mất hoặc bị mất cắp để ngăn chặn truy cập vào dữ liệu quan trọng và có thể kích hoạt lại sau. Các công việc này đều được thực hiện thông qua tin nhắn di động (SMS) được xác thực và mã hóa.
Tính năng Locator Beacon mới giúp các quản trị CNTT xác định chính xác vị trí của laptop bị mất thông qua GPS trên một số modem 3G. Ngoài ra, chế độ bảo vệ trạng thái chờ (standby) có thể yêu cầu đăng nhập mật mã, do đó nếu chẳng may laptop có bị mất trong khi ở trạng chờ thì cũng có thêm một lớp bảo vệ.
Intel cho rằng các bộ vi xử lý Core vPro i5 mới của hãng này có thể tăng tốc độ các ứng dụng của doanh nghiệp lên 60% , tăng gấp đôi số ứng dụng chạy đa nhiệm và cải thiện hoạt động mã hóa dữ liệu lên tới 300%.
Tháng trước, Intel đã xuất xưởng các vi xử lý hai lõi Core i5 và Core i7 dựa trên kiến trúc Sandy Bridge nhắm tới các khách hàng là người tiêu dùng cá nhân.
Theo ICT
AMD Fusion thách thức Intel Sandy Bridge: Mèo nào cắn mỉu nào? Fusion và Sandy Bridge đều là những dòng vi xử lý mới nhất từ hai đại gia làng chipset thế giới. Kể từ khi ra đời đến nay, fan hâm mộ luôn thắc mắc liệu hệ thống nào hoạt động xuất sắc hơn? Cả Intel và AMD - những đại gia hàng đầu của làng chip xử lý - đều tung ra những...