Phẫn nộ hành vi ngược đãi, lợi dụng trẻ em man rợ ở TP.HCM
Khi một em bé ngọ nguậy, lững chững rời khỏi hiện trường “làm ăn”, ngay lập tức bị một thiếu niên áp sát lôi về, bắt diễn tiếp… đó là những hành động dã man bị phanh phui tại TP.HCM, đang khiến cư dân mạng vô cùng bức xúc và phẫn nộ.
Thỉnh thoảng, một em khác lớn hơn được cử tới đánh bôm bốp cho những đứa trẻ này khóc thét lên để tăng phần thương cảm cho người đi đường, người xem ca nhạc. TP.HCM những ngày mưa gió lạnh lẽo, những em bé tội nghiệp ấy vẫn phải “hành nghề” vật vã trên tấm bìa giấy sũng nước…
Đây là lối hành xử tàn bạo và man rợ của những kẻ nằm trong đường dây chăn dắt trẻ em lang thang cơ nhỡ ở TP.HCM. Những đứa trẻ này thuộc nhiều lứa tuổi, bé nhất là 2 -3 tuổi, không có khả năng xin ăn thì chúng bị nhưng tên “đầu xỏ” lột trần truồng và nằm lê lết trên một tấm bìa các-tông ở mặt đường hòng lấy lòng thương cảm của người qua đường, đặc biệt là cạnh khu vực sân khấu Trống Đồng thuộc Q.3, TP. HCM.
Những em bé tội nghiệp nếu không răm rắp làm theo thì sẽ bị một đứa trẻ khác lớn hơn “xử lý” bằng cách tiếp tục ép chúng nằm mọp xuống như đã chỉ định rồi đánh cho đến khi bật khóc lên.
Video đang HOT
Đứa bé khóc thét lên để lấy lòng thương của những người qua đường, thực ra đây chỉ là màn diễn dưới sự giật dây của bọn chăn dắt trẻ em. Ảnh. Tuổi Trẻ.
Điều lạ lùng là, quanh đó còn có rất nhiều người qua lại nhưng ai cũng thờ ơ và hầu như không tỏ vẻ quan tâm đến hành động đang xảy ra ngay bên cạnh họ. Có thật đáng trách và lên án?
Vụ việc này từng được đưa lên báo chí từ năm 2009 và trên facebook “Góc Yêu Thương” sau khi dẫn lại đã làm cư dân của trang mạng xã hội này vô cùng phẫn nộ và bức xúc. Bạn Avada xúc động: “Đọc xong mà mình muốn khóc trong sự tức tưởi, nhìn cái thằng kia lớn to xác mà bắt thằng nhỏ chút xíu kiếm tiền, không cho nó mặc quần áo, đồ lòng lang dạ sói. Cũng thật kì lạ, trên hình chụp rất nhiều bà con thiên hạ tại sao không ai quan tâm? Báo cáo cho chính quyền địa phương, họ còn có nhân tính không vậy?”. Thành viên Nguyễn Tuấn tức giận lên tiếng: “Chính quyên, người bảo vệ đem lại sự yên bình cho trẻ em đâu?”, bạn Linh Hoàng chia sẻ: “Nhìn vậy mới thấy mình sống sướng quá, cái khổ của mình chưa bằng 1/100 của những đứa trẻ tội nghiệp này”.
Nhiều người qua đường cũng chỉ lướt qua những cảnh đời bất hạnh. Ảnh. Tuổi Trẻ.
Nhiều thành viên khác dùng những từ thóa mạ những kẻ kiếm chác trên thân thể trẻ em bằng những lời lẽ cay độc nhất “bọn khốn nạn”, “lũ ác ôn”, “bọn quỷ hút máu người”… Facebook Hoan Nguyen Van lên tiếng: “Tại sao bọn chúng lại kiếm tiền trên nỗi đau khổ của người khác được chứ? Ác độc! Chúng không phải là người mà”. Nickname Doan Le Quang bức xúc: “Lũ vô nhân đạo, đem chúng nó ra chặt hết tay chân rồi cho đi ăn xin xem thế nào”. Facebook có nickname Nhi Pham thì đưa ra một giải pháp: “Theo mình thấy, chúng ta đừng nên cho tiền những em bé ấy, vì nếu thế hiện trạng này vẫn sẽ còn tiếp diễn”.
Nhiều lời bình luận của thành viên facebook cũng chỉ yếu ớt và tỏ ra bất lực vì không biết làm cách nào hết, họ chỉ biết hỏi pháp luật, công an đi đâu hết mà để những cảnh em bé bị hành hạ như vậy, Hanh Nguyen tâm sự: “Sao có những người không có chút lương tâm nào vậy? Không ai dẹp được những con người này à? Pháp luật đâu hết rồi?”.
Nickname Giọt Nước cũng chỉ biết kêu gọi và hô hào những người có trách nhiệm: “Hội bảo vệ trẻ em đâu, sao không mang mấy bé về trại mồ côi cho đỡ khổ mấy bé, tội nghiệp quá, có những lũ người sao ác quá, sống trên mồ hôi nước mắt của trẻ thơ”. Trong khi đó lại có những thành viên tỏ rõ khí thế nghĩa hiệp và thực sự bức xúc muốn có hành động ngay lập tức, bạn Sumo Tấn lên tiếng: “Tấm hình này hình như chụp ở sân khấu Trống Đồng TP. HCM đó bà con, qua xử tụi nà đi, lũ khốn nạn!”.
Thành viên fastnettm chia sẻ: “Với chúng thì từ lâu tôi đã nhất quyết không cho đồng nào, có là cho bé 1 hộp sữa đã khui có ống hút hay viên kẹo sô-cô-la đã mở sẵn cho bé! Trò này đã có từ mười mấy năm nay, báo có đăng mấy bận rồi, mà có gì khác đâu? Sao báo chí ta và công an ta chậm chạp quá nhỉ? Hồi đó bố tôi gọi công an phường để bắt những tên ác ôn tại cổng chợ, anh ta bảo chút nữa sẽ ra. Nhưng bố tôi thời đó còn đạp xích lô, ngồi chờ cổng chợ mãi chả thấy công an phường nào ra. Và ngày nào cũng thế, chả có công an nào quan tâm cả. Bây giờ bố tôi còng lưng chống gậy rồi, mà vẫn chưa dẹp xong. Làm sao báo chí có thể khẳng định “quyết dẹp là được?”
Hãy cùng chờ xem thời gian tới, các cơ quan chức năng có vào cuộc để dẹp gọn hiện trạng nhức nhối này?!!
Theo GDVN
Nhiều trẻ em lao động quá sức
Ngày 5.8, Thường trực HĐND TP.HCM phối hợp Đài truyền hình TP.HCM tổ chức chương trình "Lắng nghe và trao đổi" với chủ đề "Chăm sóc trẻ em - Những vấn đề cần quan tâm".
Mở đầu buổi đối thoại, bà Trương Thị Ánh - Phó chủ tịch HĐND TP.HCM, xót xa nêu thực trạng: Hiện có khoảng 1.500 trẻ em lang thang mưu sinh và 342 trẻ em phải lao động sớm, lao động nặng nhọc ở những cơ sở tư nhân, những hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ tại TP.HCM.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, thông tin thêm: Có khoảng 300.000 trẻ em đến TP.HCM cùng bố mẹ hoặc tự lang thang kiếm sống. Không ít trẻ phải mưu sinh bằng những việc nặng nhọc trong những cơ sở may tư nhân hay bằng những cách như: nuốt lửa, nuốt than, ăn xin... Đặc biệt, khảo sát 6 tháng đầu năm 2012 cho thấy: Có 110 cơ sở tư nhân, hộ kinh doanh nhỏ lẻ có sử dụng lao động trẻ em. Trong đó, tập trung tại các quận, huyện: Bình Tân, Bình Chánh, Gò Vấp... Tuy nhiên, cũng theo bà Nhung, khi bà trực tiếp xuống địa bàn kiểm tra thì không còn số lao động trẻ em ở trong 110 cơ sở đó.
Lao động trẻ em tại cơ sở may mặc trên địa bàn Q.Bình Tân - Ảnh: Hoài Nam
Về vụ việc nêu trên, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP.HCM, đặt câu hỏi: "Tôi muốn biết sự phối hợp trong công tác quản lý ở những địa phương có 110 cơ sở trên trong thời gian qua như thế nào? Có điều gì cần cảnh báo không?". Bà Tuyết Nhung giải thích: "Thực ra, vấn đề lao động trẻ em đã xảy ra nhiều năm rồi chứ không phải mới. Khi kiểm tra, chủ cơ sở nói đây là con cháu của họ từ ngoài quê vào, thành ra là không có vấn đề lao động trẻ em. Một vấn đề khác nữa là, họ viện cớ trẻ em vào đây lao động có cái giấy của cha mẹ cho phép để vừa làm vừa được học hành...". Bà Quyết Tâm ngắt lời: "Biện pháp nào để bảo vệ quyền và nghĩa vụ trẻ em tốt hơn?". Bà Tuyết Nhung: "Trách nhiệm giám sát ở địa bàn phải được thực hiện thường xuyên. Và khi phát hiện vi phạm, phải có xử phạt và răn đe". Bà Quyết Tâm lên tiếng: "Vừa qua, sở đã xử phạt bao nhiêu vụ?". Bà Tuyết Nhung: "Đã phạt hơn 30 cơ sở. Còn lý do không xử phạt 110 cơ sở trên là khi đến kiểm tra, các cơ sở đã giải tán lao động trẻ em và dùng những biện pháp để lẩn tránh các cơ quan chức năng".
Đại diện Phòng LĐ-TB-XH huyện Bình Chánh cho biết: Trong năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012, cơ quan chức năng trên địa bàn huyện đã phát hiện, xử lý 6 vụ bóc lột sức lao động trẻ em (gồm 22 trẻ) trong những cơ sở may nhỏ lẻ. Ở đó, các em phải làm việc từ 8 - 9 giờ/ngày, thậm chí là 10 - 12 giờ/ngày trong dịp lễ, tết và vụ mùa sản xuất. Môi trường làm việc chật hẹp, nóng bức rất ảnh hưởng đến sức khỏe các em. Thu nhập mỗi em là 10 - 15 triệu đồng/năm và được chủ cơ sở trả cho cha mẹ các em 1 lần/năm. Không chỉ dùng cách đối phó quen thuộc "đây là những em, cháu của chúng tôi từ ngoài quê vào", nhiều chủ cơ sở còn sử dụng mặt bằng thuê nên khi bị phát hiện đã nhanh chóng di chuyển đến những nơi khác.
Bên cạnh vấn đề trẻ lao động sớm, lao động nặng nhọc, nhiều đại biểu ban ngành liên quan và cử tri TP.HCM đã bày tỏ sự quan tâm về thực trạng, giải pháp khắc phục đối với việc thiếu sân chơi cho trẻ cũng như các vụ bạo hành, xâm hại trẻ đang có xu hướng gia tăng. Ông Nguyễn Văn Minh - Phó giám đốc Sở VH-TT-DL TP.HCM thẳng thắn nhìn nhận: "Đối với những vụ bạo hành gia đình cũng như xâm hại trẻ em, chúng ta làm công tác tuyên truyền rất tốt. Tuy nhiên, chúng ta chỉ phát hiện vụ việc thông qua báo chí, tức là chỉ chạy sau công luận. Bởi thực tế cho thấy khi tiến hành kiểm tra giám sát, gần như chúng ta đã không phát hiện được vụ việc nào".
Theo Thanh Niên
Người đàn bà tưới xăng đốt chồng khóc suốt phiên xử Không chịu được người chồng vũ phu, Lan đã tưới xăng đốt anh này thiệt mạng. Lần thứ 3 ra toà, cô khóc suốt phiên xử. Ngày 13/8, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM đã chấp nhận kháng nghị của Viện KSND tỉnh Tây Ninh, tăng án từ 4 năm lên 10 năm tù đối với Trần Thanh Lan (35...