Phần mềm quản lý y tế của Việt Nam đạt giải Vàng quốc tế
Vượt qua 604 đề tài của 33 nước và vùng lãnh thổ, phần mềm MMS.net của ông Doãn Hữu Long và cộng sự đạt giải Vàng tại Hàn Quốc.
Sau nhiều năm nghiên cứu và ứng dụng, sản phẩm nghiên cứu khoa học MMS.net do ông Doãn Hữu Long – Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk là chủ nhiệm đề tài, đã đoạt nhiều giải thưởng trong nước.
Năm nay, vượt qua 603 sản phẩm dự thi của 33 nước và vùng lãnh thổ các châu lục, sản phẩm MMS.net vừa được trao Huy chương vàng của Ban tổ chức Triển lãm Quốc tế về Khoa học và Công nghệ (SIIF 2018) và Giải thưởng đặc biệt của Hiệp hội sáng tạo Đài Loan (Trung Quốc).
Ông Doãn Hữu Long cho biết, trước thực trạng công nghệ y tế tại Việt Nam còn lạc hậu, chưa có nhiều công cụ và các tiện ích để quản lý cùng lúc nhiều chương trình mục tiêu, cảnh báo tình trạng bệnh tật, cảnh báo mức độ ô nhiễm từ hệ thống chất thải y tế, chưa có công cụ dự báo và khoanh vùng dịch bệnh, tháng 4/2014, Sở Y tế tỉnh Đác Lắc đã đề xuất nhiệm vụ khoa học “Ứng dụng CNTT Xây dựng phần mềm quản lý y tế xã (MMS.Net)” nhằm giải quyết các vấn đề cấp thiết đặt ra tại tuyến y tế cơ sở.
Dưới sự chủ trì của BS CKII Doãn Hữu Long, trải qua 4 năm thử nghiệm, nâng cấp và vận hành chính thức đến nay MMS.Net là một phần mềm hoàn thiện với phiên bản đa tuyến – đa nền tảng có khả năng đáp ứng được hầu hết các tiêu chí từ kỹ thuật đến quản lý, vận hành hệ thống.
Hiện, phần mềm này đã được chuyển giao và ứng dụng rộng rãi tại hơn 300 cơ sở y tế tại Việt Nam với chi phí thấp hơn tối thiểu 30% so với các giải pháp thương mại khác.
Video đang HOT
Ước tính các bệnh viện, đơn vị quản lý y tế tiết kiệm khoảng 22 tỷ đồng nếu sử dụng phần mềm MMS.net. Phần mềm cũng giúp tiết kiệm tối thiểu 30% nguồn nhân lực và khoảng 50% chi phí quản lý, chống thất thoát tài sản.
Giám đốc Sở Y tế Đăk Lắk nhận giải thưởng tại Triển lãm quốc tế về khoa học công nghệ
Theo ông Long, điểm nổi bật của MMS.net thể hiện ở các tính năng, như sẵn sàng kết nối đến bất kỳ hệ thống nào trong một hệ sinh thái y tế của Việt Nam và thế giới. Phần mềm còn có khả năng truy tìm bệnh sử, tự sinh các mô hình quản lý theo từng cấu hình, tận dụng các thuật giải trong trí tuệ nhân tạo để giải quyết nhiều bài toán tối ưu…
“MMS.net còn có phiên bản dành cho nhiều cơ sở khám chữa bệnh có quy mô khác nhau, tối đa lên đến 2.000 giường bệnh”, ông Long cho hay.
MMS.net còn tích hợp với một số phần mềm khác như hệ thống quản lý thông tin bệnh nhân PHR và bệnh án điện tử EHR, làm nền tảng phát triển một hệ sinh thái y tế thông minh giai đoạn 2020-2025 tại Việt Nam.
SIIF là Triển lãm Khoa học Quốc tế hàng đầu Châu Á, nơi trưng bày và dự thi những sản phẩm công nghệ mới của hàng nghìn nhà khoa học, các tổ chức khoa học, các trường đại học, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp trên Thế giới.
SIIF được Hiệp hội sáng tạo khoa học công nghệ Hàn quốc, Cục sở hữu trí tuệ Hàn Quốc phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới tổ chức.
Theo Báo Mới
Đối tác có thể giúp Apple thoát khỏi lệnh cấm bán iPhone tại TQ
Theo Nikkei, Pegatron đã đạt được một số thỏa thuận liên quan đến sáng chế mà Apple bị kiện. Do đó những chiếc iPhone do công ty này sản xuất vẫn đủ điều kiện bán tại Trung Quốc.
Cách đây ít ngày, tòa án Phúc Châu (Trung Quốc) ra phán quyết cấm nhập khẩu 7 mẫu iPhone từ 6s đến iPhone X do Apple vi phạm các bằng sáng chế phần mềm của Qualcomm. Chưa dừng lại ở đó theo Financial Times, Qualcomm đang tiếp tục yêu cầu tòa án cấm bán iPhone XS, XS Max và XR.
Tuy nhiên, theo 9to5mac, bằng cách chuyển giao iPhone lắp ráp tại các nhà máy của Pegatron, Apple có thể tránh được ảnh hưởng từ lệnh cấm này. Trang Nikkei cho biết Pegatron đã đạt được một số thỏa thuận cấp phép bằng sáng chế bao gồm 2 tính năng Apple bị kiện, trong khi đó hai nhà sản xuất còn lại là Foxconn và Wistron không có được thỏa thuận này.
Qualcomm tiếp tục yêu cầu tòa án cấm bán iPhone XR, XS và XS Max. Ảnh: Forbes.
Các nhà phân tích nhận định trong trường hợp cần thiết, Apple sẽ chuyển dần số iPhone cần lắp ráp sang Pegatron. Một số thông tin tiết lộ rằng công ty đang trong quá trình đàm phán với Pegatron nhằm tăng sản lượng sản xuất iPhone. Tuy nhiên, hạn chế của Pegatron là năng lực sản xuất thấp hơn so với Foxconn.
Trang Nikkei cũng đưa ra ước tính Apple có thể mất khoảng 5 tỷ USD trong trường hợp lệnh cấm bán iPhone có hiệu lực tại Trung Quốc. Việc chuyển sang lắp ráp thiết bị tại Pegatron sẽ giúp công ty hạn chế khoản tiền này.
Trong một động thái mới nhất, Apple đã phát hành bản cập nhật phần mềm cho người dùng tại thị trường Trung Quốc để những thiết bị của họ đáp ứng đủ các quy định về bằng sáng chế. Hiện tại, tòa án Trung Quốc chưa đưa ra bình luận về thông tin này.
Táo khuyết tuyên bố lệnh cấm ít tác động đến việc kinh doanh của hãng tại thị trường Trung Quốc. Hiện tại, Apple vẫn bán các mẫu iPhone có trong danh sách cấm tại Trung Quốc. Các đại lý ủy quyền của Apple vẫn hoạt động bình thường và không nhận được bất kì thông báo hay thông tin chính thức nào từ Apple về lệnh cấm.
Apple cũng từng cáo buộc Qualcomm tính phí sử dụng công nghệ quá cao, do dựa trên giá của thiết bị do đối tác bán ra. Apple cho rằng họ chỉ nên thu phí dựa trên mức giá của linh kiện sử dụng công nghệ. Sự chênh lệch giữa hai cách tính có thể lên tới vài trăm USD cho mỗi thiết bị.
Theo Báo Mới
Qualcomm ôm tham vọng cấm bán cả iPhone 2018 tại Trung Quốc Thừa thắng xông lên, Qualcomm đang muốn Apple hết đường bán iPhone tại thị trường đông dân nhất thế giới. Đầu tuần, Tòa án Nhân dân Trung cấp Phúc Châu đã phát hiện ra Apple vi phạm một cặp bằng sáng chế phần mềm thuộc về Qualcomm, dẫn đến việc Apple bị cấm bán một số mẫu iPhone cũ ở Trung Quốc, bao...