Phần mềm gián điệp Israel nguy hiểm đến mức nào?
Phần mềm gián điệp Pegasus có thể ghi âm cuộc gọi, sao chép tin nhắn, thậm chí lén lút quay phim bạn. Các chuyên gia cho rằng chỉ cần tắt nguồn điện thoại, phần mềm này có thể biến mất không dấu vết.
Phần mềm Pegasus bí mật lấy thông tin từ thiết bị của nhà báo, chính khách
Theo The Guardian , Pegasus có thể là một trong những phần mềm gián điệp mạnh nhất từng được tạo nên. Một khi đã xâm nhập vào điện thoại của bạn, phần mềm này sẽ trở thành thiết bị giám sát 24 giờ. Nó có thể sao chép tin nhắn, thu thập ảnh, ghi âm cuộc gọi. Nó có thể bí mật quay phim bạn qua camera, kích hoạt micro để ghi âm bạn. Nó có thể xác định bạn đang ở đâu và đã gặp ai.
Phần mềm Pegasus do công ty NSO Group của Israel phát triển, có khả năng xâm nhập vào điện thoại iOS lẫn Android. Phiên bản Pegasus sớm nhất bị phát hiện vào năm 2016, xâm nhập vào điện thoại bằng hình thức lừa đảo trực tuyến, dụ nạn nhân nhấp vào đường link độc hại gửi qua tin nhắn hoặc email.
Tự động dò tìm lỗ hổng bảo mật
Từ thời điểm đó trở đi, NSO ngày càng nâng cấp phần mềm của mình. Hiện giờ Pegasus có thể lây nhiễm thông qua kiểu tấn công “zero-click” (không nhấp chuột), không yêu cầu nạn nhân phải nhấn vào đường link. Kẻ gian sẽ khai thác lỗ hổng “zero-day”, tức các lỗi trong hệ điều hành chưa được nhà sản xuất khắc phục.
Video đang HOT
Năm 2019, WhatsApp tiết lộ phần mềm Pegasus đã gửi mã độc đến hơn 1.400 điện thoại bằng cách khai thác lỗ hổng zero-day. Chỉ cần một cuộc gọi thông qua WhatsApp, mã độc Pegasus đã được đưa vào phần mềm của nạn nhân, ngay cả khi họ không trả lời cuộc gọi.
Gần đây, NSO Group tiếp tục khai thác lỗ hổng trên iMessage để truy cập vào hàng triệu chiếc iPhone. Apple đang liên tục cập nhật phần mềm để ngăn chặn các cuộc tấn công này.
Các công ty như NSO thường khai thác phần mềm được cài đặt mặc định trên thiết bị, chẳng hạn như iMessage, hoặc phần mềm phổ biến như WhatsApp, vì chúng tăng số lượng smartphone mà Pegasus có thể tấn công.
Phòng thí nghiệm của Tổ chức Ân xá Quốc tế phát hiện dấu vết cho thấy Pegasus đã thành công xâm nhập vào phiên bản mới nhất của iOS trên iPhone. Những vụ tấn công này diễn ra ngay trong tháng 7.2021. Phần mềm sẽ liên tục tìm kiếm lỗ hổng trên nhiều ứng dụng phổ biến, thậm chí còn nhắm vào mục Ảnh và Nhạc trên thiết bị của Apple.
Không có cách nào ngăn chặn
Nếu tấn công bằng phương pháp spear-phishing (giả mạo người quen của nạn nhân) hoặc zero-click không thành công, Pegasus sẽ xâm nhập vào smartphone thông qua bộ thu phát không dây đặt gần mục tiêu.
Khi đã “chui” vào điện thoại nạn nhân, Pegasus có thể thu thập tin nhắn, email, sổ địa chỉ, lịch sử cuộc gọi, lịch sử duyệt web.
Claudio Guarnieri – người điều hành Phòng thí nghiệm Bảo mật của Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết: “Nếu iPhone bị tấn công, Pegasus có thể giúp kẻ xấu chiếm quyền quản trị trên thiết bị. Pegasus làm được nhiều thứ hơn chủ sở hữu thiết bị có thể làm”.
Luật sư NSO tuyên bố những báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế chỉ là phỏng đoán vô căn cứ, nhưng họ không phản đối chi tiết nào trong bài báo cáo.
NSO bỏ nhiều công sức để làm cho phần mềm của họ ngày càng khó bị phát hiện. Các trường hợp bị Pegasus tấn công rất khó lần ra. Các nhà nghiên cứu bảo mật nghi ngờ những phiên bản mới nhất của Pegasus chỉ nằm trong bộ nhớ tạm thời của điện thoại chứ không nằm trong ổ cứng, nghĩa là khi điện thoại tắt nguồn, gần như mọi dấu vết của Pegasus đều biến mất.
Với khả năng khai thác các lỗ hổng bảo mật, Pegasus đặt ra nhiều thách thức cho nhà báo và người bảo vệ nhân quyền, ngay cả những người thường xuyên nâng cấp bảo mật cho điện thoại cũng không thể phòng vệ trước Pegasus.
Claudio Guarnieri cho biết: “Mỗi khi phân tích pháp y trên điện thoại, tôi luôn tự hỏi “Làm sao để ngăn điều này xảy ra lần nữa?”. Câu trả lời thật lòng là không có cách nào”.
Mỹ vẫn thống trị về không gian mạng
Mỹ đã xây dựng sự thống trị trong không gian mạng từ những năm 1990 và sức mạnh này đã được khuếch đại bởi các mạng chia sẻ thông tin tình báo.
Theo báo cáo mới do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) công bố hôm 28.6, Mỹ vẫn là nước đứng đầu thế giới về không gian mạng và có khả năng giữ vị trí này trước Trung Quốc ít nhất cho đến năm 2030, với sự trợ giúp của các đồng minh phương Tây tiên tiến. Greg Austin, tác giả chính của báo cáo cho biết dù Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong củng cố năng lực không gian mạng kể từ năm 2014, nhưng vẫn chưa đủ "đủ để thu hẹp khoảng cách" với Mỹ.
Theo South China Morning Post , báo cáo mới đã đánh giá sức mạnh không gian mạng của 15 quốc gia trên bảy chỉ số, bao gồm năng lực tình báo cốt lõi, khả năng dẫn đầu trong các vấn đề không gian mạng toàn cầu, khả năng tấn công, an ninh và khả năng phục hồi. Báo cáo được biên soạn dựa trên dữ liệu từ tài liệu của chính phủ, tài liệu nguồn mở khác và cuộc phỏng vấn với các chuyên gia. Mỹ là nước duy nhất có "thế mạnh hàng đầu thế giới" trong tất cả các chỉ số. Bảy quốc gia bao gồm Úc, Canada, Trung Quốc, Pháp, Israel, Nga và Anh nằm trong nhóm thứ hai.
"Lý do chính cho sự vượt trội của Mỹ là vị thế tương đối của nền kinh tế kỹ thuật số, lĩnh vực mà Mỹ vẫn vươn xa bất chấp tiến bộ kỹ thuật số của Trung Quốc", ông Austin nói. Mỹ đã xây dựng sự thống trị trong không gian mạng kể từ giữa những năm 1990. Sức mạnh của nước này được khuếch đại bởi các mạng chia sẻ thông tin tình báo rất phức tạp, bao gồm cả với các đối tác của Mỹ trong Five Eyes, một liên minh tình báo do năm nước Mỹ, Anh, Úc, Canada và New Zealand hợp thành.
Tuy nhiên, Mỹ cũng không nên chủ quan về vị trí hiện tại của mình. "Cách Mỹ đối phó với sức mạnh ngày càng tăng của nền kinh tế kỹ thuật số Trung Quốc sẽ có ý nghĩa quyết định đối với sự cân bằng quyền lực không gian mạng trong tương lai", ông Austin lưu ý.
Báo cáo cho biết nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh đối đầu quốc tế về không gian mạng ngày càng gia tăng. Báo cáo trích dẫn quan điểm của Trung Quốc, được vạch ra trong chiến lược quân sự năm 2015, rằng không gian bên ngoài trái đất và không gian mạng đã trở thành "tầm cao chỉ huy mới" trong cạnh tranh chiến lược, và cách cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trong không gian mạng hồi tháng 3.2020.
Theo kết quả báo cáo, Anh và Israel được đánh giá cao về khả năng an ninh mạng và tình báo cốt lõi, cũng như việc sử dụng các khả năng tấn công. Pháp cũng đạt điểm cao về an ninh mạng và khả năng tiếp cận thông tin tình báo.
Trong khi đó, các nước châu Á lại bị tụt về phía sau. Ví dụ, dù Ấn Độ có nền kinh tế kỹ thuật số lớn, nhưng "bộ máy quan liêu phức tạp" đã làm chậm bước tiến của nước này trong không gian mạng. Iran không ít lần thể hiện khả năng tấn công, nhưng thiếu khả năng phục hồi kỹ thuật số và khả năng sẵn sàng dự phòng do những khiếm khuyết về công nghệ, tổ chức và kinh tế. Indonesia phải vật lộn với mối đe dọa lớn từ tội phạm mạng và khủng bố mạng. Malaysia vẫn chưa phát triển khả năng tấn công hoặc tình báo cốt lõi. Còn Nhật Bản, mặc dù có những công ty công nghệ đẳng cấp thế giới, nhưng khả năng an ninh mạng của nước này vẫn hạn chế. Nhật Bản cũng không thể phát triển khả năng tấn công vì lý do hiến pháp quy định.
Tivi, điện thoại truyền mùi hương sắp thành hiện thực Các nhà khoa học Israel đang ấp ủ kế hoạch "số hóa" mùi hương và đưa công nghệ này vào các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi, máy tính... Trong tương lai, con người có thể dùng điện thoại lưu lại mùi hương yêu thích Nhóm các nhà khoa học ở Viện Weizmann (Israel) tuyên bố đã tạo ra "bản đồ...