Phần mềm độc hại nhắm vào người dùng Việt Nam
Một phần mềm độc hại vừa được phát hiện lây nhiễm ít nhất 300.000 thiết bị Android từ 71 quốc gia, trong đó Việt Nam chiếm số lượng nhiều nhất.
Theo iTechpost, phần mềm độc hại Android này được cho là đã lây lan đến các thiết bị dưới dạng ứng dụng đọc sách và giáo dục từ năm 2018. Phần mềm độc hại này đã lây nhiễm ít nhất 300.000 thiết bị từ 71 quốc gia, trong đó Việt Nam trở thành quốc gia có số thiết bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Nhiều ứng dụng chứa phần mềm độc hại được thiết kế cho người dùng Việt Nam. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH
Báo cáo cho biết, các phần mềm này có thể được tìm thấy trong Google Play nhưng hiện đã bị gỡ xuống. Mặc dù vậy, mã độc này vẫn có thể lây lan qua các ứng dụng Android của bên thứ ba. Vì phần mềm độc hại nhắm mục tiêu đến những người dùng tải xuống các ứng dụng giáo dục nên nó được Zimperium đặt tên là “ Schoolyard Bully”. Nó có thể đánh cắp thông tin đăng nhập tài khoản Facebook, số ID, tên người dùng, thiết bị, RAM và API trên thiết bị đó.
Ứng dụng sau khi tải về sẽ hiển thị cửa sổ yêu cầu người dùng đăng nhập Facebook bằng WebView. Sau đó, nó sẽ gửi một phần mềm gián điệp bằng cách sử dụng JavaScript và trích xuất thông tin từ người dùng. Các dữ liệu này bao gồm số điện thoại, địa chỉ email, mật khẩu…
300.000 nạn nhân của 37 ứng dụng bị nhiễm được ước tính bằng dữ liệu đo từ xa. Tuy nhiên, khó xác định giá trị gần đúng do phương thức phân phối đã chuyển sang các cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba, có nghĩa có thể có nhiều nạn nhân hơn so với những gì được báo cáo ban đầu.
Ngoài việc tiếp tục lây nhiễm bằng cách sử dụng các cửa hàng ứng dụng ngoài, các ứng dụng độc hại này còn có thể ẩn khỏi phần lớn phần mềm chống virus vì nó sử dụng các thư viện gốc để ẩn. Về cơ bản, nó xuất hiện ở dạng giống như một thư viện riêng có tên “libabc.so”, nơi lưu trữ dữ liệu C&C. Dữ liệu giáo dục chỉ có thể được truy cập bằng mật khẩu vì tập ở định dạng ZIP.
Video đang HOT
Zimperium xác định nhóm tin tặc từ Việt Nam có tên FlyTrap đứng đằng sau cuộc tấn công. Các ứng dụng bị phát hiện chứa phần mềm độc hại này gồm Cẩm Nang Lớp 8 Offline – Giải Bài Tập & Ôn Luyện; Cẩm Nang Lớp Offline – Giải Bài Tập & Ôn Luyện; Cẩm Nang Địa Lý Offline – Giải Bài Tập & Ôn Luyện; Giải Bài Tập 7 Offline Toán Văn Anh Lý Sinh Sử Địa; Cẩm Nang Ngữ Văn Offline – Soạn Văn & Văn Mẫu; Giải Toán 6,7,8,9,10,11,12; Giải Tin Học 6,7,8,9,10,11,12; Giải Bài Tập 6 Offline Toán Văn Anh Lý Sinh Sử Địa; Mê Đọc Truyện; Mọt Truyện; Nghe Truyện Ngắn, Ngôn Tình, Kiếm Hiệp Audio Hay; Giải Vật Lý 6,7,8,9,10,11,12.
4 con đường lây lan phổ biến nhất của mã độc
Mã độc đặc biệt nguy hiểm và tồn tại dưới nhiều dạng thức khác nhau. Làm thế nào chúng lây lan chóng mặt như vậy? Tội phạm mạng dùng công cụ, chiến thuật nào để phát tán mã độc?
1. Tải phần mềm độc hại
Ngày nay, bạn có thể tải được vô số loại phần mềm trên mạng từ các trang khác nhau. Sự tiện lợi này đi kèm với nguy cơ trở thành con mồi của tội phạm mạng, những kẻ đang muốn lây nhiễm mã độc cho thiết bị nhanh nhất.
Nếu không truy cập đúng trang của nhà phát triển hay nhà phân phối, bạn sẽ có nguy cơ tải trúng chương trình độc hại, dù đó là phần mềm quảng cáo (adware) hay mã độc tống tiền (ransomware). Do mọi người thường không có thói quen kiểm tra tập tin có an toàn không trước khi tải về, chiêu thức lây lan này đặc biệt phổ biến trong giới tội phạm mạng.
Làm thế nào để tránh tải về chương trình độc hại? Đầu tiên, bạn phải đảm bảo chỉ tải tập tin từ website đáng tin cậy. Tiếp theo, nếu phần mềm tính phí hay mất tiền, bạn đừng bấm vào phiên bản miễn phí tìm thấy đâu đó trên mạng vì nó có thể đang mạo danh phần mềm hợp pháp.
Bạn nên dùng phần mềm diệt virus để quét tập tin trước khi tải hoặc sử dụng các trang web như VirusTotal để kiểm tra nhanh.
2. Email lừa đảo (phishing)
Phishing là một trong các hình thức được hacker yêu thích nhất vì hầu như ai cũng liên lạc qua email, tin nhắn hay SMS. Trên hết, thủ phạm dễ dàng lừa nạn nhân chỉ bằng một số chi tiết như ngôn ngữ chuyên ngành, có tính thuyết phục, hình ảnh quen thuộc.
Trong các sự cố phishing, kẻ tấn công sẽ gửi cho con mồi một tin nhắn có vẻ đáng tin. Chẳng hạn, ai đó có thể nhận được email từ hãng chuyển phát nhanh thông báo về bưu kiện và yêu cầu cung cấp thông tin để nhận hàng an toàn. Nó rất hiệu quả trong việc tạo ra cảm giác gấp gáp, khiến người nhận đáp ứng ngay lập tức.
Một liên kết sẽ được gửi kèm trong email để nạn nhân mở ra, nhập thông tin, xác minh... Tuy nhiên, thực tế đây lại là liên kết độc hại. Trang web sẽ đánh cắp mọi dữ liệu bạn nhập vào, chẳng hạn thông tin liên lạc, thanh toán. Chúng cũng có thể trở thành công cụ phát tán mã độc ngay khi người dùng bấm vào liên kết.
Để tránh trở thành nạn nhân, bạn nên ghi nhớ kiểm tra kỹ các email phát hiện sai sót, địa chỉ người gửi bất thường hay các tập đính kèm đáng nghi. Ví dụ, nếu nhận được email từ FedEx nhưng địa chỉ email là "f3dex", bạn nên bỏ qua.
3. Remote Desktop Protocol
Giao thức Remote Desktop Protocol (RDP) là công nghệ cho phép máy tính của một người dùng kết nối với máy tính của người khác qua một mạng. Dù giao thức này do Microsoft phát triển, hiện nay nó có thể dùng trên nhiều hệ điều hành khác nhau. Tội phạm mạng cũng tìm ra cách để khai thác giao thức.
Đôi khi, RDP không được bảo vệ nghiêm ngặt, bỏ ngỏ trên một hệ điều hành cũ, giúp kẻ tấn công có cơ hội hoàn hảo để triển khai. Ngay khi chúng tìm ra kết nối có vấn đề và chiếm quyền truy cập máy tính từ xa qua giao thức, chúng có thể cấy mã độc, thậm chí lấy đi dữ liệu từ thiết bị mà chủ nhân không hay biết.
Ransomware là một vấn đề phổ biến với người dùng RDP. Theo báo cáo năm 2020 của Paloalto, trong số 1.000 vụ tấn công mã độc tống tiền được ghi nhận, 50% sử dụng RDP làm trung gian lây nhiễm ban đầu. Ransomware sẽ mã hóa tập tin của người dùng, giữ chúng làm con tin để đòi tiền chuộc.
Nhằm bảo vệ thiết bị, bạn nên sử dụng mật khẩu mạnh, kích hoạt xác minh hai bước và cập nhật máy chủ bất cứ khi nào có thể.
4. Ổ đĩa flash
Dù có thể lây nhiễm mã độc từ xa, hacker cũng yêu thích loại hình truyền thống, đó là các ổ đĩa flash hay USB. Nếu tin tặc có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với thiết bị của nạn nhân, sử dụng USB là một cách nhanh và đơn giản.
USB sẽ được cài sẵn mã độc, thu thập dữ liệu trên thiết bị. Chẳng hạn, ổ đĩa flash cấy keylogger vào máy tính để theo dõi mọi thứ mà nạn nhân nhập, bao gồm thông tin đăng nhập, thanh toán hay dữ liệu nhạy cảm. Chúng có thể cấy mọi thứ, từ ransomware, spyware, virus đến "bọ".
Đó là lý do vì sao nên cài đặt mật khẩu cho thiết bị và khóa chúng ngay khi rời khỏi tầm mắt. Bạn cũng nên vô hiệu hóa các cổng USB nếu không dùng tới máy tính. Ngoài ra, nên thận trọng khi sử dụng USB không rõ nguồn gốc, hay quét bằng phần mềm diệt virus.
Tội phạm mạng không ngừng tìm ra những cách thức mới để phát tán mã độc và tấn công nạn nhân. Vì vậy, bạn nên bảo vệ thiết bị bằng mọi cách và kiểm tra kỹ càng bất kỳ phần mềm, tập tin, liên kết nào trước khi tải hay truy cập.
Các cuộc tấn công mạng vào chuỗi cung ứng ngày càng gia tăng mạnh Theo các chuyên gia, tấn công mạng vào chuỗi cung ứng ngày càng gia tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Đánh cắp dữ liệu, khủng bố mạng và cài phần mềm độc hại đang gây ra mối đe dọa vô cùng lớn cho việc quản lý chuỗi cung ứng. Tấn công chuỗi cung ứng (supply chain attack) là hình thức tấn...