Phần mềm chống thất tốc của Boeing tự bật lại 4 lần trước khi máy bay rơi
Phần mềm chống thất tốc của máy bay Boeing tự bật lại 4 lần trước khi máy bay rơi.
Buồng lái một chiếc Boeing 737 Max.
Theo hãng tin Reuters, quá trình điều tra về vụ tai nạn hàng không thảm khốc tại Ethiopia hồi tháng 3 đang chuyển hướng sang khả năng phần mềm vừa nâng cấp của Boeing đã tự khởi động, khiến phi công không thể kiểm soát máy bay.
Dẫn nhiều nguồn thạo tin, Reuters cho hay, phần mềm chống thất tốc (MCAS) đã được bật lại ít nhất 4 lần trước khi máy bay rơi.
Các phi công đã tắt hệ thống này ngay khi nhận thấy dữ liệu từ cảm biến luồng không khí có dấu hiệu bất thường.
Video đang HOT
Tuy nhiên, hiện chưa rõ việc mở lại hệ thống MCAS có phải là quyết định của phi hành đoàn hay không. Hệ thống này được cho là nguyên nhân khiến chiếc máy bay Boeing 737 Max gặp nạn ngày 10/3 bị chúi mũi, mất kiểm soát và lao xuống mặt đất.
Các điều tra viên đang cân nhắc khả năng phần mềm đã tự động kích hoạt mà không có tác động của phi hành đoàn.
Hiện cả Boeing lẫn các điều tra viên của Ethiopia vẫn chưa đưa ra bình luận chính thức về chi tiết này.
Hòa Bình
Theo Baogiaothong
Sự cố máy bay Boeing 737 MAX: Tin mới liên quan đến lỗi hệ thống MCAS
Hệ thống Tăng cường tính năng điều khiển bay lắp đặt trên máy bay Boeing 737 MAX gặp nạn của hãng hàng không Ethiopian Airlines đã được tắt/mở có thể tới 4 lần dù phi công lúc đầu đã tắt hệ thống này.
Hiện trường vụ rơi máy bay Boeing 737 MAX của Hãng hàng không Ethiopian Airlines ở Bishoftu, cách thủ đô Addis Ababa của Ethiopia 50km về phía đông, ngày 10/3/2019. Ảnh: THX/TTXVN
Hệ thống Tăng cường tính năng điều khiển bay (MCAS), còn gọi là hệ thống lái tự động trong trường hợp nguy hiểm, được lắp đặt trên máy bay Boeing 737 MAX gặp nạn của hãng hàng không Ethiopian Airlines đã được tắt/mở có thể tới 4 lần dù phi công lúc đầu đã tắt hệ thống này khi nghi ngờ dữ liệu chuyển tới từ một cảm biến luồng gió.
Đây là thông tin mới liên quan lỗi của hệ thống MCAS, được cho là nguyên nhân dẫn tới hai vụ tai nạn thảm khốc của chiếc Boeing 737 MAX thời gian qua.
Theo một nguồn thạo tin về cuộc điều tra vụ tai nạn hàng không trên, cho tới nay vẫn chưa rõ liệu có phải phi công đã bật lại MCAS khiến máy bay chúi đầu xuống hay không, song các nhà điều tra cũng đang xem xét khả năng hệ thống này đã tự kích hoạt trở lại mà không có sự can thiệp của con người.
Theo nguồn thạo tin khác, cuộc điều tra đang làm rõ cách thức mà hệ thống MCAS, vốn ban đầu đã được phi công tắt, song dường như liên tục khởi động lại sau đó trước khi máy bay bổ nhào xuống đất. Sau khi xảy ra vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không Lion Air, Boeing đã ban hành văn bản hướng dẫn phi công xử lý gặp sự cố với hệ thống MCAS và duy trì hệ thống này "ngủ đông".
Tuy nhiên, các nhà điều tra cho rằng thao tác này không tắt hoàn toàn hệ thống MCAS mà chỉ ngắt nguồn điện giữa máy bay nối với hệ thống này. Do đó, cách thức mà hệ thống MCAS tự động kích hoạt không cần thao tác của con người vẫn đang là "ẩn số". Hiện, tập đoàn Boeing đang tiến hành cập nhật hệ thống MCAS đồng thời triển khai các cuộc huấn luyện giúp phi công ứng phó với tình huống tương tự.
Hệ thống MCAS được cho là đã tự động điều khiển mũi máy bay Boeing 737 MAX của hãng hàng không Ethiopian Airlines chúi xuống sau khi cất cánh từ sân bay Addis Ababa và kết quả là khi công đã không thể kiểm soát, để máy bay lao thẳng xuống đất. Các nhà điều tra đang làm rõ vai trò của hệ thống này trong hai vụ tai nạn liên quan đến máy bay Boeing 737 MAX của hãng hàng không Ethiopian Airlines vừa qua và của Lion Air (Indonesia) hồi tháng 10 năm ngoái.
Hiện cả Boeing và hãng hàng không Ethiopian Airlines chưa đưa ra bình luận về thông tin trên. Giới chức Ethiopia cho biết sẽ sớm công bố báo cáo sơ bộ về nguyên nhân vụ tai nạn.
Trong khi đó, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cho hay nước này sẽ tự giám sát mọi cuộc sửa chữa đối với máy bay Boeing 737 MAX trước khi quyết định cho phép máy bay này quay lại "bầu trời". Theo Cơ quan hàng không dân dụng UAE, nước này có thể hợp tác với các cơ quan tại châu Âu và dựa vào đánh giá độc lập về kế hoạch cập nhật phần mềm của Boeing, sau đó mới đưa ra quyết định về việc dỡ bỏ lệnh cấm bay đối với 737 MAX.
Trước đó, ngày 10/3, máy bay Boeing 737 Max 8 mang số hiệu chuyến bay ET302 của Hãng hàng không Ethiopia chở 157 hành khách và phi hành đoàn đã rơi xuống đất chỉ ít phút sau khi cất cánh. Hệ thống MCAS được Boeing lắp đặt trên mẫu 737 MAX trở thành tâm điểm chú ý sau khi được cho là nguyên nhân chính dẫn tới hai vụ tai nạn máy bay thảm khốc của hãng Lion Air (hồi tháng 10/2018) khiến 189 người thiệt mạng và vụ tai nạn vừa qua của Ethiopian Airlines.
Hệ thống này hoạt động trên cơ chế nhận dữ liệu từ cảm biến góc tấn và tự động kích hoạt khi các phân tích dữ liệu cho thấy máy bay rơi vào tình trạng mất lực nâng vì mũi máy bay đang hướng lên quá cao trong chế độ người điều khiển. Khi đó, MCAS sẽ tự động hướng mũi máy bay xuống thấp./.
Theo Thanh Hương/TTXVN
Phần mềm Boeing 'tự bật lại 4 lần' trên chuyến bay tử thần ở Ethiopia Cuộc điều tra về thảm họa hàng không tại Ethiopia hồi tháng 3 đang chuyển hướng sang khả năng phần mềm vừa nâng cấp của Boeing đã tự khởi động khiến phi công mất quyền kiểm soát. Reuters dẫn nhiều nguồn thạo tin cho biết phần mềm anti-stall (MCAS - chống hiện tượng thất tốc khi máy bay rơi vào vị trí mất...