Phân luồng, nhận diện phương tiện từ xa tại các chốt kiểm soát COVID-19
Để rút ngắn thời gian làm thủ tục kiểm tra, kiểm soát đối với lái xe, người áp tải hàng hóa, đảm bảo lưu thông nhanh nhất, Cục CSGT yêu cầu các địa phương thực hiện phân luồng, nhận diện phương tiện từ xa tại các chốt kiểm soát COVID-19.
Phân luồng từ xa để rút ngắn thời gian kiểm tra tại các chốt kiểm soát dịch COVID-19.
Cục Cảnh sát giao thông (CSGT, Bộ Công an) cho biết, Cục vừa có công điện đề nghị Giám đốc Công an các tỉnh, địa phương tổ chức quán triệt cán bộ chiến sĩ tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công an, Cục CSGT về công tác phòng chống dịch COVID-19.
Theo đó, Cục CSGT chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp với Sở Giao thông vận tải dự báo tình hình, các tình huống phức tạp có thể diễn ra để kịp thời tham mưu với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của địa phương có quy định cụ thể về Bộ phù hiệu điều phối các loại phương tiện vào, ra từng địa phương.
Cùng với đó, liên hệ với Sở Giao thông vận tải để được hướng dẫn, phối hợp cài đặt phần mềm cấp mã QR CODE cho phương tiện lưu thông trên “luồng xanh quốc gia”, “luồng xanh” địa phương để rút ngắn thời gian kiểm soát tại các chốt, trạm kiểm soát.
Cục CSGT đề nghị công an các tỉnh, địa phương thực hiện phân luồng, nhận diện phương tiện từ xa tại các chốt kiểm soát COVID-19 nhằm rút ngắn thời gian làm thủ tục kiểm tra, kiểm soát đối với lái xe, người áp tải hàng hóa, đảm bảo lưu thông nhanh nhất.
Để người dân chủ động chuẩn bị trước khi di chuyển, giao thông được thông suốt tại các chốt kiểm soát dịch bệnh, Cục CSGT đề nghị CBCS Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong quá trình thực thi nhiệm vụ kết hợp tuyên truyền, vận động nhân dân nghiêm túc thực hiện yêu cầu “5K” trong phòng, chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Video đang HOT
Giám đốc Công an các tỉnh tiếp tục tham mưu, kiến nghị chính quyền địa phương loại bỏ một số chốt kiểm soát không thật sự cần thiết để việc phương tiện lưu thông được thuận lợi, tạo điều kiện thông thoáng cho “luồng xanh”.
Cục CSGT cũng đề nghị Giám đốc Công an các tỉnh tiếp tục chỉ đạo bảo đảm tốt an ninh, trật tự an toàn giao thông, phối hợp bảo đảm sản xuất, lưu thông hàng hóa an toàn trong nội bộ tỉnh, thành phố và với các địa phương khác.
Ngoài ra, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Y tế và các lực lượng có liên quan tổ chức xét nghiệm nhanh COVID-19 đối với các lái xe đường dài, đảm bảo đủ giấy tờ phòng, chống dịch và đáp ứng thời gian lưu thông nhanh nhất, không để ách tắc giao thông; đáp ứng yêu cầu, quy định phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo quy định của y tế địa phương.
Thủ tướng nói nhiệm vụ ở "điểm nóng" TPHCM và kịch bản tăng trưởng kinh tế
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tới nay vẫn chưa thay đổi mục tiêu đã đề ra nhưng phải chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hài hòa giữa phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế - xã hội.
Sáng nay (1/7), dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 6, thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
Phòng chống dịch, ổn định kinh tế vĩ mô
Phiên họp tập trung thảo luận về 4 nội dung: Bối cảnh, tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, những kết quả đạt được, những hạn chế, các nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và dự báo tình hình, mục tiêu, phương hướng, quan điểm chỉ đạo, các nhiệm vụ, giải pháp trong 6 tháng cuối năm; các nhiệm vụ, giải pháp để tháo gỡ khó khăn liên quan tới công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19; một số nội dung liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư; công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong thời gian qua.
Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, tới thời điểm này vẫn chưa thay đổi mục tiêu đã đề ra nhưng phải chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hài hòa giữa phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế - xã hội. Có nơi, có lúc phải ưu tiên cho nhiệm vụ phòng chống dịch. Có nơi, có lúc phải ưu tiên cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Có nơi, có lúc lại phải cân bằng cả hai mục tiêu, nhiệm vụ này.
Thủ tướng lấy ví dụ Bắc Ninh, Bắc Giang thời gian vừa qua đã ưu tiên cho nhiệm vụ ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh, hiện ưu tiên cho nhiệm vụ thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Một số địa phương như Hà Nội cần kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa hai nhiệm vụ, mục tiêu. TPHCM và các tỉnh Đông Nam Bộ đang phải tập trung cho nhiệm vụ phòng chống dịch.
"Ngay trong một địa phương như TPHCM, có những quận, huyện tập trung phòng chống dịch nhưng những quận, huyện khác tình hình dịch bệnh không căng thẳng, phải tập trung phát triển kinh tế" - Thủ tướng yêu cầu.
Phiên họp Chính phủ thường kỳ do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì sáng 1/7 (Ảnh: Đoàn Bắc).
Thủ tướng cũng nhắc tới ví dụ về kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Ông đề nghị các đại biểu phát huy tinh thần trách nhiệm để nghiên cứu, thảo luận, phân tích kỹ, làm rõ thêm về các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong thời gian tới, tập trung vào: Phòng chống dịch bệnh; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm các cân đối lớn; hoạt động xuất nhập khẩu; phát triển công nghiệp và xây dựng; phát triển nông nghiệp;
Phát triển các ngành dịch vụ (như đẩy mạnh chuyển đổi số, thương mại điện tử); thu hút các nguồn lực, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, huy động nguồn vốn xã hội; bảo đảm lao động, việc làm, an sinh xã hội; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đổi mới, cải cách, hoàn thiện thể chế; bảo đảm quốc phòng - an ninh và đẩy mạnh đối ngoại, thúc đẩy hội nhập sâu rộng; theo dõi, đôn đốc kiểm tra, khen thưởng, xử lý kỷ luật; tuyên truyền và vận động nhân dân.
Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm
Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, trong 6 tháng đầu năm, kinh tế thế giới chứng kiến sự phục hồi không đồng đều. Các quốc gia phát triển phục hồi khá mạnh mẽ, các quốc gia đang phát triển phục hồi chậm.
Trong nước, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thách thức, chủ yếu đến từ các đợt bùng phát với biến chủng mới của Covid-19, tăng giá bất động sản, hàng hóa, nguyên vật liệu, chi phí vận tải, rủi ro thương mại quốc tế...
Mặc dù vậy, nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự chung sức đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm tiếp tục chuyển biến tích cực, vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa duy trì và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tổ chức thành công các sự kiện chính trị lớn của đất nước như Đại hội XIII của Đảng, bầu cử Quốc hội khóa XV, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ những kết quả chủ yếu về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm. Kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế khả quan dù chịu tác động từ dịch bệnh. Tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm nay đạt 5,64%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2020.
Các cân đối lớn được đảm bảo. Tiến độ thu ngân sách tích cực, lũy kế 6 tháng đạt 57,7% dự toán, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2020. An ninh lương thực được đảm bảo, dù một số quốc gia đang thiếu lương thực và giá cả tăng cao do dịch Covid-19. Giữ vững an ninh năng lượng, vận hành ổn định thị trường điện...
Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng 2 kịch bản thực hiện mục tiêu tăng trưởng 6 tháng cuối năm đã được Quốc hội và Chính phủ giao, cụ thể:
Kịch bản 1: Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6%, quý III cần đạt mức tăng trưởng là 6,2% (thấp hơn Nghị quyết 01/NQ-CP 0,5 điểm phần trăm), quý IV tăng 6,5% (thấp hơn Nghị quyết 01/NQ-CP 0,2 điểm phần trăm).
Kịch bản 2: Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5%, quý III phải đạt mức tăng trưởng là 7% (cao hơn Nghị quyết 01/NQ-CP 0,3 điểm phần trăm) và quý IV tăng 7,5% (cao hơn Nghị quyết 01/NQ-CP 0,8 điểm phần trăm).
Gần 300 cảnh sát cơ động hỗ trợ Bắc Giang đảm bảo an ninh và chống dịch Sáng 17/5, tại huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (CSCĐ) tổ chức Lễ ra quân phối hợp, hỗ trợ Công an tỉnh Bắc Giang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, đảm bảo an ninh, trật tự và phòng, chống dịch COVID-19. Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, thực hiện...