Phần lớn nam giới bất lực không chia sẻ với vợ
Khi được hỏi sẽ thổ lộ với ai về chứng rối loạn cương của mình, phần lớn đàn ông cho biết sẽ chọn bác sĩ, rất ít người dự định nói điều đó với vợ mình.
Đó là kết quả một khảo sát do Hiệp hội quốc tế Nghiên cứu sức khỏe nam giới tiến hành.
Rối loạn cương tuy là bệnh khó nói nhưng không thuộc loại hiếm. Hiện nay trên toàn thế giới có khoảng 150 triệu đàn ông bị bệnh này. Để chữa trị rối loạn cương hiệu quả, các nhà điều trị rất cần biết thái độ của các đấng nam nhi đối với bệnh. Vì vậy, đã có những nghiên cứu thăm dò thái độ của đối tượng khảo sát nhằm rút ra những kết luận cho phương thức điều trị hiệu quả.
Một nghiên cứu như thế đã được Hiệp hội quốc tế Nghiên cứu sức khỏe nam giới tiến hành trên gần 1.000 người thuộc 12 nước. Các nhà khoa học đã đặt ra cho người được khảo sát những câu hỏi sau:
Bao lâu sau khi bị rối loạn cương, bạn sẽ tìm đến bác sĩ để điều trị?
Đàn ông Australia cho biết thường là 12 tháng, trong khi đàn ông các nước khác cho biết 6 tháng sau khi bị rối loạn cương, họ sẽ đến bác sĩ khám bệnh.
Ai là người được tâm sự về rối loạn cương?
93% đàn ông Australia cho biết, người được tâm sự, kể rõ về rối loạn cương là bác sĩ, chỉ 18% thổ lộ đầu tiên với người nữ phối ngẫu. Ở các nước khác, tỷ lệ lần lượt là 53% và 34%. Đặc biệt, có khoảng 23% đàn ông Australia (đàn ông nước khác là 39%) cho rằng người phối ngẫu chẳng bị ảnh hưởng gì từ rối loạn của họ.
Video đang HOT
Như vậy, tâm lý của đa số nam giới là ngán ngại, không dám cởi mở, thổ lộ rối loạn của mình cho người bạn đời biết, và một số ít cứ cho rằng người phụ nữ thường chịu đựng, không đặt nặng vấn đề đó, và rối loạn cương ít gây ảnh hưởng đến mối quan hệ của hai người.
Nam giới thường không lưu ý điều gì trong hoạt động tình dục?
Hoạt động tình dục cần phải được tự nhiên, không tùy thuộc vào sự lên lịch, vạch trước chương trình. Nam giới thường không lưu ý điều này, họ quên rằng họ cần được tự do chọn lựa thời điểm cho hoạt động tình dục vào lúc họ cảm thấy có nhu cầu và cảm thấy thoải mái. Trong cuộc khảo sát, 85% đàn ông Australia cho biết họ phải lên lịch cho cuộc giao hợp.
Hoạt động tình dục có ảnh hưởng đến đời sống tình cảm của nam giới?
Cuộc khảo sát cho thấy, rối loạn trong hoạt động tình dục ở nam giới ảnh hưởng nặng nề đến đời sống tâm lý và tình cảm của họ. Đa số thường đau khổ và che giấu, không dám chia sẻ với người bạn đời. Khoảng 82% đàn ông cho rằng cái gọi là nam tính ở họ chính là chất lượng hoạt động tình dục tốt.
Theo VNE
Mặc kệ điểm G!
Bạn thường nghe nói về điểm G như là một cái đích bất biến trên con đường đi đến cao trào của phụ nữ, và bạn nghĩ chạm đến điểm G mới có thể lên đỉnh.
Đừng để những mặc định sai lầm ấy khiến bạn cứ phải loay hoay đi tìm điểm G của chính mình. Mặc kệ nó!
Điểm G
Đầu thập niên 50 của thế kỷ trước, trong một lần khám phụ khoa, bác sĩ người Đức Ernst Grafenberg tình cờ tìm ra một vùng nhạy cảm, khi ông vô tình chạm tới điểm này, nữ bệnh nhân đã không kiềm chế được và khẽ rên lên vì sung sướng!
Tới những năm 80 của thế kỷ trước, người ta mới đặt tên vị trí lên đỉnh bằng tên người đã khám phá đầu tiên, đó là điểm Grafenberg hay gọi tắt là điểm G.
Điểm G nằm ở thành trước âm đạo, dọc theo niệu đạo và gần với cơ thắt vòng của bàng quang. Nó rộng khoảng 2 - 3 cm, nằm hơi nhô hơn so với xung quanh nên đàn ông có thể cảm nhận được sự tồn tại của nó. Khi kích thích rất dễ dẫn đến những hưng phấn cực độ gọi là cực khoái.
Khi có những cơn cực khoái sẽ gây co thắt các cơ vùng đáy chậu khiến cho âm đạo xuất tiết các chất bôi trơn chứa sẵn trong các tuyến Skene, tuyến Bartholin của âm đạo, làm cho âm đạo ẩm ướt hơn, trơn hơn, mà nhiều người gọi là sự xuất tinh của nữ giới.
Và những cơn co thắt này cộng với kích thích tại điểm G rất gần nơi chứa nước tiểu làm cho cả bộ phận chứa nước tiểu co thắt nên nhiều phụ nữ cảm thấy muốn đi tiểu khi đạt tới cực khoái.
Tất nhiên, vẫn có những cá biệt là một số phụ nữ sẽ không cảm thấy gì ở vùng G và thậm chí một số khác còn cảm thấy hơi nhột khi bị kích thích tại điểm này. Cũng chẳng có gì bất bình thường nếu chị em không phát hiện được cảm giác nào đặc biệt ở vùng G của mình.
Không phải chỉ có một điểm nhạy cảm
Như trên đã nói, với một số người dù kích thích đúng điểm họ vẫn không thấy cực khoái. Vì ngoài điểm G còn có điểm A, điểm U... nằm đâu đó trong âm đạo. Với họ, điểm G không phải là tất cả.
Vậy mới thêm khái niệm là "vùng G", tức là biên độ tìm kiếm được nới rộng hơn. Khi được kích thích những điểm như tai, gáy, núm vú, rốn, cộng với những lời ân ái yêu thương... cũng khiến phụ nữ có những khoái cảm dâng trào. Lúc này điểm G đã chia sẻ nhiệm vụ của mình với những điểm A hoặc U kia.
Khám phá ra những vùng khoái cảm phụ thuộc vào kinh nghiệm, độ nhạy cảm và cả sự tận tụy của đàn ông.
Điều này cũng là lý giải cho việc mỗi phụ nữ đạt được khoái cảm trong mỗi tư thế quan hệ tình dục khác nhau, không ai giống ai.
Có những phụ nữ bị mang nặng những quan điểm giáo dục truyền thống, hay ngại ngùng về cơ thể mình, thì nàng dù có được kích thích đúng điểm G cũng không mang lại khoái cảm như mong muốn. Đừng ngại ngần vì những điều mà mình coi là không đẹp, không hoàn mỹ, như ngực hơi nhỏ, mỡ bụng hơi nhiều... Chúng ta sống trong một thế giới bất toàn nên hãy chấp nhận cơ thể đầy nữ tính của mình như nó vốn có.
Và có thể với kẻ đang lúc si mê, những khuyết điểm đó lại là vẻ đẹp.
Đừng quá băn khoăn đi tìm điểm G giải phẫu của mình, nếu không tìm ra điểm G có thể nó đã chia sẻ trách nhiệm của mình với những điểm khác rồi. Thật sai lầm nếu quan niệm rằng khoái cảm tình dục chỉ tồn tại ở một vùng duy nhất và thất vọng nếu bạn không tìm ra.
Cũng vẫn là lời của bác sĩ Grafenberg: "Không có một vùng nào trên cơ thể phụ nữ lại không thể tạo ra khoái cảm. Vấn đề là cần phải biết đánh thức nó".
Theo VNE
Khi gần gũi, chồng tôi thường khá "ồn ào", phải làm sao? Khi khoái lạc cất lời, không có ưu tiên cho giới nào, đàn ông cũng ồn không kém người chung chăn gối. Khi gần gũi, chồng tôi thường khá "ồn ào". Vì tế nhị (nhà chung cư) tôi đề nghị ông xã khe khẽ, nhưng cố gắng thế nào rồi đâu lại hoàn đấy. Thưa bác sĩ, phải làm thế nào với trường...