Phần lồi camera trên smartphone – tốt hay xấu?
Trong khi nhiều người cho rằng, phần lồi camera trên smartphone khiến sản phẩm trông xấu xí và không cần thiết thì số khác nói điều này sẽ mang lại những lợi ích đáng kể.
Hình ảnh rò rỉ của Moto X 2016 cho thấy phần camera bị lồi ra rõ rệt. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Theo Business Insider, hình ảnh Moto X 2016 rò rỉ mới đây mang đến cho chúng ta cái nhìn về thiết kế của sản phẩm hàng đầu sắp tới của Motorola. Mọi người có thể dễ dàng nhận thấy chỗ lồi ra ở camera mặt sau.
Hiện tại, chiếc Galaxy S7 mà Samsung ra mắt mới đây đã giảm độ lồi của camera phía sau so với tiền nhiệm Galaxy S6 và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía người tiêu dùng. Vậy câu hỏi đặt ra là: Tại sao Motorola lại đi theo vết xe đổ mà Galaxy S6 đã gặp trước đây?
Camera smartphone hiện nay đang được cải thiện nhiều hơn, điều này đặt ra nhiều yêu cầu trong việc mở rộng độ lồi của phần ống kính camera. Cụ thể, hình ảnh chụp từ camera với cảm biến lớn hơn sẽ cho chất lượng tốt hơn so với hình ảnh chụp từ camera với cảm biến nhỏ. Thêm vào đó, độ rộng của các cảm biến lớn sẽ giúp ánh sáng tập trung tốt và phạm vi chụp rộng hơn. Khi kích thước cảm biến lớn hơn, yêu cầu ống kính phải lồi ra để phù hợp với hoạt động chụp ảnh.
Tương tự như vậy, ống kính lồi ra cũng sẽ mang đến cơ hội mở rộng khẩu độ rộng cho camera. Với những gì mà ống kính lồi mang lại, chất lượng bức ảnh và các chức năng khác sẽ được cải thiện một cách kinh ngạc.
Nhìn chung, camera trên smartphone mạnh mẽ hơn sẽ mang lại cho người sử dụng những lợi ích rất lớn. Nhu cầu lưu trữ hình ảnh trong cuộc sống của chúng ta hiện nay đang rất cao khiến người tiêu dùng cần một sản phẩm có khả năng ghi lại những khoảnh khắc một cách tốt nhất, độ chính xác cao nhất. Chính vì vậy, họ có thể sẵn sàng hy sinh vẻ đẹp sản phẩm để có một smartphone mang đến chất lượng ảnh chụp tốt nhất.
Liên quan đến ý kiến cho rằng camera lồi sẽ khiến việc đặt máy trên bàn phẳng sẽ trở nên khó chịu hơn. Tuy nhiên, cần nhớ rằng nhu cầu hiện nay của người dùng khi sử dụng smartphone là thường đi kèm với một vỏ bảo vệ, do đó vấn đề này không phải ảnh hưởng quá nhiều.
Video đang HOT
Kiến Văn
Theo Thanhnien
Tại sao camera lồi đang là xu hướng của làng smartphone?
Trong khi smartphone ngày nay đang càng trở nên mỏng hơn, thì cụm camera trên smartphone lại ngày càng lồi ra trông thấy.
Cụm camera lồi trên iPhone 6S thế hệ mới nhất - Ảnh: Apple
Có một thực tế không thể phủ nhận, phần lớn các smartphone có khả năng chụp hình cao cấp có mặt trên thị trường di động hiện nay đều sở hữu một cụm camera lồi ở mặt lưng. Minh chứng là một loạt các smartphone hàng đầu như Apple iPhone 6S hay Samsung Galaxy S6 Edge đã và đang sở hữu cụm camera lồi lên một cách khá vô duyên.
Trong quá khứ, đây rõ ràng là một yếu tố hiếm khi xảy ra trên các thiết bị di động cầm tay. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, phần lớn các smartphone đều áp dụng chiến lược camera có phần lồi lên này. Do đó, câu hỏi được người dùng đặt ra, tại sao camera lồi lại trở thành xu hướng của làng smartphone và tới khi nào, các nhà sản xuất mới trình diễn những smartphone "bằng phẳng" như trước?
Xu hướng camera lồi
Từ trước tới nay, phần lớn các smartphone sở hữu cụm camera lồi đều được giới công nghệ đánh giá rất thấp về mặt thẩm mỹ. Vô hình chung, cụm camera lồi sẽ phá vỡ kết cấu bằng phẳng vốn có của một chiếc smartphone thông thường. Tuy nhiên, sau màn ra mắt của thế hệ Apple iPhone 6, tâm thế của người dùng đã chuyển từ ghét bỏ, sang dần chấp nhận thiết kế này.
Thực tế đã chứng minh, nhờ sự thành công về cả doanh thu và doanh số của iPhone 6, khuyết điểm camera lồi trên smartphone này đã dần bị lãng quên. Tương tự như vậy, dòng Galaxy S đình đám của Samsung cũng sở hữu cụm camera lồi. Trước khi thế hệ Galaxy S6 được ra đời, người ta đã chỉ trích rất gay gắt về thiết kế camera lồi lên của Samsung.
Thế nhưng, cũng nhờ những nâng cấp, cải tiến về mặt phần cứng mà camera lồi trên Galaxy S6 đã được người dùng "tha tội". Rõ ràng, bản thân các nhà sản xuất smartphone đều biết rằng, camera lồi là yếu tố không đáng được xuất hiện trên các thiết bị di động cầm tay. Vậy tại sao trong khi độ mỏng các smartphone đang được cải thiện, thì cụm camera lại ngày càng lồi ra?
Kết cấu của một cụm camera thông thường
Camera lồi trên thế hệ Galaxy S6 và Galaxy S6 Edge - Ảnh: Samsung
Về cơ bản, cụm camera trên smartphone có cấu tạo tương tự như camera của nhiều loại máy ảnh thông dụng hiện nay. Cụm camera gồm hai bộ phận chính: cảm biến và thấu kính. Tuy nhiên, trái với cấu tạo trên máy ảnh thông thường, camera trên smartphone sẽ kết hợp luôn hai bộ phận này thành một và kết nối tới bo mạch chủ thông qua một sợi cáp.
Bộ cảm biến có vai trò ghi lại hình ảnh thông qua một mạch điện tích hợp bao gồm nhiều thành phần như cảm biến ánh sáng, các màng lọc màu, bộ khuyếch đại, bóng bán dẫn và một số phần cứng xử lý cơ bản, quản lý điện năng. Bộ cảm biến sẽ được điều khiển thông qua ứng dụng trên điện thoại và tương tác với người dùng.
Thấu kính là thành phần thứ hai trong module camera thường được làm bằng thủy tinh hoặc nhựa. Thủy tinh thường cho chất lượng hình ảnh sắc nét hơn. Tuy nhiên, trong điều kiện sử dụng của smartphone khi thường xuyên phải di chuyển và không gian chật hẹp của cụm camera, nhựa quang học được ưa chuộng nhờ độ bền.
Điều gì khiến camera trên smartphone phải lồi
Dựa vào kết cấu của một cụm camera thông thường, cũng như nguyên lý thiết kế tổng thể của một chiếc smartphone, có 2 lý do chính giải thích cho xu hướng camera lồi hiện nay.
Thứ nhất, camera hiện là một trong những yếu tố được các nhà sản xuất điện thoại cạnh tranh gay gắt. Cuộc cạnh tranh về số chấm, cũng như chất lượng camera trên smartphone kéo theo việc các nhà sản xuất phải trang bị thêm nhiều thành phần trên bộ phận này như: các lớp thấu kính, các bộ cảm biến, khiến kích thước cụm camera tăng lên rõ rệt.
Chiếc smartphone One A9 vừa ra mắt của HTC cũng có thiết kế dạng lồi - Ảnh: HTC
Thứ hai, ngoài việc chạy đua cấu hình trên smartphone, độ mỏng cũng là một trong những yếu tố được rất nhiều nhà sản xuất quan tâm. Nếu tiếp tục áp dụng triết lý "làm phẳng" mặt lưng smartphone, cụm camera sau với kích thước lớn sẽ khiến độ dày của các thiết bị tăng lên rõ ràng. Do đó, cách duy nhất để đảm bảo cả hai yếu tố: độ mỏng và camera chất lượng cao đó là thiết kế cụm camera lồi.
Tóm lại, camera lồi là một xu hướng khó tránh khỏi trên smartphone. Trong khi một số người dùng tạm chấp nhận sống chung với lũ, thì số khác tại tỏ ra không hài lòng với xu hướng này. Bởi một cụm camera lồi đồng nghĩa rủi ro do va đập, hoặc xước là không thể tránh khỏi. Và nếu quan tâm tới việc bảo vệ cụm camera trên smartphone, giải pháp duy nhất cho người dùng chính là việc trang bị các vỏ case bảo vệ nhằm hạn chế tối đa những sự cố có thể xảy ra.
Tuấn Hưng
Theo Thanhnien
Moto X 2016 có thể sở hữu công nghệ cảm ứng không chạm Với bốn cảm biến đặt ở các góc máy, Moto X thế hệ mới sẽ cho phép người dùng điều khiển một số tính năng mà không cần chạm vào màn hình cảm ứng. Trang Arstechnica đã đăng ảnh được cho là smartphone Moto X phiên bản 2016. Sau khi Lenovo mua lại Motorola, dòng sản phẩm này được chờ đợi với ngoại...