Phân lô, bán nền trên đất dân đang ở
Người dân chưa nhận được quyết định đền bù và cũng chưa nhận tiền đền bù, chưa nhận đất tái định cư, nhưng chủ đầu tư đã quy hoạch chi tiết phân lô, bán nền trên đất và nhà của dân đang sinh sống.
Căn nhà của ông Hữu xuống cấp nghiêm trọng nhưng không được sửa chữa vì đã bị chính quyền “niêm phong”
Báo Dân trí nhận được đơn của ông Nguyễn Bá Hữu (SN 1949) ở KV9, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ khiếu nại Công ty kinh doanh và phát triển nhà Cần Thơ tự ý chia lô, bán nền hơn 3.000m2 đất của gia đình ông. Ông đã đi nhiều nơi, gõ cửa nhiều cơ quan chính quyền nhưng sự việc vẫn không được giải quyết.
Theo hồ sơ vụ việc, ngày 11/1/2005, UBND quận Cái răng (TP Cần Thơ) ra quyết định thu hồi diện tích 3.042,2m2 đất (trong đó có 302m2 đất thổ cư) của hộ ông Trần Bá Hữu, tọa lạc tại phường Hưng Phú, quận Cái Răng. Lý do thu hồi: để xây dựng khu dân cư Hưng Phú I, tại khu đô thị mới Nam sông Cần Thơ do Công ty Phát triển – Kinh doanh nhà Cần Thơ làm chủ đầu tư (nay là Công ty TNHH Một thành viên Phát triển – Kinh doanh nhà).
Vợ chồng ông Hữu đang trình bày vụ việc với phóng viên Dân trí
Video đang HOT
Từ năm 2003 – 2005 giữa chủ đầu tư và hộ ông Trần Bá Hữu gặp nhau nhiều lần để thương lượng và thỏa thuận về việc thu hồi, đền bù giải tỏa đất nhưng chưa đi đến thống nhất.
Ông Hữu cho rằng, theo mức bồi thường, giá đất thổ cư 1 triệu đồng/m2; đất nông nghiệp 850.000 đồng/m2 gia đình ông đồng ý. Tuy nhiên theo quy định mỗi 1.000m2 bị thu hồi thì được được mua lại 1 nền, như vậy ông Hữu được mua lại 3 nền: 1 nền ở lô A18 với giá chuyển nhượng 2,8 triệu đồng/m2và hai nền lô B (36B16 và 38B16) với giá chuyển nhượng là 2,2 triệu đồng/m2.
“Mặc dù giá chuyển nhượng của công ty so với giá đền bù cao hơn gấp nhiều lần nhưng gia đình tôi vẫn đồng ý mua các lô nền trên; vì những nền này nằm trên phần đất bị thu hồi của gia đình và tôi muốn giữ lại để làm nơi thờ cúng ông bà tổ tiên” – ông Hữu nói.
Bà La Thị Ngọc Chinh – vợ ông Hữu – bức xúc: “Nguyện vọng của gia đình tôi là chính đáng, chủ đầu tư chấp thuận. Nhưng khi 2 bên chưa thỏa thuận đền bù xong thì chủ đầu không thực hiện cam kết, lại tự ý đi phân lô, xẻ nền trên đất của gia đình tôi đang ở để bán cho người khác”.
Ngày 20/12/2012, ông Nguyễn Kim Thiện – Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Phát triển – Kinh doanh nhà Cần Thơ đã có công văn gửi UBND quận Cái Răng và Trung tâm phát triển quỹ đất quận Cái Răng giải thích lý do chưa giải quyết được nguyện vọng của ông Hữu: Căn cứ biên bản thỏa thuận ngày 24/1/2006 về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc khu dân cư Hưng Phú I, Công ty đã chuyển nhượng cho bà Phạm Cẩm Thùy và bà Phạm Thị Nghi 2 nền đất mà gia đình ông Hữu đã có nguyện vọng muốn mua.
Báo cáo của ông Nguyễn Kim Thiện gửi UBND quận Cái Răng cũng viết: “Theo biên bản thỏa thuận ngày 14/4/2010, phía ông Hữu có đặt vấn đề mua lại 3 nền nêu trên. Những lãnh đạo công ty nhiệm kỳ trước có báo cáo lại đã mời bà Thùy và bà Nghi đến để thương lượng hoán đổi nền ở vị trí khác nhằm đáp ứng yêu cầu của ông Hữu nhưng không được hai bà chấp nhận”.
Trả lời báo chí, ông Châu Hoài Tho – Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất quận Cái Răng – nói: Yêu cầu của gia đình ông Hữu là chính đáng. Tuy nhiên, do các nền đất đó công ty đã bán cho các hộ dân khác, nên hiện nay chủ đầu tư chưa thể đáp ứng được yêu cầu của ông Hữu.
Hiện nay gia đình ông Hữu gần như bị “niêm phong” mặc dù giấy chủ quyền sử dụng đất ông Hữu vẫn giữ, còn đất thì những người dân khác sỡ hữu, tiền bán đất thì Công ty TNHH Một thành viên Phát triển – Kinh doanh nhà giữ.
Vụ việc đã xảy ra gần 10 năm nay, người dân ngày này qua tháng khác ôm đơn đi cầu cứu. Lãnh đạo TP Cần Thơ cùng các cơ quan chức năng có thấu hiểu?
Theo Dantri
Mỗi km đường cao tốc Việt Nam tốn 17,2 triệu USD
Suất đầu tư mỗi km đường cao tốc 4 làn xe ở đồng bằng miền Bắc và miền Trung là 10 triệu USD; đồng bằng Nam Bộ 17,2 triệu USD. Cá biệt, tuyến Bến Lức - Long Thành lên tới 28 triệu USD.
Bộ Xây dựng vừa báo cáo Thủ tướng về suất vốn đầu tư xây dựng đường cao tốc tại Việt Nam. Từ năm 2005, Việt Nam bắt đầu triển khai một số dự án cao tốc, hiện đã đưa vào khai thác khoảng 150 km, như tuyến TP HCM - Trung Lương, Láng - Hòa Lạc, Cầu Giẽ - Ninh Bình; Vành đai III - Hà Nội với quy mô 4-6 làn xe chạy và 2 làn dừng khẩn cấp.
Từ nay đến năm 2015, dự kiến cả nước có thêm 600 km đường cao tốc. Một số dự án đang triển khai như Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai, TP HCM - Long Thành - Dầu Giây. Các dự án chuẩn bị triển khai gồm: Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Dầu Giây - Phan Thiết, Bến Lức - Long Thành, Trung Lương - Mỹ Thuận và Mỹ Thuận - Cần Thơ.
Theo Bộ Xây dựng, tại thời điểm quý II/2012, suất đầu tư xây dựng mỗi km đường cao tốc 4 làn xe ở khu vực miền núi, trung du phía Bắc là 7,4 triệu USD; đồng bằng Bắc Bộ 10,6 triệu USD/km; miền Trung và Nam Trung Bộ là 10,5 triệu USD/km; đồng bằng Nam Bộ 17,2 triệu USD/km. Cá biệt, những tuyến đi qua vùng có địa hình, địa chất đặc biệt như Bến Lức - Long Thành thì suất đầu tư là 28,2 triệu USD.
Đường cao tốc giúp nâng cao chất lượng vận tải, rút ngắn thời gian lưu thông của phương tiện. Ảnh: Đoàn Loan
Bộ Xây dựng đã khảo sát tại một số tuyến cho thấy, mỗi km đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi có suất đầu tư là 7,9 triệu USD/km; cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên có giá 4,2 triệu USD; cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình là 8,2 triệu USD; cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây là 10 triệu USD; cao tốc Bến Lức - Long Thành là 28,2 triệu USD.
So sánh với các nước trong khu vực như cao tốc Thanh Hải - Lan Châu - Thiểm Tây (Trung Quốc) đi qua nhiều vùng đồi núi có vốn đầu tư khoảng 7,6 triệu USD/km. Tại Hàn Quốc, tuyến nối số 2 tại Busan - Hàn Quốc là 19 triệu USD.
Theo Bộ Xây dựng, mặc dù các tuyến đường đều là vùng đồi, núi và trung du, nhưng có suất chi phí xây dựng rất khác nhau, chưa tính đến chi phí khác như quản lý dự án, tư vấn, giải phóng mặt bằng... và phụ thuộc rất nhiều vào tỷ trọng chiều dài cầu, hầm trên tuyến.
Đối với tuyến có nhiều sông ngòi thì dự án phải xử lý nền đất yếu với khối lượng lớn, suất chi phí xây dựng sẽ cao hơn nhiều so với tuyến có tỷ trọng cầu, hầm và xử lý nền đất yếu với khối lượng nhỏ.
Ngoài ra, một trong những nguyên nhân làm chi phí đầu tư đường cao tốc ở Việt Nam cao là chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư cao, việc tổ chức thực hiện thường chậm trễ làm chậm tiến độ và tăng chi phí. Thời gian xây dựng dự án kéo dài do giải phóng mặt bằng, thiếu vốn... làm tăng chi phí đầu tư bởi trượt giá, biến động giá.
Bộ Xây dựng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương tăng cường quản lý quy hoạch đường cao tôc; quản lý chặt quỹ đât xây dựng đường, tránh tăng khôi lượng giải phóng mặt bằng khi triên khai và gắn trách nhiêm của UBND các tỉnh thành với tiên đô triên khai công tác giải phóng mặt bằng.
Theo VNE
Bộ GTVT có nguy cơ phải đền nhà thầu nước ngoài 200 tỉ Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường đưa ra tại buổi làm việc với TP.Hà Nội chiều 23.1. Tại cuộc họp, Bộ GTVT và TP.Hà Nội thống nhất sớm dừng thu phí tại trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài. Theo Thứ trưởng Trường, do chậm tiến độ trong giải phóng mặt bằng nên nhà thầu Nhật Bản...