Phần Lan và Thụy Điển lên kế hoạch nộp đơn xin gia nhập NATO
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Phần Lan và Thụy Điển có thể sẽ nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) vào tháng 5 tới.
Ảnh: Getty Images
Theo báo Iltalehti của Phần Lan, các nhà lãnh đạo của Phần Lan và Thụy Điển dự kiến gặp nhau vào ngày 16/5 và sau đó hai nước sẽ công khai ý định xin gia nhập NATO. Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto từ chối bình luận về thông tin này, nhưng nhắc lại ông muốn Phần Lan và Thụy Điển đưa ra những lựa chọn tương tự.
Trong khi đó, nhật báo Aftonbladet của Thụy Điển trích dẫn các nguồn tin thân cận với Chính phủ Thụy Điển cho biết Mỹ và Anh đã cam kết với Thụy Điển tăng cường hiện diện quân sự, tập trận rộng rãi hơn và hỗ trợ chính trị “mạnh mẽ” từ các nước của NATO trong trường hợp khả năng kết nạp Thụy Điển khả thi. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Thụy Điển cũng từ chối bình luận về các thông tin trên.
Video đang HOT
Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin trong cuộc gặp người đồng cấp Thụy Điển Magdalena Andersson cách đây 2 tuần cho biết Phần Lan sẽ đưa ra quyết định về việc xin gia nhập NATO trong những tuần tới. Stockholm hiện cũng đang tiến hành xem xét lại chính sách an ninh của mình, bao gồm ý kiến về khả năng trở thành thành viên NATO. Kết quả dự kiến sẽ được công bố vào giữa tháng 5. Ngoài ra, đảng Dân chủ Xã hội cầm quyền tại Thụy Điển cũng đang xem xét lại sự phản đối lâu dài của họ đối với tư cách thành viên NATO. Dự kiến sẽ có kết quả chậm nhất vào ngày 24/5.
NATO điều 3 tàu chiến đến Phần Lan giữa căng thẳng với Nga
Các tàu chiến của NATO hỗ trợ Phần Lan chuẩn bị tham gia lực lượng phản ứng của NATO, trong khi có tin Phần Lan và Thụy Điển sắp nộp đơn gia nhập liên minh này.
Các tàu chiến của NATO đến Phần Lan. Ảnh REUTERS
Hãng Reuters ngày 25.4 đưa tin 3 tàu chiến của NATO đã đến cảng Turku phía tây nam Phần Lan để tham gia huấn luyện với lực lượng Phần Lan, trong bối cảnh nước này cân nhắc khả năng gia nhập NATO.
Lực lượng phòng vệ Phần Lan ra thông cáo cho biết các tàu thả mìn LVNS Virsaitis của Latvia, 2 tàu dò mìn ENS Sakala của Estonia và HNLMS Schiedam của Hà Lan sẽ huấn luyện cùng 2 tàu dò mìn của Phần Lan.
Hoạt động diễn tập kéo dài 2 ngày, bắt đầu từ ngày 28.4, sẽ giúp các tàu của Phần Lan chuẩn bị tham gia lực lượng phản ứng của NATO và tập trung vào các biện pháp đối phó thủy lôi cũng như hoạt động theo cơ chế đa quốc gia, theo thông cáo.
Trước đó vào ngày 13.4, Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin cho biết nước này sẽ ra quyết định trong vài tuần tới về việc có gia nhập NATO hay không, động thái khiến Nga tức giận.
Phần Lan và Thụy Điển là đối tác thân cận của NATO nhưng chưa tham gia liên minh được thành lập từ năm 1949 để đối phó Liên Xô trong Chiến tranh lạnh.
Bà Marin cho biết lựa chọn gia nhập NATO phải được phân tích cẩn thận, đồng thời nhận định rằng mọi thứ đã thay đổi kể từ khi Nga đưa quân sang Ukraine vào ngày 24.2. Phần Lan có biên giới đường bộ dài 1.300 km với Nga.
Theo tờ Expressen tối 25.4, Phần Lan và Thụy Điển đồng ý nộp đơn gia nhập NATO cùng lúc. Các nguồn tin chính phủ Thụy Điển cho hay 2 nước đồng ý công bố đơn vào tuần từ 16-22.5, khi Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto thăm Thụy Điển.
Trong một diễn biến khác, Reuters đưa tin Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrei Rudenko cho rằng không có nguy cơ nào đối với vùng ly khai Transnistria ở Moldova, và muốn dàn xếp ôn hòa tình hình tại đó.
Ngày 22.4, quyền tư lệnh Quân khu miền trung Nga Rustam Minnekaev nói rằng quân đội có kế hoạch kiểm soát toàn bộ vùng Donbass và miền nam Ukraine theo giai đoạn 2 của chiến dịch.
Ông Minnekaev nói rằng việc thiết lập hành lang trên bộ từ Donbass đến Crimea và kiểm soát miền nam Ukraine sẽ giúp Nga tiếp cận Transnistria, vùng lãnh thổ tuyên bố ly khai ở miền đông Moldova, "nơi có bằng chứng về việc cộng đồng nói tiếng Nga bị áp bức".
Bộ Ngoại giao Moldova sau đó chỉ trích phát biểu trên là vô căn cứ và trái với lập trường của Liên bang Nga về việc ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Cộng hòa Moldova nằm trong biên giới được quốc tế công nhận.
Liên quan căng thẳng với phương Tây, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 25.4 cáo buộc phương Tây tìm cách hủy diệt Nga, đồng thời kêu gọi các công tố viên cứng rắn với điều mà ông gọi là âm mưu của các gián điệp nước ngoài nhằm gây chia rẽ đất nước và khiến quân đội mất uy tín.
Nhà lãnh đạo Nga cho rằng phương Tây nhận thấy Ukraine không thể thắng Nga nên đã chuyển sang kế hoạch khác khi tìm cách hủy diệt Nga, nhưng kế hoạch đó không hiệu quả. Phương Tây chưa bình luận về nhận định trên của Tổng thống Putin.
Ireland vẫn duy trì trung lập bất chấp xung đột Nga-Ukraine Xung đột Nga-Ukraine đã đặt vấn đề trung lập trở lại tâm điểm chú ý, đặc biệt là khi Phần Lan và Thụy Điển đang cân nhắc khả năng gia nhập NATO. Xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra vẫn không khiến Ireland thay đổi quan điểm trung lập. Ảnh: Reuters Theo trang tin châu Âu Euractiv.com ngày 21/4, trong khi chiến dịch quân...