Phần Lan và Thụy Điển diễn tập tàu ngầm, bất chấp rào cản pháp lý
Phần Lan, một quốc gia bắc Âu bị cấm sở hữu bất kỳ loại tàu ngầm hoạt động nào, đã lên kế hoạch tổ chức một cuộc diễn tập tàu ngầm chung với Thụy Điển.
Ngày 13-1, đài phát thanh quốc gia Phần Lan Yle đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Carl Haglund và người đồng cấp Thụy Điển Peter Hultqvist đã tiết lộ kế hoạch này tại một hội nghị chính sách an ninh được tổ chức tại Thụy Điển hôm 12-1. Ông Haglund cho rằng việc này sẽ không dẫn đến sự phản ứng bất thường của Nga.
Mục tiêu chính của cuộc diễn tập sẽ được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2016 tới 2017 là hợp tác tìm kiếm các tàu ngầm nước ngoài hoạt động gần lãnh hải hai nước.
Động thái này diễn ra sau khi hồi tháng 10 vừa qua, Thụy Điển thông báo một chiếc tàu ngầm (tình nghi của Nga) được phát hiện tại bán đảo Stockholm, chỉ cách thủ đô Stockholm khoảng 50km. Hải quân nước này đã phải điều tàu chiến và máy bay tiến hành một cuộc truy lùng quy mô lớn. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga đã bác bỏ lời đồn thổi, khẳng định không có bất kỳ chiếc tàu Nga nào hoạt động tại khu vực này.
Tàu chiến Thụy Điển được triển khai truy tìm tàu ngầm lạ
Hôm 11-1, Bộ Quốc phòng Thụy Điển lại tuyên bố họ đã phát hiện chiếc tàu ngầm thứ 2 ở vùng biển gần thủ đô Stockholm, và họ bóng gió là chiếc tàu ngầm tình nghi của Nga đã quay lại. Mặc dù đồn thổi như vậy, nhưng quân đội Thụy Điển chưa bao giờ nói rõ quốc tịch của chiếc tàu đó.
Bộ trưởng Haglund nói với Yle rằng những sự kiện xảy ra tại Thụy Điển đã cho thấy cần thiết phải tổ chức các cuộc diễn tập tàu ngầm. Rất dễ để tiến hành diễn tập với Thụy Điển vì họ có tàu ngầm và Phần Lan không có. Do đó, Phần Lan sẽ tập trung vào các hoạt động trên mặt biển.
Ông Haglund cũng cho rằng ông không quan ngại về phản ứng của Nga trước việc hai nước tăng cường hợp tác quốc phòng. “Tôi không nghĩ Nga sẽ coi vấn đề này là một thách thức. Thực tế là Phần Lan và Thụy Điển từ lâu đã hợp tác quốc phòng rất chặt chẽ với nhau”, ông nói.
Phần Lan đã bị cấm sở hữu tàu ngầm từ khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2, và luật pháp hiện tại của nước này ngăn cản việc hợp tác săn ngầm thực sự với Thụy Điển. Tuy nhiên một nhóm công tác thuộc Bộ Quốc phòng Phần Lan đã nghiên cứu sửa đổi rào cản này để có thể hỗ trợ quân sự cho Thụy Điển trong trường hợp khẩn cấp.
Việc hợp tác giữa hai nước sẽ được tăng cường trong nhiều lĩnh vực, như thanh, kiểm tra các vùng trời và vùng biển, cũng như sử dụng chung căn cứ quân sự. Số lượng các cuộc diễn tập chung cũng sẽ được tăng cường, và việc trao đổi thông tin giữa hai nước sẽ tiếp tục được đẩy mạnh.
Video đang HOT
Theo_An ninh thủ đô
10 nhà lãnh đạo có nền tảng giáo dục tốt nhất trên thế giới
Trang India TV đã đưa ra bảng xếp hạng những nhà lãnh đạo có nền tảng giáo dục tốt nhất trên thế giới. Danh sách này không thể vắng bóng những cái tên đầy quyền lực như Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Nga Vladimir Putin hay Thủ tướng Anh David Cameron.
1. Tổng thống Mỹ Barack Obama được bầu chọn là nhà lãnh đạo có nền tảng giáo dục tốt nhất trên thế giới. Vị Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ sinh năm 1961 tại Honolulu, Hawaii, nước Mỹ. Ông tốt nghiệp chuyên ngành Quan hệ quốc tế, khoa Chính trị học tại Đại học Columbia ở thành phố New York vào năm 1983.
Đến năm 1988, Obama tiếp tục theo học tại trường Luật Harvard. Sang năm học thứ hai, ông đã trở thành chủ tịch tạp chí Luật Harvard, một tờ báo có uy tín về chuyên ngành luật tại Mỹ. Khả năng của Obama đã được chứng minh khi ông trở thành trợ lý nghiên cứu cho học giả nghiên cứu hiến pháp Laurence Tribe khi ông mới học hết năm 2 tại Đại học Harvard.
2. Vladimir Putin, người đảm nhận vị trí Tổng thống Nga trong 3 nhiệm kỳ đứng thứ hai trong danh sách. India TV nhận định Putin khá nghịch ngợm khi còn bé nhưng khi trưởng thành, ông đã trở nên chín chắn hơn. Ông đặc biệt yêu thích thể thao và các môn học hàn lâm.
Ông đã tốt nghiệp ngành Luật quốc tế của khoa Luật Đại học quốc gia Leningrad vào năm 1975. Khi còn ngồi trên giảng đường đại học, Putin đã được kết nạp vào Đảng cộng sản Xô Viết và là Đảng viên cho đến khi Liên bang Xô Viết sụp đổ vào năm 1991.
3. Thủ tướng Anh David Cameron, lãnh đạo đảng Bảo thủ tại Anh, được bình chọn ở vị trí thứ 3. Vị thủ tướng này từng học Triết học, Chính trị và Kinh tế lại Đại học Brasenose College (Oxford) và tốt nghiệp với danh hiệu sinh viên xuất sắc nhất vào năm 1988.
Thầy của vị thủ tướng đương nhiệm của nước Anh, giáo sư Vernon Bogdanor, từng miêu tả "David Cameron là một trong những sinh viên có tài nhất mà tôi từng dạy, đồng thời sở hữu một quan điểm chính trị bảo thủ vừa đủ và hợp lý". Thủ tướng Anh David Cameron cũng là Giám đốc Vụ doanh nghiệp của công ty truyền thông Carlton Communications trong 7 năm trước khi trở thành Thủ tướng Anh.
4. Đương kim Thủ tướng Ethiopia Hailemariam Desalegn Boshe đứng ở vị trí thứ 4. Ông sinh năm 1965, từng nhận bằng kỹ sư dân dụng từ trường Đại học Addis Ababa tại Ethiopia năm 1988. Hai năm sau, ông được Đại học công nghệ Tampere của Phần Lan trao học bổng học thạc sỹ.
Khi trở về quê hương, ông Boshe đã làm việc cho một cơ quan chuyên môn trong 13 năm. Vị thủ tướng này cũng từng giành được bằng cử nhân khoa học xã hội về Lãnh đạo tổ chức tại trường Đại học Azusa Pacific ở California, Mỹ.
5. Lọt top 5 người có nền tảng giáo dục tốt nhất, Tổng thống đương nhiệm Áo Heinz Fischer từng thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến nhân loại khi từ còn học trung học. Ông đã theo đuổi chuyên ngành Luật tại Đại học Vienna và có bằng tiến sỹ năm 1961.
Vào năm 1963, chàng thanh niên 25 tuổi Fischer đã dành một năm tình nguyện tại khu định cư Sarid, phía bắc Israel. Bên cạnh chính trị, Tổng thống Fischer cũng theo đuổi nghiên cứu hàn lâm và trở thành Giáo sư của Đại học chính trị ở Innsbruck vào năm 1993.
6. Thủ tướng Úc Tony Abbott đứng ở vị trí thứ 6 trong Top 10 của India TV. Vị nguyên thủ quốc gia sinh ra tại London, Anh quốc này sở hữu 2 tấm bằng cử nhân Luật và Kinh tế của Đại học Sydney. Sau khi tốt nghiệp, ông Abbott học lên Thạc sỹ với chuyên ngành Triết học, đồng thời cũng giành được tấm bằng Thạc sỹ chuyên ngành Chính trị và Kinh tế với chương trình học bổng Rhodes tại Đại học Oxford.
7. Lý Hiển Long, thủ tướng Singapore từng học tại trường Cao đẳng Quốc gia trước khi được trao tặng học bổng của Các lực lượng vũ trang Singapore để theo học ngành Toán học tại Trinity College thuộc Đại học Cambrige (Anh) vào năm 1971.
Ông Lý đã tốt nghiệp với danh hiệu thủ khoa ngành Toán và một bằng cử nhân ngành Khoa học máy tính loại xuất sắc vào năm 1974. Đến năm 1980, ông hoàn thành chương trình Thạc sỹ ngành Quản lý công tại trường Hành chính John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard.
8. Đứng ở vị trí thứ 8, Tổng thống Iran Hassan Rouhani, một học giả về Tôn giáo, từng học ngành Thần học tại Trường dòng Semnan và sau đó chuyển đến Trường dòng Qom năm 1961. Bên cạnh tôn giáo, ông cũng học các chuyên ngành khác, đến năm 1972, ông giành được bằng cử nhân ngành Luật của Đại học Tehran.
Năm 1973, ông Rouhani gia nhập quân đội và tiếp tục sự nghiệp học tập của mình ở Đại học Glasgow Caledonian tại Scotland và tốt nghiệp bằng Tiến sỹ Luật vào năm 1995.
Luận văn tốt nghiệp của ông Rouhani có đề tài về quyền lập pháp trong đạo Hồi với tham chiếu đến kinh nghiệm ở Iran. Tổng thống Rouhani cũng có bằng tiến sỹ Luật hiến pháp.
9. Mã Anh Cửu, lãnh đạo Đài Loan, đã nhận tấm bằng cử nhân Luật và Ngoại giao của Đại học Đài Loan vào năm 1972. Sau đó ông đến Mỹ để theo học bậc cao học và nhận bằng Thạc sỹ Luật và Ngoại giao ở trường Đại học luật New York vào năm 1976. Ông cũng nhận bằng Tiến sỹ Luật ở Đại học luật Harvard vào năm 1981.
Sau khi nhận bằng thạc sỹ, ông Mã đã làm cộng tác viên cho một cơ sở luật ở phố Wall. Sau đó, ông đảm nhận chức vụ tư vấn pháp lý cho một ngân hàng lớn ở Massachusetts trước khi hoàn thành khóa tiến sỹ.
10. Bà Helle Thoring-Schmidt là người phụ nữ đầu tiên giữ chức Thủ tướng và lãnh đạo đảng Dân chủ Xã hội của Đan Mạch. Bà đã tốt nghiệp ngành khoa học chính trị ở đại học Copenhagen vào năm 1994 và có bằng Thạc sỹ chuyên ngành Châu Âu học tại đại học Châu Âu, ở Bruges, Bỉ vào năm 1993. Cũng trong năm1993, bà đã gia nhập đảng Dân chủ xã hội của Đan Mạch.
Thoa Phạm
Theo Dantri/India TV
Phần Lan kêu gọi thảo luận an ninh hàng không quốc tế Bộ trưởng giao thông vận tải Phần Lan vừa kêu gọi Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) xem xét vấn đề an ninh hàng không sau cáo buộc máy bay quân sự Nga gia tăng hoạt động trên không phận quốc tế, theo Itar Tass hôm nay 15.12. Máy bay quân sự Nga - Ảnh: Reuters Bộ trưởng giao thông...