Phần Lan tiết lộ ‘bước ngoặt’ trong đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ
Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto cho biết giờ nghỉ giải lao uống coffee đã phá vỡ thế bế tắc trong cuộc đàm phán về tiến trình gia nhập NATO đầy căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ.
Lễ ký kết biên bản ghi nhớ, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý cho Phần Lan và Thụy Điển trở thành thành viên của NATO, tại hội nghị thượng đỉnh ở Madrid. Ảnh: AP
Theo kênh truyền hình RT, sự đồng thuận của Thổ Nhĩ Kỳ đã mở rộng con đường gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho Phần Lan và Thụy Điển.
Trước đó, các vòng đàm phán căng thẳng đã diễn ra trong nhiều tuần sau khi hồi tháng 5, Ankara thông báo quốc gia này không ủng hộ hai nước Bắc Âu gia nhập khối liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu. Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc hai nước chứa chấp các thành viên của đảng Công nhân người Kurd (PKK), tổ chức mà Ankara coi là một tổ chức khủng bố, cũng như hai nước đã ủng hộ lệnh cấm vận vũ khí đối với Thổ Nhĩ Kỳ.
Các bên đã tổ chức các cuộc đàm phán tại Ankara và Brussels song không cùng chung quan điểm đối với một loạt vấn đề. Chính vì vậy, khi Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố ủng hộ hai nước gia nhập NATO ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại Madrid (Tây Ban Nha) vào ngày 28/6, quyết định đã khiến dư luận thế giới ngỡ ngàng.
Video đang HOT
Theo Ngoại trưởng Haavisto, cuộc đàm phán cấp cao đã kéo dài 2 tiếng đồng hồ căng thẳng tại thủ đô Tây Ban Nha. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo của Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan và Thụy Điển vẫn khó khăn trong việc đi đến sự thống nhất trong một số vấn đề trọng điểm, khi liên tục nhắc lại các quan điểm trước đó.
“Và rồi họ nghỉ giải lao uống coffe. Như thường lệ, trong các giờ nghỉ giải lao, ý tưởng lớn xuất hiện và cuối cùng, khi kết thúc cuộc họp, các nhà lãnh đạo cảm thấy dễ dàng hơn khi đi đến thỏa thuận”, nhà chức trách chia sẻ.
Trên báo Tây Ban Nha El Mundo, Ngoại trưởng Haavisto gọi giờ nghỉ giải lao này là “bước ngoặt” trong đàm phán. “Khi các nhà lãnh đạo nhấp ngụm coffee, họ “tìm ra những ý tưởng sáng tạo và có thể sửa đổi để tìm ra giải pháp thỏa mãn đôi bên”, ông hồi tưởng.
Theo nhà ngoại giao cấp cao, thách thức chính trong các cuộc đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ là hóa giải những khác biệt về định nghĩa “chủ nghĩa khủng bố” của mỗi quốc gia. Nhưng cuối cùng, Helsinki, Stockholm và Ankara “có thể tách biệt các vấn đề đó và đạt được thỏa thuận”.
Phần Lan cam kết với Thổ Nhĩ Kỳ rằng sẽ có hành động chống lại tổ chức mà Ankara coi là “khủng bố” và dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí.
Ngày 30/6, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cảnh báo rằng Ankara sẽ giám sát chặt chẽ cách Phần Lan và Thụy Điển tuân thủ các cam kết. “Điều cốt lõi là những cam kết phải trở thành sự thực”, Tổng thống Erdorgan nhấn mạnh.
Phần Lan và Thụy Điển đã cùng nhau nộp đơn gia nhập NATO vào ngày 18/5, với lý do lo ngại về an ninh lãnh thổ sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biết ở Ukraine vào cuối tháng Hai.
Lý do Thổ Nhĩ Kỳ đổi ý ủng hộ Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO
Phần Lan và Thụy Điển đã đạt được thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ, theo đó, Ankara sẽ không còn phản đối hai quốc gia Bắc Âu này gia nhập liên minh quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto phát biểu tại cuộc họp báo ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 8/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto cho biết nước này và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sớm hợp tác đối phó với các tổ chức khủng bố.
Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ, Ngoại trưởng Haavisto cho hay Helsinki sẽ sớm thiết lập sự hợp tác với giới chức Thổ Nhĩ Kỳ liên quan "mọi thông tin bổ sung về các cá nhân và nhóm mà Ankara lưu tâm".
Theo ông Haavisto, "Phần Lan đã thảo luận nhiều về vấn đề này với phía Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng tôi chia sẻ hiểu biết chung về đảng Công nhân người Kurd (PKK). Đó là một tổ chức bị cấm hoạt động và tất nhiên, chúng tôi sẵn sàng thực hiện thêm các bước nhằm đối phó với PKK và sẵn sàng nhận mọi thông tin từ Thổ Nhĩ Kỳ liên quan vấn đề này".
Sau cuộc đàm phán kéo dài nhiều giờ giữa các nhà lãnh đạo của Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan, Thụy Điển bên lề Hội nghị thượng đỉnh NATO, ba nước hôm 28/6 đã ký một thỏa thuận, trong đó Ankara tuyên bố ủng hộ hai quốc gia Bắc Âu gia nhập NATO, đổi lại Helsinki và Stockholm cam kết sẽ không hỗ trợ PKK và Các đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) - những tổ chức bị Ankara đặt ngoài vòng pháp luật.
Phần Lan và Thụy Điển cũng khẳng định sẽ không ủng hộ mạng lưới của Giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen, vốn bị Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc đứng sau vụ đảo chính bất thành hồi tháng 7/2016 và coi đây là tổ chức khủng bố với tên gọi là FETO.
Phần Lan chính thức quyết định gia nhập NATO Trong một tuyên bố vào hôm 15/5, Chính phủ Phần Lan cho biết đã nước này đã chính thức quyết định trở thành thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Lá cờ của Liên minh quân sự NATO. Ảnh: Getty Images Theo đài RT (Nga), trong cuộc họp nội các hôm 15/5, Tổng thống Sauli Niinist và các...