Phần Lan nêu quan điểm về các cuộc đàm phán Mỹ – Nga
Ngày 16/2, Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb tuyên bố các cuộc đàm phán tới đây giữa Mỹ và Nga về vấn đề Ukraine không nên làm thay đổi cấu trúc an ninh châu Âu.
Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich ở Đức, Tổng thống Stubb cho rằng các cuộc đàm phán giữa Nga và Mỹ “không nên thảo luận về các thỏa thuận an ninh mới của châu Âu”.
Người đứng đầu quốc gia có đường biên giới dài 1.300 km với Nga nhấn mạnh: “Chúng ta không thể mở cửa cho ảo tưởng của Nga về một trật tự an ninh mới, nơi họ có thể thiết lập các khu vực ảnh hưởng”. Tổng thống Phần Lan khẳng định việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU) là “điều không thể thương lượng”, dù Washington dường như đã loại bỏ khả năng này trong thỏa thuận hòa bình. Tổng thống Phần Lan cũng đề xuất phương Tây áp đặt trừng phạt Nga trước khi diễn ra đàm phán Nga-Mỹ, đồng thời cho rằng các nước châu Âu cần ủng hộ một lệnh ngừng bắn trong tương lai dưới sự bảo trợ của Mỹ.
Video đang HOT
Tuần qua, các đồng minh châu Âu của Mỹ đã bất ngờ khi Tổng thống Donald Trump lần lượt có các cuộc điện đàm riêng rẽ với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Nhà lãnh đạo Mỹ cũng giao nhiệm vụ cho các quan chức chuẩn bị khởi động các cuộc đàm phán, đồng thời để ngỏ khả năng gặp thượng đỉnh với ông Putin tại Saudi Arabia. Chính quyền mới của Mỹ cũng thông báo có thể phải điều chuyển lực lượng khỏi châu Âu.
Điện Kremlin đang thúc đẩy các cuộc đàm phán tại Saudi Arabia, không chỉ bàn về Ukraine mà còn về an ninh châu Âu. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng Tổng thống Putin có thể đề xuất trở lại các yêu cầu mà ông đã đưa ra trước chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine năm 2022 nhằm hạn chế sự hiện diện của NATO ở Đông Âu và sự can dự của Mỹ tại khu vực.
Phần Lan kêu gọi mở rộng Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
Tổng thống Phần Lan đề xuất tăng số ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an lên 10 nước, gồm 5 nước thường trực hiện nay, cộng thêm 1 nước Mỹ Latinh, 2 nước châu Phi và 2 nước châu Á.
Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb. (Ảnh: THX/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 18/9, Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb đã kêu gọi mở rộng Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đồng thời bãi bỏ việc một quốc gia trong cơ quan này có quyền phủ quyết.
Tổng thống Stubb cho biết ông muốn góp thêm tiếng nói vào việc kêu gọi cải cách Hội đồng Bảo an trong phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York vào tuần tới.
Cụ thể, ông Stubb sẽ đề xuất tăng số ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an lên 10 nước, gồm 5 nước thường trực hiện nay, cộng thêm 1 nước Mỹ Latinh, 2 nước châu Phi và 2 nước châu Á. Ngoài ra, ông cũng sẽ đề xuất bác bỏ cơ chế về quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hiện gồm 5 nước ủy viên thường trực (được gọi là nhóm P5) và 10 nước ủy viên không thường trực được bầu luân phiên (được gọi là nhóm E10). Đây là cơ quan ra quyết định cao nhất của Liên hợp quốc nhằm gìn giữ và duy trì hòa bình toàn cầu, cũng như ngăn chặn chiến tranh và đẩy lùi các thách thức lớn.
Tuy nhiên, những cạnh tranh địa chính trị ngày càng tăng đã khiến nhóm P5 rơi vào bế tắc trong nhiều vấn đề, từ cuộc xung đột tại Ukraine cho tới cuộc chiến tại Gaza.
Theo quy định, mọi thay đổi về tư cách thành viên Hội đồng Bảo an cần được 2/3 số phiếu thông qua tại Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Mỹ, một trong 5 nước có quyền phủ quyết trong nhóm P5 (gồm cả Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp) hiện đã ủng hộ dành 2 ghế ủy viên thường trực cho châu Phi./.
Trên 2.600 binh sĩ Anh tham gia tập trận ở sườn phía Đông của NATO Bộ Quốc phòng Anh cho biết trên 2.600 binh sĩ cùng 730 phương tiện của nước này sẽ tham gia các cuộc tập trận ở sườn phía Đông của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Binh sĩ Thụy Điển tham gia cuộc tập trận của NATO tại khu vực biên giới giữa Na Uy và Phần Lan ngày 9/3/2024. Ảnh:...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ điện mặt trời: Bộ Công an đề nghị Đắk Lắk cung cấp thông tin 38 cán bộ

Ông Elon Musk rút dần khỏi chính trị giữa "bão" chỉ trích

Robot hình người của Elon Musk gặp khó vì Trung Quốc cấm đất hiếm

Tiết lộ chiến đấu cơ tàng hình tối tân của Mỹ, uy lực số 1 thế giới

AHS Krab - Kẻ lật kèo trên chiến trường mang ADN công nghệ đa quốc gia

Mỹ 'để mắt' đến hoạt động của ba tập đoàn viễn thông Trung Quốc

Hãng dược phẩm Hàn Quốc thắng kiện Moderna trong tranh chấp bằng sáng chế mRNA

Ủy ban châu Âu đưa các nhóm vận động liên quan Huawei vào danh sách đen

Italy hoài nghi khả năng đạt mục tiêu chi tiêu quốc phòng 2% GDP của NATO

Tiền kỹ thuật số $TRUMP tăng vọt sau tin mời ăn tối cùng Tổng thống

Iran 'bật đèn xanh' cho IAEA khôi phục giám sát hạt nhân

Boeing xác nhận Trung Quốc từ chối tiếp nhận 50 máy bay
Có thể bạn quan tâm

Phát hiện vợ ngoại tình, tôi sợ không dám nói vì một bí mật trong quá khứ
Góc tâm tình
15:46:55 24/04/2025
Toàn cảnh vụ án đất hiếm trước ngày xét xử cựu Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc
Pháp luật
15:35:54 24/04/2025
Tai nạn liên hoàn 5 ô tô trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, 1 tài xế kẹt trong cabin
Tin nổi bật
15:33:32 24/04/2025
Phim của Tống Tổ Nhi dài dòng, gây tranh cãi
Phim châu á
15:27:32 24/04/2025
'Mùa hè kinh hãi': Nỗi ám ảnh từ vụ án mạng bị vùi lấp trong quá khứ
Phim âu mỹ
15:24:33 24/04/2025
Mẹ Quý Bình bật khóc, ôm chặt một nữ NSƯT từ Mỹ mới về
Sao việt
15:17:51 24/04/2025
Thái độ của "công chúa Kpop" khi bị thành viên cùng nhóm giật spotlight
Nhạc quốc tế
15:14:37 24/04/2025
Netizen bóc loạt MV bị gắn hashtag Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai, đơn vị quản lý dùng chiêu trò hút fame?
Nhạc việt
15:10:24 24/04/2025
Mỹ nhân làng bóng đá ở nhà mặc đồ như "bà thím", ra ngoài với chồng cầu thủ lại sexy, quyến rũ ngỡ ngàng
Sao thể thao
15:03:23 24/04/2025
Mẹ biển - Tập 29: Hai Thơ 'ngã ngửa' khi gặp lại Đại sau 20 năm xa cách
Phim việt
15:02:31 24/04/2025