Phần Lan không vào NATO và nỗi ám ảnh từ nước Nga
Phần Lan khẳng định sẽ giữ trung lập và không tham gia vào NATO. Nhìn lại lịch sử, cuộc chiến Liên Xô Phần Lan đầu thế chiến 2 còn nhiều bài học.
Quan điểm trung lập của Phần Lan
Trong một cuộc họp báo ở Helsinki vừa qua, lãnh đạo Phần Lan Sauli Niinisto cho biết, nước này, vốn đang theo chính sách cân bằng giữa Nga và NATO, không nên gia nhập khối đồng minh, bất chấp cuộc khủng hoảng ở Ukraine và lời kêu gọi từ các chính khách trong Quốc hội nước này.
“Tất nhiên nếu Phần Lan gia nhập NATO, điều này sẽ làm tổn hại quan hệ của chúng tôi với Nga. Phần Lan có đường biên giới dài 1.300 km chung với Nga và đây chẳng khác nào một đường biên giới sống còn”, người đứng đầu Phần Lan nói với tờ Wasington Post.
Tuyên bố của ông Niinisto trùng khớp với quan điểm của Bộ trưởng Ngoại giao, Erkki Tuomioja đã tuyên bố vào trước đây: “Theo quan điểm của chúng tôi và cũng là của Nga, sẽ là bình ổn và ít rắc rối nhất nếu Phần Lan là một nước trung lập và tôi cũng không muốn biên giới Phần Lan bị sử dụng cho các hành động hung hăng”.
Tổng thống Phần Lan cũng không quên cáo buộc Moscow đã vi phạm không phận nước này 5 lần trong mùa hè vừa qua và nhận định rằng Nga đang muốn cho thấy rằng họ đang hiện diện ngay gần đây và sẽ để mắt tới khu vực này. Ông Niinisto cho biết nếu muốn gia nhập NATO, Phần Lan nên làm từ 2 thập kỉ trước khi Nga vẫn còn đang suy yếu.
Thủ tướng Phần Lan Sauli Niinisto
Quan điểm của lãnh đạo Phần Lan cho thấy họ có phần chùn bước trong bối cảnh ở giữa hai thế lực đang đối đầu và thù hắn gay gắt.
Ông Niinisto đã từng được đảng đối lập kêu kêu gọi tăng cường hợp tác với NATO vào đầu năm nay, tuy nhiên ông cho biết: “Chúng tôi không phải là một phần của NATO, nhưng lại thuộc về EU và phương Tây. Chính sách an ninh của Phần Lan là cân bằng, mặc dù, chúng tôi vẫn có một lực lượng quân đội mạnh với 250.000 binh sĩ. Chính sách này sẽ khiến Phần Lan không chịu bất kì rủi ro nào từ phía đông (Nga)”.
Ám ảnh thế chiến
Thực tế thì lịch sử Phần Lan đã chứng minh việc tham gia vào bất kỳ một tổ chức, liên minh, hay phe phái nào đều rất có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh đẫm máu. Tiêu biểu là cuộc chiến Liên Xô – Phần Lan hồi đầu thế chiến thứ 2.
Trước Cách mạng tháng Mười (1917), Phần Lan là một phần lãnh thổ của Đế quốc Nga. Sau Cách mạng, chế độ Nga hoàng sụp đổ. Ngày 6/12/1917, Phần Lan chính thức tuyên bố độc lập, trở thành một nước cộng hòa.
Từ ngày 27/1 đến 15/5/1918 đã diễn ra cuộc Nội chiến Phần Lan với chiến thắng của phe Bạch Vệ (được Đế quốc Đức hỗ trợ) dẫn tới sự thù địch của nước Nga Xô viết vốn ủng hộ cho những người cộng sản Phần Lan.
Video đang HOT
Năm 1919, trước sự đã rồi, Lenin và nhà nước Công nông của Nga đã tuyên bố trao quyền độc lập cho Phần Lan khi trên thực tế Phần Lan đã hoàn toàn độc lập.
Từ thập niên 1930, Phần Lan đã từ chối tham gia bất kỳ một tổ chức quốc tế nào nhằm bảo đảm cho sự trung lập của mình. Tuy nhiên, quan hệ giữa Liên Xô và Phần Lan vẫn căng thẳng xoay quanh tranh chấp tại vùng bán đảo Karelia.
Xe tăng Hồng quân Liên Xô tập kết ở biên giới Phần Lan
Năm 1938-1939, Đức Quốc xã xâm chiếm Tiệp Khắc và Ba Lan, nguy cơ chiến tranh giữa Đức và Liên Xô đã cận kề. Để đảm bảo an ninh vùng biên giới phía bắc (đặc biệt là thành phố Leningrad) và tìm đường thông ra biển, Liên Xô đã đặt ra các yêu cầu đối với Phần Lan như sau:
Biên giới Phần Lan trên eo biển Karel phải lui về phía sau khoảng 150 km để đưa Leningrad ra khỏi tầm đại bác của đối phương (Đức và Phần Lan) bởi thành phố này chỉ cách biên giới 2 nước khoảng 20-30 km.
Diện tích đất mà Phần Lan phải cắt là 2000 km2, bù lại, Liên Xô sẽ nhượng lại một vùng đất lớn hơn (khoảng 5.000 km2) cho Phần Lan (phần đất này ở xa Leningrad nên ít nguy hiểm với Liên Xô hơn).
Phần Lan phải nhượng lại một số đảo nhỏ của họ trên Vịnh Phần Lan.
Liên Xô được thuê cảng Petsamo, cảng duy nhất không bị đóng băng của Phần Lan ở biển Bắc Cực và cảng Hango trên đường vào vịnh Phần Lan để Nga dùng làm căn cứ hải quân và không quân. Thời hạn thuê là 30 năm, mỗi năm Liên Xô trả tiền thuê là 8 triệu mác Phần Lan.
Phần Lan chấp nhận hầu hết yêu cầu, nhưng khước từ tất cả những yêu sách về cảng Hango vì họ cho rằng với việc Liên Xô kiểm soát các vịnh then chốt, an ninh quốc gia của họ bị đe dọa nghiêm trọng. Những cuộc đàm phán diễn ra liên tục trong 6 tuần nhưng không đi đến thỏa thuận do không bên nào chịu nhượng bộ. Đàm phán tan vỡ ngày 13/11, chính phủ Phần Lan bắt đầu ra lệnh tổng động viên.
Tổ đội súng máy của lính Phần Lan
Cuộc chiến diễn ra sau đó. Sau 105 ngày, không quân Liên Xô đã ném bom 690 thành phố, thị trấn và làng mạc. Máy bay của không lực lục quân bay 44.041 phi vụ, hải quân bay 8.000 phi vụ, ném hơn 25 ngàn tấn bom (55.000 quả).
Cường kích Hồng quân tấn công hơn 440 phi vụ. Không lực Hồng quân mất 314 máy bay do cao xạ Phần Lan, 207 chiếc khác bị hạ bởi các máy bay tiêm kích.
Tổn thất của dân thường Phần Lan do không kích là 956 người chết, 540 bị thương nặng, 1.300 bị thương nhẹ với 2.000 ngôi nhà bị phá hủy, 5.000 nhà khác bị hư hại.
Trong cả cuộc chiến, Phần Lan phải hứng chịu thiệt hại nặng nề, với 25.000 người chết, 55.000 bị thương, 450.000 người mất nhà cửa. Nước Phần Lan đã “chảy máu từ muôn nghìn vết thương.”
Theo_Báo Đất Việt
10 quốc gia "ngốn" năng lượng nhiều nhất
Người Mỹ chiếm 5% dân số thế giới nhưng họ sử dụng 20% năng lượng và tạo ra 40% rác thải của Trái đất. Tuy nhiên, nếu tính theo bình quân đầu người quy đổi ra kg, Mỹ chỉ đứng thứ 9 trong bảng danh sách 10 quốc gia tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới.
Iceland đứng đầu thế giới về mức tiêu thụ năng lượng/đầu người.
Bài phân tích của tác giả Andrew Topf đăng trên trang mạng OilPrice gần đây đã tập hợp các dữ liệu mới nhất của Ngân hàng Thế giới về việc sử dụng năng lượng từ các nguồn khác nhau, bao gồm cả nhiên liệu hóa thạch và năng lượng tái tạo để đánh giá những nước sử dụng nhiều năng lượng nhất cùng với những lý do giải thích cụ thể:
1. Iceland - 18.774 kg
Trong tất cả các nước trên thế giới, bao gồm cả các nhà sản xuất dầu lớn nhất và giàu có nhất, Iceland tiêu thụ nhiều năng lượng nhất dựa trên bình quân mỗi người. Lý do cơ bản là sự dư thừa và hầu hết năng lượng của Iceland được sản xuất từ thủy điện và địa nhiệt. Tại Iceland, người dân nước này ít lo ngại về vấn đề năng lượng nhất hành tinh.
2. Qatar - 17.418 kg
Theo National Geographic, người dân quốc gia được ví là "nghiện dầu" bởi mức tiêu thụ dầu mỏ bình quân đầu người rất cao, đang được cung cấp miễn phí điện và nước. Ngay cả nước ở Qatar cũng được mô tả như là "điện hóa lỏng" bởi vì nó thường được sản xuất thông qua quá trình khử muối và tiêu tốn nhiều năng lượng. Lượng khí thải bình quân đầu người của Qatar là cao nhất trên thế giới, gấp ba lần so với Mỹ.
3. Trinidad và Tobago - 15.691 kg
Trinidad và Tobago là một trong những nước giàu nhất trong vùng biển Caribbean, và là nhà sản xuất hàng đầu của khu vực về dầu mỏ và khí đốt; sở hữu một trong những cơ sở chế biến khí tự nhiên lớn nhất ở Tây bán cầu. Trinidad và Tobago cũng là nước xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất sang Mỹ. Ngành điện của nước này được cung cấp hoàn toàn bằng khí đốt tự nhiên.
4. Kuwait - 10.408 kg
Mặc dù đang nắm giữ trữ lượng dầu mỏ lớn thứ sáu trên thế giới, song nhu cầu về điện tại Kuwait thường vượt quá cung. Theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), Kuwait luôn trong tình trạng thiếu điện kinh niên và việc mất điện thường xuyên xảy ra vào dịp hè. Kuwait đã trở thành nước nhập khẩu ròng khí đốt tự nhiên để giải quyết hiện trạng mất cân bằng này.
5. Brunei - 9.427 kg
Mặc dù là một nhà sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ và khí thiên nhiên đáng kể sang châu Á, song Brunei cũng là nước ngốn "điện" kinh khủng. Quốc gia này có số lượng ô tô tính bình quân đầu người cao nhất khu vực. Brunei trợ giá cả điện và nhiên liệu sử dụng cho các phương tiện đi lại và được bán cho công chúng với giá thấp hơn thị trường.
6. Luxembourg - 7.684 kg
Luxembourg gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng, chủ yếu là dầu khí. Năng lượng tiêu thụ của nước này đã tăng 32% kể từ năm 1990, trong đó ngành giao thông chiếm tỷ trọng khoảng 60% (theo điều tra thực tế của Liên minh châu Âu).
7. Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) - 7.407 kg
Mức tiêu thụ năng lượng đáng chú ý là Ski Dubai - khu nghỉ mát bên trong nhà gồm một ngọn núi tuyết nhân tạo cao 85 m tiêu tốn năng lượng tương đương với 3.500 thùng dầu mỗi ngày. Viện Tài nguyên Thế giới ước tính UAE sử dụng 481 tấn dầu tương đương để tạo ra GDP giá trị 1 triệu USD, so với con số 172 tấn của Na Uy.
8. Canada - 7.333 kg
Những người dân Canada yêu chuộng hòa bình chắc chắn yêu thích xe hơi, cùng với lò sưởi, bồn tắm nước nóng và các đồ chơi ngốn năng lượng khác. Trong khi nhiều người đánh đồng ngành năng lượng của Canada với dầu cát, nhưng thực tế các loại hình năng lượng chiếm các tỷ trọng tiêu thụ khác nhau. EcoSpark công bố một biểu đồ hình tròn cho thấy hơn một nửa (57,6%) sản lượng điện của Canada xuất phát từ thủy điện, than là lựa chọn phổ biến thứ hai với 18%. Năng lượng hạt nhân đứng thứ ba (14,6%), còn dầu mỏ và khí đốt chỉ chiếm lần lượt 6,3% và 1,5% theo thứ tự.
9. Mỹ - 6.793 kg
Là nền kinh tế lớn nhất và là quốc gia giàu nhất thế giới, Mỹ rõ ràng phải nằm trong danh sách 10 quốc gia ngốn năng lượng hàng đầu. Tuy nhiên, một thực tế khó hiểu là mặc dù kinh tế tăng trưởng hàng năm, song tiêu thụ năng lượng bình quân đầu người của Mỹ vẫn duy trì ở mức tương tự kể từ thập kỷ 1970. Theo EIA, cách giải thích chỉ đơn giản là do Mỹ đã chuyển được rất nhiều phần năng lượng phục vụ nhu cầu sản xuất ra nước ngoài.
10. Phần Lan - 6.183 kg
Với hơn một phần ba lãnh thổ trên vòng Bắc cực, khí hậu lạnh, dân cư thưa thớt và một nền kinh tế công nghiệp hóa cao, nên không có gì khó hiểu khi Phần Lan là một trong những quốc gia sử dụng năng lượng bình quân đầu người cao nhất ở châu Âu. Tuy nhiên, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Phần Lan đang có kế hoạch đa dạng hóa nền kinh tế hạn chế nguồn nhiên liệu dựa trên carbon, thông qua việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, bao gồm cả nguồn biomass (năng lượng sinh khối), và đã thông qua kế hoạch xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân mới.
Theo Tin Tức
Đừng cố chấp, Nga và phương Tây nên ngừng "choảng" nhau Các biện pháp trừng phạt lẫn nhau giữa Nga và phương Tây đã gây ra nhiều hệ lụy nhưng không giúp giải quyết được tình hình ở Đông Ukraine. "Có thể bạn gọi tôi là một người Phần Lan trung dung, nhưng chắc rằng có một cách tốt hơn là các biện pháp trừng phạt", Risto Penttila, Tổng thư ký của tổ chức...