Phân Lâm Thao giúp mía năng suất cao, ít bệnh
Bà con nông dân bón phân NPK-S Lâm Thao đúng cách cho cây mía không những giúp cây phòng chống dịch bệnh mà năng suất mía còn rất cao…
Đặc điểm sinh lý
Cây mía qua 5 thời kỳ sinh trưởng:
Thời kỳ nảy mầm: Tính từ khi đặt hom trồng cho tới lúc mầm mía nảy thành cây con.
Thời kỳ cây con: Bắt đầu từ khi cây có lá thật thứ nhất cho đến khi phần lớn số cây trong ruộng có 5 lá thật. Khi cây có 2 lá thật thì rễ cây bắt đầu phát triển.
Phân lân nung chảy Lâm Thao rất phù hợp bón cho cây mía. Ảnh: I.T
Thời kỳ đẻ nhánh: Khi cây mía có 6 -7 lá thật, các mầm ở gốc nằm dưới mặt đất nảy thành nhánh.
Thời kỳ vươn lóng: Mía trồng vụ xuân tháng 2, 3 có thời gian vươn mạnh trong 4 tháng: 7, 8, 9, 10. Mía trồng vụ thu tháng 9 có thời gian vươn lóng kéo dài trong 7 tháng, vươn mạnh trong 4 tháng: 5, 6, 7, 8.
Thời kỳ chín công nghiệp và trổ cờ: Chín công nghiệp – thường từ tháng 11 trở đi, mía tích lũy đường lần lượt từ lóng dưới lên lóng trên. Khi độ đường các lóng ở phần thân ngọn tương đương phần thân gốc là chín công nghiệp. Thu hoạch khi mía có độ chín nguyên liệu, là lúc độ đường thấp hơn chín công nghiệp, nhưng đạt trị số cho phép sử dụng mía để ép đường.
Video đang HOT
Thời vụ trồng, mật độ và cơ cấu cây trồng ở các vùng
Thời vụ:
Miền Bắc: Vụ đông xuân là vụ chính, trồng từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thu hoạch sau 10-12 tháng. Vụ thu trồng từ tháng 8 – 9, thu hoạch sau 13 -15 tháng, khoảng tháng 10 năm sau.
Miền Trung: Vụ đông xuân trồng tháng 12 đến tháng 3 năm sau, có thể kéo dài tới tháng 4, 5 nơi có tưới nước. Vụ thu trồng tháng 8, 9.
Miền Đông Nam Bộ: Vụ đầu mùa mưa – vụ I trồng từ 15.4 đến 15.6, tốt nhất đến 30.5, thu hoạch sau 10 – 12 tháng. Vụ cuối mùa mưa – vụ II trồng từ 15.10 đến 30.11, thu hoạch sau 13 -14 tháng. Năng suất cao hơn vụ I khoảng 25-30%.
Miền Tây Nam Bộ: Vụ đầu mùa mưa – vụ I trồng tháng 4 đến tháng 6, thu hoạch sau 10 – 12 tháng trên vùng đất lên liếp. Vụ cuối mùa mưa – vụ II trồng tháng 11, 12 thu hoạch sau 8-10 tháng trên vùng đất bị ngập lũ.
Mật độ:
Miền Bắc: Đồng bằng- khoảng cách hàng 1,2m, trồng ở độ sâu 12- 20cm. Trung du – khoảng cách hàng 1,3-1,4m, trồng ở độ sâu 25- 30cm.
Miền Trung: Khoảng cách hàng 1,0-1,2m, trồng ở độ sâu 15- 20cm.
Miền Đông Nam Bộ: Canh tác thủ công – khoảng cách hàng 1,0 -1,2m, trồng ở độ sâu 20- 25cm. Canh tác cơ giới – khoảng cách hàng 1,3-1,4m, trồng ở độ sâu 25- 30cm.
Tây Nam Bộ: Vùng đất lên liếp – khoảng cách hàng 0,8 -1,0m, trồng ở độ sâu 15-20cm. Vùng đất không lên liếp – khoảng cách hàng 1,0-1,2m, trồng ở độ sâu 15-20cm.
Số lượng hom trên 1ha: 25.000 – 35.000, hom có 3- 4 mầm. Cách đặt hom: Một hàng nối tiếp nhau; hai hàng đặt so le kiểu nanh sấu; hai hàng song song nối tiếp nhau.
Đất trồng:
Thích hợp với nhiều loại đất. Yêu cầu tối thiểu là có tầng dày, độ thoáng, pH 4- 9. Đất trồng mía tốt là có nguồn gốc núi lửa hoặc phù sa mới, đất thịt, thịt pha cát, kết cấu tơi xốp, giữ nước tốt, tầng dày 0,7- 0,8m, mực nước ngầm ở độ sâu 1,5- 2 , pH 6-8, đất giàu chất hữu cơ, không có muối độc, không thiếu vi lượng, địa hình bằng phẳng, độ dốc tối đa 7-15%.
Cơ cấu cây trồng
Đất tốt, thâm canh cao: Chu kỳ luân canh 9 năm: 8 năm mía (1 tơ 3 gốc 1 tơ 3 gốc ) 1 năm luân canh; chu kỳ luân canh 7 năm: 6 năm mía (1 tơ 2 gốc 1 tơ 2 gốc) 1 năm luân canh.
Đất kém phì nhiêu, ít thâm canh: Chu kỳ 5 năm: 4 năm mía (1 tơ 3 gốc) 1 năm luân canh; chu kỳ 4 năm: 3 năm mía (1 tơ 2 gốc) 1 năm luân canh; chu kỳ 3 năm: 2 năm mía (1 tơ 1 gốc ) 1 năm luân canh.
Bón phân NPK-S Lâm Thao cho cây mía
Liều lượng bón cho 1 sào Bắc Bộ (kg/360m2) (xem bảng)
Ghi chú: 1ha = 1 sào Bắc Bộ x 27,8 = 1 sào Trung Bộ x 20 = 1 công x 10 (theo diện tích 1 sào Bắc Bộ = 360m2; 1 sào Trung Bộ = 500m2; 1 công (miền Nam) = 1.000m2).
Có thể thay phân chuồng bằng cách bón mùn thải của nhà máy đường sau khi xử lý. Bón vôi vùi sâu, trộn đều trong tầng đất canh tác, bón trước khi trồng mía ít nhất 30 ngày.
Các loại phân vi lượng Bo 0,1-0,2%, Cu, Zn, Fe phun bổ sung qua lá vào thời kỳ bắt đầu đẻ nhánh và bắt đầu có long.
Mía gốc: Lượng phân chuồng, phân đạm, lân và kali sử dụng cho mía gốc tương tự như với mía tơ, lượng phân đạm cần tăng 15-20%.
Sau khi thu hoạch trong vòng 1 tuần, cày phá luống, cày xới giữa 2 hàng mía, phơi ải đất 2-7 ngày, bón gốc toàn bộ phân chuồng, phân nung chảy Lâm Thao, cày lấp đất. Bón thúc đẻ nhánh khi bắt đầu có lóng với loại phân NPK-S 12.5.10-14.
Các loại phân vi lượng phun bổ sung qua lá vào thời kỳ bắt đầu đẻ nhánh và bắt đầu có lóng.
Chúc bà con nông dân sử dụng phân bón Lân Nung chảy kết hợp với NPK-S Lâm Thao hợp lý để tăng năng suất, hàm lượng đường của các giống mía và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Theo Danviet