Phận làm dâu, chị nuốt nước mắt giúi vội ít tiền vào tay mẹ đẻ…
Mẹ chị bị ốm, lên ở với con gái vài ngày để tiện việc đi lại điều trị ở bệnh viện. Vậy mà, mẹ chồng chị bóng gió chì chiết, nhiếc móc như thể bà phải nuôi thêm một gánh nặng
Ngày cưới, chị hạnh phúc như bất cứ cô gái nào trong làng. Váy trắng tinh khôi, tiệc cưới linh đình. Chị cứ như mê đi trong hạnh phúc. Cả làng mừng cho chị và những chàng trai thì thầm tiếc nuối chị – cô gái xinh đẹp và dịu dàng nhất làng đã lên xe hoa.
Ngày về nhà chồng, ở trên phòng chị vừa cởi chiếc váy cưới lộng lẫy xuống đến chân, chị đã nghe thấy tiếng mẹ chồng gọi với từ dưới phòng khách. Chị vội vàng xỏ dép xuống dưới. Khách khứa họ hàng vẫn còn đang ngồi ngổn ngang.
Mẹ chồng bảo chị: “Từ nay con đã làm dâu nhà này, gia đình này là của con, con phải lo lắng quán xuyến. Nhà mẹ ở phố nên có khác một chút so với ở quê, mẹ sẽ dạy bảo con từ từ. Nhưng con phải thấy là mình may mắn khi làm dâu của mẹ. Gia đình nhà mình nề nếp và gia giáo, con cũng phải cố gắng mà học theo”.
Chị lật đật vâng dạ, chị đã thấy được vài ánh mắt thương cảm của mấy bác họ dành cho chị. Chị bỗng thấy có một vầng mây nhẹ bao phủ trên đầu.
Từ lúc chị về làm dâu, đến nay đã tròn 8 tháng. Chưa một lần chị cảm thấy một ngày mình được nghỉ ngơi. Bất cứ việc gì dù nhỏ nhất, chị cũng bị mẹ chồng theo dõi quản thúc. Từ việc đặt chiếc ly xuống bàn thế nào cho khéo, đến việc úp cái bát mà không có tiếng động, bất cứ điều gì bà cũng đưa mấy từ “gia giáo nề nếp” vào làm chị không thở nổi.
Chị là một giáo viên, công việc không quá bận nhưng cũng chiếm nhiều thời gian của chị. Buổi trưa chẳng bao giờ chị được thảnh thơi như bạn bè để đi ăn cơm cùng nhau. Cứ hết tiết dạy chị vội vàng phóng xe về nhà nấu cơm cho cả gia đình chồng. Buổi tối, mình chị cơm nước giặt giũ xong cũng đến gần 10 giờ khuya, lúc đó ngồi bên bàn giáo án, chị buồn ngủ rũ mắt.
Video đang HOT
Mẹ chồng chị quy định nhà phải lau ngày 2 lần, mà ngôi nhà nào có nhỏ bé gì. Mỗi lần lau nhà xong là chị thở hổn hển. Bà kêu chị yếu, có mấy việc cỏn con mà làm không xong. Bà than thở tiếc nuối ngày xưa sao bà không kiên quyết một chút để bắt chồng chị lấy người phụ nữ mà bà chọn.
Chị mang thai, vì không được nghỉ ngơi và suốt ngày mệt mỏi nên sức khỏe chị yếu. Chị sinh con, con bé ốm đau quặt quẹo, bà chê chị không biết đẻ. Bà chẳng bao giờ thèm bế cháu. Trong mắt bà, chị phải đẻ được cháu trai đích tôn thì bà mới coi như là chị đã đẻ. Còn không thì cứ phải đợi đấy.
Mẹ chị bị ốm, lên ở với con gái vài ngày để tiện việc đi lại điều trị ở bệnh viện. Vậy mà, mẹ chồng chị bóng gió chì chiết, nhiếc móc như thể bà phải nuôi thêm một gánh nặng. Phận làm dâu, chị nuốt nước mắt giúi vội ít tiền vào tay mẹ đẻ rồi chở mẹ ra bệnh viện nằm để khỏi phải nhìn thấy khuôn mặt nặng nhẹ của mẹ chồng
Rồi chị mang bầu hai lần nữa nhưng đều bị sẩy. Mẹ chồng chị lại có cớ để tiếp tục phàn nàn. Chồng chị nghe lời mẹ, bỏ bê chị sống với một cô gái khác. Khi cô gái kia mang thai, mẹ chồng gây sức ép buộc chị phải ly hôn mặc chị van xin khóc lóc.
Chị lại phải cùng con gái trở về ngôi nhà bé nhỏ với bố mẹ đẻ. Ly hôn xong là lúc chị biết mình đang có bầu lần nữa. Lần này, ông trời thương nên đã để em bé lại với chị. Ngày mà người phụ nữ kia sinh được đứa con gái thì hai tháng sau, trong ngôi làng nhỏ, con trai kháu khỉnh của chị đã ra đời.
Chị ôm con mà nước mắt cứ rơi. Không biết chị khóc vì hạnh phúc hay vì quá xót xa cho thân phận của mình?
Theo PLXH
Cầm 300 triệu thưởng Tết chồng đưa mà tôi chỉ biết nuốt nước mắt vào trong
Chiều nay, chồng tôi đột ngột về sớm rồi chìa cho tôi cái phong bì dày cộp. Anh bảo đó là 300 triệu tiền thưởng Tết của anh, tôi muốn mua sắm, gửi tiết kiệm hay làm gì thì tùy. Nói xong, anh vào tắm rửa, mặc áo quần chỉnh tề rồi lại phóng xe đi.
Tết đang đến gần, trong khi bạn bè tôi người nào cũng kêu than, vật vã với tiền rồi trăm mối lo thì tôi lại muốn trốn đi đâu đó thật xa. Tôi không ở cùng bố mẹ chồng, không phải lo lắng những chuyện biếu xén, bố mẹ tôi cũng đơn giản, nhưng tôi lại thấy mệt mỏi vô cùng. Căn nhà tôi ở lớn thật đấy, rộng thật đấy nhưng tôi không muốn ở đó, vì tôi biết, ở đó chỉ có hai mẹ con tôi vò võ ngồi nhìn nhau.
Chồng tôi chẳng mấy khi ở nhà, anh có công việc riêng của mình và từ mà tôi nghe nhiều nhất từ miệng của anh đó chính là "bận việc". Chưa bao giờ tôi thấy chồng mình rảnh rỗi, kể cả ngày Chủ nhật. Tết nào cũng vậy, anh bận tiếp khách, bận đi du lịch cùng công ty, bận đi với sếp, nói chung là đủ thứ lý do trên đời, tôi phải chuẩn bị mọi thứ một mình từ A đến Z. Nhìn cảnh người ta có đôi có cặp đi ngoài đường, tôi tủi thân lắm.
Năm nào cũng vậy, cứ chiều 30 Tết gia đình người ta quây quần bên nhau chuẩn bị cơm cúng Tất niên thì tôi và con trai chỉ biết loanh quanh làm những phần việc còn lại. Tôi chả muốn chuẩn bị gì nhiều, vì chồng tôi chẳng bao giờ để ý xem nhà tôi Tết có những gì, chưa có những gì. Anh cứ đi tít mít, tối về nhà thì say khướt.
(Ảnh minh họa)
Thế nên năm nay tôi cũng chả hy vọng gì. Tôi cũng chẳng buồn mua sắm, dọn dẹp nhà cửa. Nhìn vợ chồng nhà bạn đèo nhau đi sắm Tết tôi thấy thèm. Bạn tôi thì bảo tôi sướng, có chồng làm ra tiền, Tết chẳng phải chạy vạy tiền bạc, lo nghĩ gì cả, tôi nghe thế thì chỉ cười. Ừ thì tôi cũng thoải mái chuyện tiền bạc thật đấy, nhưng những người khác không biết rằng, có một khoảng trống to đùng trong lòng tôi. Họ không biết được cái cảm giác trống rỗng đó đáng sợ như thế nào.
Chiều nay, chồng tôi đột ngột về sớm rồi chìa cho tôi cái phong bì dày cộp. Anh bảo đó là 300 triệu tiền thưởng Tết của anh, tôi muốn mua sắm, gửi tiết kiệm hay làm gì thì tùy. Nói xong, anh vào tắm rửa, mặc áo quần chỉnh tề rồi lại phóng xe đi.
Tôi cầm xấp tiền dày cộp mà nước mắt cứ chực trào ra. Tôi biết, số tiền thưởng của chồng không nhiều đến mức này, đây chỉ là tiền anh kiếm được ở bên ngoài, còn kiếm bằng cách nào thì tôi cũng lờ mờ đoán được. Tôi biết khoảng thời gian này, người ta đang đồn chồng tôi cặp kè với sếp tổng. Bà ấy mới ly hôn, lại đang tuổi hồi xuân nên cứ bám riết lấy chồng tôi. Tôi có đem chuyện này hỏi chồng thì anh gắt lên: "Cô điên vừa thôi, sướng quá rồi hóa rồ chứ gì?".
Tôi giống như một con bù nhìn ở trong nhà. Mọi việc mang tiếng là chồng cho tôi tự quyết thật đấy, nhưng tôi quyết rồi anh ấy cũng chẳng bao giờ hỏi han gì, đúng kiểu "tôi không quan tâm". Nhiều lúc tôi cũng không biết mình có chồng hay không nữa, bởi quanh năm suốt tháng cứ vò võ một mình.
Chiều nay, khi tôi đang loay hoay đi mua mứt và bánh kẹo thì tôi thấy xe của chồng dừng lại trước một trung tâm thương mại. Sau đó, anh bước xuống xe, mở cửa cho sếp của mình. Nhưng tôi thấy rõ chồng mình khoác tay bà ấy rồi hôn vào má bà ấy rất tình cảm. Lúc đó tôi những muốn lao đến để cho anh vài cái tát nhưng chân tôi cứ như bị đóng băng.
(Ảnh minh họa)
Tối đó, chồng tôi về khá muộn. Tôi ngồi đợi anh ở phòng khách. Thấy chồng bước vào, tôi chạy ra đỡ cặp hộ anh như mọi khi. Trong khi anh chuẩn bị đi tắm thì tôi gọi giật lại, tôi hỏi anh chuyện khi chiều là như thế nào thì anh rít lên: "Cô cầm 300 triệu tiền thưởng Tết vẫn chưa thỏa mãn ư? Cô biết số tiền đó từ đâu mà có không? Cô nghĩ người khác có thưởng tết 300 triệu à? Đã sướng lại còn không biết hưởng. Im đi rồi lặng lẽ mà tiêu tiền".
Tôi chết đứng khi nghe chồng "thổ lộ" nguồn gốc của số tiền thưởng Tết. Thì ra chồng tôi lại đốn mạt đến như thế. Anh ta nghĩ rằng tôi chỉ cần tiền mà quên mất rằng, tôi cũng là một người vợ, một người mẹ. Tôi cần có một gia đình yên ấm, nhất là khi Tết đang đến rất gần. Tôi cay đắng nuốt nước mắt vào trong rồi tự nhủ, có lẽ mình phải suy nghĩ lại mọi chuyện, bởi nơi tôi đang sống không phải là một "cái nhà" theo đúng nghĩa.
Theo Một Thế Giới
Tâm sự của người vợ 15 năm chưa một lần về ăn Tết nhà mẹ đẻ Nhìn bố mẹ người ta vui vẻ bên con cháu, tôi cũng chạnh lòng khi đón tết nơi quê người nhưng nghĩ đi nghĩ lại, cha mẹ chỉ có thể hạnh phúc khi con hạnh phúc. Những ngày gần Tết tôi thấy nhiều chị em thở than về chuyện không được về nhà bố mẹ đẻ ăn Tết. Thậm chí, có người còn...