Phân khúc MPV: Chọn Suzuki Ertiga Sport hay Mitsubishi Xpander AT?
Cùng được nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia, sở hữu nhiều trang bị, tiện nghi tiện dụng, đi kèm với giá bán hấp dẫn, Mitsubishi Xpander AT và Suzuki Ertiga Sport đều là những lựa chọn đáng cân nhắc cho những khách hàng muốn mua xe gia đình.
Giá bán
Hiện tại, Mitsubishi Xpander AT (630 triệu đồng) vẫn được bán song song 2 phiên bản lắp ráp và nhập khẩu từ Indonesia. Trong khi đó, Suzuki Ertiga Sport tiếp tục nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia. Giá bán của Suzuki Ertiga Sport là 560 triệu đồng, có lợi thế không nhỏ khi thấp hơn đối thủ đến 70 triệu đồng.
Thiết kế ngoại thất
Mitsubishi Xpander AT có kích thước tổng thể nhỉnh hơn đôi chút so với Suzuki Ertiga Sport. Thông số dài x rộng x cao của Mitsubishi Xpander AT lần lượt là 4.475 x 1.750 x 1.730 (mm). Trong khi thông số tương tự trên Suzuki Ertiga Sport là 4.395 x 1.735 x 1.690 (mm).
Về thiết kế ngoại thất, thiết kế của Xpander được đánh giá cao hơn so với Suzuki Ertiga. Theo đó, Xpander 2020 sở hữu kiểu dáng hiện đại, thể thao và bắt mắt hơn, trong khi đó Ertiga vẫn giữ phong cách và kiểu dáng trung tính.
Nâng cấp dễ nhận ra nhất trên Xpander AT 2020 mặt ca-lăng thiết kế mới được cách điệu tinh tế cho cảm giác mạnh mẽ, thể thao. Ảnh: Mitsubishi
Trong khi đó, Suzuki Ertiga 2020 vẫn sử dụng đèn pha halogen và không có trang bị LED ban ngày. Ảnh: Suzuki
Video đang HOT
Từ phía sau, cả hai mẫu MPV đều được trang bị cụm đèn hậu sử dụng công nghệ LED. Mitsubishi Xpander AT 2020 được trang bị bộ mâm 16 inch, lớn hơn một chút so với Suzuki Ertiga Sport 2020 sử dụng bộ mâm 15 inch.
Khoang lái và trang bị nội thất
Suzuki Ertiga Sport và Mitsubishi Xpander AT lại có sự tương đồng trong thiết kế nội thất. Cả hai đều hướng đến phong cách xe gia đình với các chất liệu sang trọng, cách phối màu màu đen nội thất cũng tạo cho nội thất sự tiện dụng, bền bỉ và dễ dàng vệ sinh hơn.
Mitsubishi Xpander AT có bảng táp lô trẻ trung. Ảnh: Mitsubishi
Trong khi Suzuki Ertiga Sport sang trọng với chất liệu sơn giả gỗ bóng trên bảng táp lô. Ảnh: Suzuki
Vô lăng của hai mẫu xe đều thiết kế 3 chấu, tích hợp điều khiển âm thanh và đàm thoại rảnh tay. Cụm đồng hồ lái của cả hai dòng xe này đều là dạng analog với màn hình đa thông tin ở trung tâm. Màn hình đa thông tin của Mitsubishi Xpander AT có giao diện 3D hiện đại hơn so với kiểu màn hình đơn sắc trên Suzuki Ertiga Sport.
Tương tự các dòng xe trong phân khúc giá rẻ, lựa chọn màu sắc nội thất trên Mitsubishi Xpander AT và Suzuki Ertiga Sport không có. Cả hai đều được nhà sản xuất trang bị màu đen làm tiêu chuẩn và các điểm nhấn sơn mạ bạc, vân carbon hoặc sơn giả gỗ.
Trang bị tiện nghi và công nghệ giải trí
Mitsubishi Xpander AT và Suzuki Ertiga Sport được trang bị tiện ích nghe nhìn hiện đại với màn hình cảm ứng, tích hợp kết nối Apple Carplay, Android Auto, USB, Bluetooth, Radio. Màn hình cảm ứng trên Suzuki Ertiga Sport lớn hơn với kích thước 10 inch, trong khi đó, Mitsubishi Xpander AT có lợi thế với 6 loa so với 4 loa của đối thủ.
Suzuki Ertiga Sport khá đáng giá với trang bị điều hòa tự động. Trong khi, Mitsubishi Xpander AT chỉ trang bị điều hòa chỉnh tay. Cả hai đều trang bị cửa gió điều hòa cho hàng ghế sau, giúp làm mát cho những hành khách ở ghế sau.
Động cơ và trang bị an toàn
Mitsubishi Xpander cũng được trang bị động cơ 1.5L, công suất tối đa 104 mã lực. Ảnh: Mitsubishi
Trong khi đó, Suzuki Ertiga Sport 2020 trang bị động cơ 1.5L. Ảnh: Suzuki
Động cơ của cả Xpander và Ertiga đều ở mức vừa đủ, đáp ứng nhu cầu sử dụng phổ thông trong phố.
Về các trang bị an toàn, Mitsubishi Xpander AT có phần nhỉnh hơn so với Suzuki Ertiga Sport. Cả hai mẫu xe đều được trang bị chống bó cứng phanh, phân bổ lực phanh EBD, cân bằng điện tử, hỗ trợ khởi hành ngang dốc, camera lùi và 2 túi khí.
Tuy nhiên, Mitsubishi Xpander AT còn được trang bị thêm hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp, Kiểm soát hành trình và Kiểm soát lực kéo. Trong khi đó, Suzuki Ertiga Sport lại được trang bị cảm biến đỗ xe thứ mà Mitsubishi Xpander AT không có.
Đánh giá chung
Có thể thấy, Mitsubishi Xpander AT đang có lợi thế hơn trong cuộc đua với Suzuki Ertiga Sport về kiểu dáng thiết kế, trang bị an toàn phù hợp cho người dùng muốn tìm kiếm một mẫu xe 7 chỗ đa dụng, an toàn phục vụ gia đình.
Bù lại, Suzuki Ertiga Sport sở hữu giá mềm hơn đi kèm nhiều trang bị, tiện nghi nội thất tiện dụng hơn, là lựa chọn đáng cân nhắc cho những khách hàng muốn mua xe chạy dịch vụ.
Vì sao các hãng đăng ký kiểu dáng nhiều mẫu xe lạ tại Việt Nam?
Hãng đăng ký bảo hộ kiểu dáng cho ôtô để tránh bị sao chép thiết kế nhưng không đồng nghĩa sẽ bán ôtô đó ra thị trường.
Tháng 4/2021, dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ, thuộc Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam, đăng tải thông tin Nissan Motors (Nhật Bản) đăng ký bảo hộ sở hữu kiểu dáng công nghiệp với các sản phẩm như Juke, Almera (Sunny). Đây là các mẫu xe (thế hệ mới nhất) chưa được bán tại Việt Nam.
Danh sách đăng ký sở hữu kiểu dáng của Nissan thậm chí còn có những mẫu xe xa lạ, khó có tiềm năng bán tại Việt Nam như SUV chạy điện Ariya và dòng thể thao 400Z, mẫu xe thậm chí còn chưa bán ra thị trường quốc tế. Dù chưa được cơ quan chức năng cấp bằng bảo hộ kiểu dáng, động thái này của Nissan Nhật Bản cũng dấy lên những đồn đoán cho rằng hãng rục rịch đem các mẫu xe này về bán tại thị trường Việt.
Xe thể thao Nissan 400Z được đăng ký bảo hộ sở hữu kiểu dáng công nghiệp. Ảnh chụp màn hình
Tuy nhiên đại diện VAD, hãng phân phối độc quyền xe Nissan tại Việt Nam cho biết, việc đăng ký sở hữu kiểu dáng công nghiệp cho những xe như Ariya, Almera, Juke, 400Z do một phân nhánh ở Hà Nội và thuộc tập đoàn mẹ Nissan Nhật Bản thực hiện. "Công ty này hoạt động độc lập với VAD. Chúng tôi hiện chưa có kế hoạch phân phối những dòng xe này", vị này nói.
Trước Nissan, nhiều mẫu xe mới chưa được bán tại Việt Nam của Toyota như Raize, RAV4, Yaris Cross, Corolla hatchback cũng được đăng ký bảo hộ sở hữu kiểu dáng công nghiệp. Đại diện liên doanh Nhật nói rằng, việc này do tập đoàn Toyota Nhật Bản thực hiện, không liên quan đến liên doanh Toyota Việt Nam.
"Về kế hoạch giới thiệu sản phẩm trong tương lai, chúng tôi sẽ thông báo khi có thông tin chi tiết", đại diện Toyota Việt Nam cho biết. Theo vị này, khó có hãng nào khẳng định, nói không bán những mẫu xe được đăng ký sở hữu kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam, nhưng nếu chỉ dựa vào việc này để nói hãng sắp bán là "vội vàng".
Các hãng như Mitsubishi, Volkswagen, Suzuki, Subaru tại Việt Nam đều cho biết việc đăng ký bản quyền thiết kế do hãng mẹ thực hiện.
Ông Duy Bình, trưởng phòng marketing Suzuki Việt Nam nói, việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp thông thường do phía tập đoàn thực hiện. "Khi có một sản phẩm mới, hãng tiến hành việc này như một biện pháp để ngăn chặn ăn cắp bản quyền thiết kế. Việc đăng ký thường ở các thị trường hãng hiện diện hoặc bán sản phẩm đó. Trường hợp chưa có kế hoạch bán cũng được đăng ký như một hình thức bảo vệ".
Honda Civic thế hệ mới được đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam.
"Bằng bảo hộ kiểu dáng sau khi được cơ quan chức năng cấp, là căn cứ pháp lý xác thực quyền sở hữu của doanh nghiệp đối với kiểu dáng sản phẩm", luật sư Huỳnh Phước Hiệp, đoàn Luật sư TP HCM cho biết. "Pháp luật không quy định doanh nghiệp khi đăng ký bảo hộ kiểu dáng sản phẩm thì phải kinh doanh sản phẩm đó".
Theo luật sư Hiệp, một sản phẩm để được kinh doanh hợp pháp trên thị trường không cần đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Tuy nhiên, để tránh các rắc rối pháp lý nếu xảy ra tranh chấp hoặc bị sao chép, đạo, nhái sản phẩm bởi công ty khác, làm ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu, doanh nghiệp thường đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp như một biện pháp để đề phòng.
Theo Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam, kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Sau khi nhận đơn đăng ký, cơ quan chức năng tiến hành thẩm định và cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp nếu đáp ứng các điều kiện: có tính mới, có tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp. Nếu không, đơn đăng ký bảo hộ có thể bị từ chối.
Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực 5 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn 2 lần liên tiếp, mỗi lần 5 năm. Như vậy, chủ sở hữu được phép sử dụng kiểu dáng đó độc quyền tại Việt Nam trong thời gian tối đa là 15 năm.
Loạt ô tô giảm giá sốc lên đến 160 triệu đồng Một số mẫu xe đang được các đại lý ưu đãi lên đến 160 triệu đồng cho khách hàng mua xe. Thời điểm tháng 6 này, nhiều mẫu ô tô giảm mạnh nhằm kích cầu thị trường. Trong đó, một số mẫu xe giảm giá tới gần 160 triệu đồng từ phân khúc phổ thông đến phân khúc xe hạng sang. Cụ thể,...