Phấn khích trong địa đạo hấp dẫn nhất thế giới
Giờ thì nhiều người trong và ngoài nước không chỉ biết đến địa đạo Củ Chi (TP.HCM) là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất mà còn là điểm du lịch ngầm hấp dẫn nhất thế giới.
Sau khi tờ CNN (Mỹ) công bố hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi lọt vào danh sách 12 điểm du lịch ngầm hấp dẫn nhất thế giới cùng với Thị trấn dưới lòng đất Coober Pedy (Úc); Mỏ muối Wieliczka, Krakow (Ba Lan); Hầm mộ dưới lòng đất (Paris, Pháp); Vùng ngầm Cappadocia (Thổ Nhĩ Kỳ)…, tôi mới lại có dịp trở lại địa đạo này.
Đi trong đường ngầm mà… run chân
Mất 20.000 đồng mua vé cho một tour 40 phút, tôi hăm hở cùng nhóm sinh viên đi vào khu vực địa đạo Củ Chi. Địa danh này cách thành phố 70km về hướng Tây Bắc. Không nhiều thay đổi sau lần trở lại này. Địa đạo Củ Chi vẫn trên mặt đất là những mô hình ụ chiến đấu, bãi mìn, hố đinh, hầm chông… Tuy nhiên, cái thú nhất vẫn là chui xuống lòng đất để trải nghiệm hệ thống ngầm dài 200km của địa đạo này.
Trước khi tham quan, chúng tôi được hướng dẫn viên cho xem những thước phim tư liệu về diễn biến các cuộc chiến tranh và các trận đánh lừng danh ở địa đạo Củ Chi cũng như được giới thiệu về lịch sử cùng các hệ thống đường hầm. Đây là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất được quân dân Củ Chi đào trong thời kỳ chiến tranh. Hệ thống địa đạo gồm 3 tầng, từ đường xương sống tỏa ra nhánh dài, nhánh ngắn ăn thông nhau, có nhánh trổ ra tận sông Sài Gòn.
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Cuba Miguel Mario Díaz-Canel Bermúdez đang ghi vào sổ lưu niệm sau khi tham quan địa đạo Củ Chi.
Không khí được lấy vào địa đạo thông qua các lỗ thông hơi bí mật lên trên mặt đất, trông giống như ụ mối đùn. Một phần những cửa thông gió bí mật được các chiến sĩ sử dụng như hỏa điểm để tấn công. Quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hòa liên tục tấn công vào hệ thống địa đạo bằng đủ phương tiện: Bom, bơm nước vào địa đạo, hơi ngạt… nhưng do hệ thống được thiết kế có thể cô lập từng phần nên bị hư hại không nhiều.
Anh Nguyễn Ngọc Dũng, sinh viên một trường cao đẳng cho biết, năm nào nhóm bạn sinh viên ở trường cũng tổ
Có những đoạn chúng tôi phải cúi lom khom, thậm chí là bò, trườn khiến cảm giác thoáng chút sợ hãi xen lẫn thích thú. Ở đây, từng ngõ ngách, từng đường đi thông nhau chằng chịt như mạng nhện nối liền với những căn phòng để hội họp, nơi cứu chữa thương binh, hầm dự trữ, chế tạo vũ khí, phòng ngủ tập thể, phòng dạy học…
chức 3-4 lần đi khám phá địa đạo. “Mỗi lần bước xuống đường ngầm là tôi… run chân. Tôi có cảm giác mình đi trên dấu chân của cha anh với hào khí sống và chiến đấu ngoan cường trong đường ngầm này”- anh chia sẻ.
Chung quanh cửa hầm lên xuống được bố trí nhiều hầm chông, hố đinh, mìn trái (gọi là tử địa), có cả mìn lớn chống tăng và mâm phóng bom bi chống máy bay trực thăng đổ chụp, nhằm tiêu diệt ngăn chặn quân địch tới gần. Hệ thống ngầm ở đây khá thấp, chật hẹp và tối.
Video đang HOT
Theo lời hướng dẫn viên, địa đạo có vào năm 1948 thuộc hai xã: Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An. Lúc đầu, địa đạo chỉ có những đoạn ngắn cấu trúc đơn giản dùng để cất giấu tài liệu, vũ khí, trú ém cán bộ hoạt động trong vùng địch hậu. Về sau, nó lan rộng ra nhiều xã. Từ năm 1961-1965, chiến tranh du kích của nhân dân Củ Chi đã phát triển mạnh, gây cho địch những tổn thất lớn. Sáu xã phía Bắc huyện Củ Chi đã hoàn chỉnh đường địa đạo “xương sống”. Sau đó các cơ quan, đơn vị phát triển địa đạo nhánh ăn thông với đường “xương sống”, hình thành hệ thống địa đạo liên hoàn.
Còn nhớ năm ngoái, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Cuba Miguel Mario Díaz-Canel Bermúdez và Đoàn đại biểu cấp cao Cuba đã đến thăm khu địa đạo này. Sau khi trải nghiệm một đoạn đường hầm, trở lại mặt đất ông Miguel Mario Díaz-Canel Bermúdez đã tỏ vẻ hết sức thích thú. Trước giới chức địa phương và giới truyền thông, ông ca ngợi địa đạo Củ Chi là minh chứng cho sự anh dũng, bất khuất của nhân dân Việt Nam trong đấu tranh bảo vệ đất nước và độc lập dân tộc.
Địa đạo mời gọi…
Anh Lý, nhân viên tại khu du lịch này cho biết, từ khi đứng vào top du lịch ngầm hấp dẫn nhất thế giới, địa đạo Củ Chi đón nhiều khách tham quan hơn. “Có lẽ khi đọc thấy thông tin, nhiều người tò mò muốn biết địa đạo này thực hư thế nào, có hấp dẫn nhất thế giới?”- nhân viên này cười vui.
Những năm gần đây, mỗi năm có khoảng 1,5 triệu lượt khách đến tham quan Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, trong đó gần một nửa là lượt khách quốc tế. Theo Ban quản lý, khu di tích đã có đề án mở rộng 125ha. Hiện nay, đang kêu gọi đầu tư để khu di tích mở ra lớn hơn, rộng hơn, kéo du khách về ngày càng nhiều hơn. Địa đạo Củ Chi là khu truyền thống có một không hai trên thế giới đã được công nhận là di tích đặc biệt cấp quốc gia. Tuy nhiên, vì là khu di tích nên thời gian qua địa đạo hạn chế đầu tư làm mới ở một số khu vực.
Một nhóm sinh viên ở TP.HCM thích thú với hệ thống ngầm của địa đạo.
Theo Phó Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Sài Gòn Võ Anh Tài, để du khách đến Củ Chi nhiều hơn, cần thiết phải
Sau khi trải nghiệm một đoạn đường hầm địa đạo Củ Chi, trở lại mặt đất Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Cuba Miguel Mario Díaz-Canel Bermúdez đã tỏ vẻ hết sức thích thú. Ông Miguel Mario ca ngợi địa đạo Củ Chi là minh chứng cho sự anh dũng, bất khuất của nhân dân Việt Nam trong đấu tranh bảo vệ đất nước và độc lập dân tộc.
chú trọng vấn đề về giao thông. Không phải chỉ có những tuyến đường chính mà điều cần thiết là đầu tư phát triển tuyến giao thông kết nối với các điểm tham quan, trong đó có khu di tích địa đạo, cả về đường bộ và đường sông để tạo thuận lợi cho du khách khi đến tham quan.
Đại diện Công ty TNHH DL Việt Vui (Viet Ful Travel, TP.HCM) cho biết, trong các tour lẻ của công ty thì hiện tour du lịch Địa đạo Củ Chi là một trong những tour thu hút du khách nhiều nhất. Nhiều du khách đến với Củ Chi không chỉ để tìm hiểu cặn kẽ về đời sống và chiến đấu của quân dân ta nơi “đất thép, thành đồng”, mà còn là nhu cầu tìm hiểu về lịch sử của thế hệ trẻ Việt Nam. Tour du lịch Địa đạo Củ Chi còn là sự lựa chọn “truyền tai” nhau của các du khách nước ngoài đến du lịch Việt Nam, những người đã từng nghe qua về những cuộc kháng chiến anh dũng chống Pháp và chống Mỹ của Việt Nam ở những thời kỳ trước. Do đó, tour du lịch Địa đạo Củ Chi được xếp vào tour du lịch hằng ngày mà có rất đông du khách đăng ký tham quan, đặc biệt là vào các dịp hè.
Theo Danviet
Chuyện học ở vùng giải phóng Củ Chi
Hiệp định Paris được ký kết vào tháng 1/1973, một phần Củ Chi (phía Bắc) đã trở thành vùng giải phóng. Công tác chuẩn bị cho nền giáo dục ngày đất nước thống nhất được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Giáo dục trên đất thép anh hùng đã nở hoa trong khói lửa, tạo nền tảng vững chắc mở ra một thời kỳ mới sau đó.
Mô phỏng đường vào khu giải phóng Củ Chi tại Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi
Hoa trong lửa
Đầu tháng 3/1973, Tiểu ban giáo dục khu vực Sài Gòn - Gia Định đã cử người về phối hợp cùng với cán bộ làm giáo dục huyện Củ Chi để xây dựng phong trào dạy và học. Ấp Sa Nhỏ (xã Trung Lập Thượng) và Phú Thuận (xã Phú Mỹ Hưng) được vận động thực hiện thí điểm để rút kinh nghiệm chỉ đạo các xã khác.
Mặc dù được xác định là vùng giải phóng nhưng địch thường xuyên, bắn pháo, thả bom, càn quét lấn sân nên dân cư chưa ổn định. Ăn ở còn chưa yên, nói gì chuyện cho con đi học. Lớp mở ra ban đầu chỉ lèo tèo vài ba em. Địch phá quá, học được dăm ba hôm trò lại nghỉ. Anh em đi mở đường không khỏi buồn.
Nhưng Tiểu ban giáo dục khu thì cực kỳ kiên quyết trong chỉ đạo. Không tổ chức được thành công nền giáo dục mới ở vùng giải phóng thì sẽ rất khó cho việc gây dựng nền giáo dục cách mạng ở miền Nam khi giải phóng hoàn toàn. Vậy là trước lúc mở lại lớp học, anh em phải hòa vào sống cùng dân, đào công sự, dọn dẹp hậu quả chiến tranh, dần tiến tới tổ chức học hát, học múa... tập thể với thiếu nhi. Các hoạt động thể hiện sự nhiệt tình và tâm huyết của các thầy cô đã cuốn hút học sinh, đả thông được việc phụ huynh đồng ý cho con em đến lớp.
Trong cuốn tư liệu, nhà giáo Lưu Văn Nam cho biết: Khi đó, lớp học ở ngay trong nhà dân, bàn ghế là thùng đạn, bảng đen là thùng pháo hoặc một tấm ván nhỏ. Để tránh giặc càn quét, mỗi học sinh có một túi ni lông đựng sách vở, sáng đem chôn cất kỹ, khoảng 3 giờ chiều moi túi sách lên đi học.
Khó nhất cho việc gây dựng giáo dục vùng giải phóng là giáo viên. Từ cuối năm 1973 đến đầu năm 1974, ít nhất có hai trận càn lớn địch đánh thẳng vào vùng giải phóng. Ấy là chưa kể mỗi ngày đều có tên bay đạn lạc.
Để tránh địch bắn phá bừa bãi, việc phân tán các lớp học là cần thiết. Thế nhưng muốn phân tán lớp thì phải có nhiều giáo viên. Ở xóm, ấp quá khó tìm người để huấn luyện làm giáo viên. Vì thế, một giải pháp khá sáng tạo đã được cán bộ giáo dục của địa phương đưa ra là vận động các đơn vị bộ đội đóng trên địa bàn cử người đến dạy học cho trẻ, đồng thời tổ chức ngay việc đào tạo giáo viên của địa phương bằng các lớp bổ túc văn hóa cho thanh niên.
Vận động được thanh niên nào đứng lớp thì bồi dưỡng ngay theo kiểu cầm tay chỉ việc, đưa đi dự giờ rồi tập dạy thử. Những lớp bồi dưỡng 10 ngày và dài ngày được mở ra đã thu hút những người có trình độ lớp 3, lớp 4 đi học để biết nghiệp vụ sư phạm. Vấn đề đội ngũ được khắc phục dần.
Học sinh TPHCM tham quan mô hình hầm trú bom trong vùng giải phóng Củ Chi.
Con chữ thành đồng
Sự chủ động, sáng tạo của người làm giáo dục vùng giải phóng đã mang lại thành quả đáng kinh ngac. Chỉ trong một thời gian ngắn, cuối tháng 3/1973, Sa Nhỏ đã mở được 2 lớp phổ thông với 20 học sinh và một lớp bổ túc với 5 học viên; Phú Thuận cũng có 2 lớp 15 học sinh với một nhóm bổ túc 4 học viên.
Đến cuối năm 1973 ở Củ Chi đã có 2 trường phổ thông cấp 1 (An Phú và Phú Mỹ Hưng) với 16 lớp từ vỡ lòng đến lớp 4 tổng cộng 212 học sinh, cùng 3 lớp bổ túc văn hóa với 25 học viên. Cuối năm 1974 số học sinh tăng lên 284. Ngoài ra còn có 6 lớp bổ túc ban đêm với 60 học viên... Hệ thống trường lớp ở xóm ấp đã thu hút được 89% trẻ đến trường.
Mở được lớp, được trường trong điều kiện địch trường xuyên lấn sân càn phá đã là điều kỳ diệu, nhưng kỳ diệu hơn chính là hiệu quả của việc dạy, học.
Mặc dù, nhiều người chỉ mới xong chương trình bổ túc tiểu học, thế nhưng, bằng tất cả tấm lòng và trách nhiệm, những người thầy vùng mới giải phóng đã không ngừng tự học, tìm tòi để truyền đạt kiến thức tốt nhất cho học sinh thân yêu.
Sưu tầm truyện anh hùng, truyện đạo đức rồi soạn thành bài giảng dạy cho các em; cùng nhau soạn bài tập thể để bổ sung cho nhau những thiếu sót. Các thầy còn đón học sinh đi học, đưa đi tránh pháo, dẫn các em về tận nhà, săn sóc quần áo, sách vở...
Tấm lòng và sự truyền đạt của những người thầy vùng giải phóng đã mang lại hiệu quả giáo dục to lớn. Học sinh biết chữ, biết tri thức và biết sống đẹp theo gương những người cách mạng. Một câu chuyện thật cảm động mà nhà giáo Phan Trọng Tân (Nguyên trưởng ban giáo dục T 4) còn ghi lại được: Ấy là có một gia đình nọ kinh tế còn khó khăn, cũng ngại đạn pháo đã quyết định đưa con đang học vùng giải phóng gửi tạm bà con vùng ấp chiến lược.
Trước khi đi, em học trò đã viết một bức thư bày tỏ sự luyến tiếc cảnh học tập vùng giải phóng và nỗi khổ tâm khi xa thầy, xa bạn vào vùng địch. Đọc thư con, cầm lòng không được, người cha vội hạy theo đưa con trở lại vùng giải phóng...
Có biết bao câu chuyện đẹp như những đoá hồng thắm về giáo dục vùng Bắc Củ Chi từ sau ngày Hiệp định Paris ký kết đến ngày giải phóng. Để sự học lên ngôi, phụ huynh góp 1.000 tầm vông, 500 tấm tranh, 86 cây cột xây hai ngôi trường An Phú, Phú Mỹ Hưng. Trong cảnh đạn bom, có cô giáo như cô Minh (trường Cây Điệp) đã lao mình vào khói lửa napan để cứu học trò... Và những lon gạo nhỏ, chút tiền be bé, những xâu cá vừa kiếm từ rạch lên được tận tay những người cha, người mẹ học trò chăm lo nuôi thầy cô gieo chữ.
Nhờ xây dựng và phát triển tốt giáo dụcvùng giải phóng Củ Chi, cũng như các vùng giải phóng khác, nên đúng ngày 1/5/1975 cùng với các ban ngành khác, Tiểu ban giáo dục T.Ư Cục miền Nam đã thực hiện thành công việc tiếp quản tất cả các cơ sở giáo dục của Ngụy quyền tại TPHCM và các tỉnh thành phía Nam; Tập hợp đội ngũ giáo chức của chính quyền cũ, cho học tập chính trị, động viên anh chị em tham gia công tác giáo dục cách mạng, tạo nền tảng vững chắc mở ra một thời kỳ mới - Thời kỳ giáo dục thống nhất đất nước.
Hà Bình
Theo GDTĐ
Dịp lễ 30/4, 3 cung hoàng đạo này cẩn thận tai nạn xe cộ, mất tiền mất của, rước họa vào thân Dịp lễ 30/4 nhiều người vì vui chơi quá đà mà không để ý tới an toàn của bản thân và ví tiền của mình nên bị mất oan. BẠCH DƯƠNG Bạch Dương là cung hoàng đạo giỏi giao tiếp, vui vẻ, hòa nhã, có nhiều bạn bè và nhiều mối quan hệ tốt. Bạn hay mắc tính cả nể, ngại ngần thế...