Phân hạng các phân khúc ô tô tại Việt Nam
Tại mỗi quốc gia khác nhau, sẽ có từng tiêu chí để phân hạng ô tô. Thị trường Việt Nam cũng không ngoại lệ, ở đây mỗi hãng xe lớn đều có đa dạng các dòng xe tham gia trong từng phân khúc và được phân hạng theo tiêu chí riêng.
Nếu là một người quan tâm tới xe hơi, hẳn bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những thuật ngữ như compact, subcompact, mid-, full- hoặc sport car. Hay thuần Việt hơn như xe hạng nhỏ, hạng trung, hạng lớn, hạng nhẹ, hạng phổ thông hoặc hạng A, B, C, D, E, F, S, M, J,… Đây là vấn đề khá hóc búa, bởi với một người bình thường, việc hiểu hết khái niệm các dòng xe như thế nào là sedan, coupe, crossover hay pickup không hề đơn giản.
Ở thị trường Mỹ, phân hạng ô tô dựa vào 2 yếu tố chính là kích thước khung xe và động cơ; ở Nhật thì phân theo pháp luật, tạp chí chuyên ngành và các nhà chế tạo ô tô. Còn ở thị trường Việt Nam thì giá cả là một yếu tố phần nhiều quyết định vào phân hạng phân khúc của mẫu xe đó. Vì vậy trong bài viết này sẽ dựa vào 3 yếu tố: dung tích động cơ, kích thước và giá cả để phân hạng từng mẫu xe.
PHÂN KHÚC A – XE CỠ NHỎ (CITY CAR)
Phân khúc A gồm các dòng xe mini, xe gia đình cỡ nhỏ với động cơ dung tích khoảng dưới 1L đến 1,2L và có chiều dài cơ sở khoảng 2.400mm. Những mẫu xe này có công năng sử dụng cũng thuận tiện trong thành phố nhờ kích thước nhỏ, dễ dàng xoay trở trong đường hẹp. Tuy nhiên, nếu đi trên cao tốc, xe vẫn có thể đi nhanh hơn các “đàn anh” nhưng do kích thước nên phân khúc A luôn thiệt thòi hơn nếu xảy ra va chạm.
Phân khúc A thường được lòng chị em phụ nữ hay những người mua xe lần đầu lựa chọn vì kích thước nhỏ gọn, thích nghi trên phố và giá rẻ.
- Đại diện phân khúc A: Kia Morning, Hyundai Grand i10, Chevrolet Spark, Mitsubishi Mirage.
- Mưc gia: 300-500 triêu đông
Kia Morning PHÂN KHÚC B – XE BÌNH DÂN CỠ NHỎ (SUBCOMPACT CAR)
Xe thuộc phân khúc này có 4 hoặc 5 cửa và thiết kế với 4 ghế và đăng ký chở 5 người. Chiều dài cơ sở dao động ở khoảng 2.500-2.600 mm. Dung tich đông cơ dao đông tư 1.4-1.6 lit nên cho kha năng vân hanh tôt hơn hang A.
Phân khúc B cũng được khách hàng nữ ưa chuộng, những người từng sở hữu xe hoặc mua lần đầu.
Phân khuc nay đươc chia lam 2 phân khuc nho:
- Sedan hạng B, với những cái tên tiêu biểu: Toyota Vios, Honda City, Mazda2 sedan, Ford Fiesta sedan, Hyundai Accent, Nissan Sunny, Mitsubishi Attrage.
Honda City
- Hatchback hạng B, với đại diện: Toyota Yaris, Suzuki Swift, Ford Fiesta hatchback, Mazda2 hatchback, Kia Rio hatchback, Mitsubishi Mirage.
Suzuki Swift
- Mưc gia: 500-650 triêu đông
PHÂN KHÚC D – XE BÌNH DÂN CỠ LỚN
Ở phân khúc C, xe cũng trang bị động cơ từ 1.4 đến 2.2 hoặc cao hơn là 2.5, chiều dài cơ sở khoảng 2.700 mm.
Phân khúc C là mẫu xe phổ biến nhất trên thế giới bởi nó “vừa đủ” cho tất cả các nhu cầu từ trên phố, xa lộ hay nông thôn. Tại thị trường Việt Nam, đây cũng là phân khúc “sôi động” nhất.
Đại diện phân khúc C:
- Sedan: Toyota Altis, Honda Civic, Kia K3, Hyundai Elantra, Chevrolet Cruze, Mazda 3.
Toyota Altis
- Hatchback: Kia Cerato, Mazda 3.
Video đang HOT
Kia Cerato
- SUV: Honda CR-V, Kia Sportage, Hyundai Tucson, Mazda CX-5, Chevrolet Captiva, Mitsubishi Outlander Sport, Suzuki Grand Vitara.
Chevrolet Captiva
PHÂN KHÚC D – XE BÌNH DÂN CỠ LỚN
Đủ chỗ cho 5 người lớn và một khoang chứa đồ rộng, động cơ mạnh hơn xe compact và và phiên cao cấp nhất thường là loại 6 xi-lanh. Tùy theo khu vực, kích thước xe sẽ thay đổi, ví dụ châu Âu dài hơn 4.700 mm, trong khi ở Bắc Mỹ, Trung Đông thường dài hơn 4.800 mm. Chiều dài cơ sở vào khoảng 2.800 mm.
Đại diện phân khúc D:
- Sedan: Toyota Camry, Honda Accord, Mazda 6, Kia Optima, Hyundai Sonata, Nissan Teana.
Toyota Camry
- SUV: Toyota Fortuner, Mitsubishi Pajero Sport, Kia Sorento, Hyundai Santa Fe, Isuzu mu-X, Ford Everest.
Ford Everest
PHÂN KHÚC E – XE HẠNG SANG
Có thể nói đây là phân khúc mở đầu cho những người “tập chơi” xe sang. Giữa hạng E và hạng D, khái niệm về chiều dài tổng thể không còn được sử dụng. Trên thị trường sẽ chỉ so các dòng xe hạng sang với nhau. Với việc sử dụng động cơ tăng áp dung tích 2.0 đi cùng kích thước không quá to lớn đã góp phần làm nên cảm giác lái tuyệt vời và khả năng linh hoạt cho những mẫu xe này.
Đại diện phân khúc E: Audi A4, Mercedes C-class, BMW 3-Series.
Mercedes C-class
PHÂN KHÚC F – XE HẠNG SANG CỠ LỚN
Đây đích thị là những mẫu sedan hạng sang dành cho các ông chủ.
Phân khúc này chia làm 3 phân khúc nhỏ:
- Hang sang cơ trung: Rông rai, manh me, thiêt kê va trang bi sang trong.
Đại diện: Mercedes-Benz E-Class, BMW 5-Series, Audi A6.
BMW 5-Series
- Hang sang cao câp: Thương được trang bi đông cơ 8 hoăc 12 xi lanh va quy tu nhưng tinh năng công nghê, tiên nghi tôt nhât cua hang xe.
Đại diện: Mercedes-Benz S-Class, Audi A8, BMW 7-Series, Lexus LS.
Lexus LS
- Xe siêu sang: Sô lương san xuât it, mưc gia rât đăt va ca nhân hoa cho tưng khach hang, cac công đoan thương lam băng tay va sư dung nhưng vât liêu quy hiêm.
Đại diện: Maybach, Rolls-Royce, Bentley.
Rolls-Royce
PHÂN KHÚC M – XE MPV hay MINIVAN
- MPV là viết tắt của Multi-Purpose Vehicle, dòng xe đa năng cho gia đình. Những chiếc MPV có thể chở tới 7 người, nội thất rộng rãi, hàng ghế thứ 3 có thể gập lại cho không gian chứa đồ. Gâm xe thâp, kiêu dang thuôn dai mêm mai hơn xe SUV.
Đại diện: Toyota Innova, Suzuki Ertiga, Kia Rondo, Mitsubishi Grandis, Mazda Premacy.
Mazda Premacy
- Minivan la dong xe chuyên chơ khach (hoăc co thê dung cho gia đinh lơn), vơi khoang nôi thât rông rai, nôi liên khoang hanh ly. Nhin bê ngoai kha giông nhưng chiêc MPV nhưng kich cơ minivan thương lơn hơn. Cưa bên hông có thể la dang cưa lua đê hanh khach dê lên xuông, đi lai trong không gian hep.
Đại diện: Toyota Sienna, Honda Odyssey, Kia Grand Sedona.
Honda Odyssey
PHÂN KHÚC S – XE COUPE THỂ THAO
Cũng là khối động cơ lên đến 12 xilanh nhưng mẫu xe ở phân khúc này lại không đem đến sự thoải mái cho người dùng mà thay vào đó là cảm giác thể thao, phấn khích tột độ sau từng pha tốc độ. Ngoai ra, cac mâu xe roadster, convertible (mui trân 2 chô) va nhưng chiêc siêu xe đêu đươc liêt kê vao phân khuc S. Đại diện tiêu biểu của dòng xe này:
- Ford Mustang, Chevrolet Camaro hay BMW i8 (dưới 10 tỉ đồng)
Chevrolet Camaro
- Ferrari 488, Lamborghini Huracan, Bugatti Chiron (trên 10 tỉ đồng)
Bugatti Chiron
PHÂN KHÚC CUV – CROSSOVER
Xe CUV có kết cấu thân xe liền khối (unibody), thân và khung là một. Với đặc tính gầm cao, tầm nhìn thoáng luôn làm phân khúc này nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Đó là lý do khiến phân khúc này lấy lòng được người dùng bởi sự tiện dụng mà nó đem lại.
Đại diện: Ford Ecosport, Chevrolet Trax, Honda CR-V, Mazda CX-5, Nissan X-Trail.
Nissan X-Trail
PHÂN KHÚC SUV
Giống như CUV, SUV thường có khoảng sáng gầm cao với thiết kế thân xe có thế đứng thẳng và kiểu hình hộp vuông vức. Tuy nhiên, nếu như xe CUV có kết cấu thân xe liền khối (unibody), thân và khung là một thì đối với xe SUV, thân và khung được sản xuất rời sau đó lắp vào nhau (body on frame).
Có thể chia phân khúc này ra làm 2 nhóm:
- SUV phổ thông: Toyota Fortuner, Ford Everest, Mitsubishi Pajero Sport, Hyundai Santa Fe.
Hyundai Santa Fe
- SUV hạng sang: Lexus LX 570, Infiniti QX80.
Infiniti QX80
PHÂN KHÚC BÁN TẢI
Chưa bao giờ thị trường Việt Nam lại chứng kiến sự nhộn nhịp của những mẫu xe bán tải nhiều đến vậy. Khả năng chuyên chở đỉnh cao cùng chính sách thuế tương đối thấp chính là những điểm “ăn tiền” của dòng xe này. Trong phân khúc, Ford Ranger là mẫu xe bán tải thành công nhất, với thiết kế khỏe khoắn cùng các trang thiết bị hiện đại và hơn hết là khả năng vận hành mạnh mẽ.
Đại diện: Ford Ranger, Toyota Hilux, Nissan Navara, Isuzu D-Max, Mazda BT-50, Mitsubishi Triton, Chevrolet Colorado.
Ford Ranger
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều các mẫu xe nằm trong từng phân khúc cụ thể. Khái niệm về phân khúc xe ô tô là tiền đề giúp những người lần đầu mua xe có thể dễ dàng khoanh vùng những chiếc xe phù hợp với nhu cầu của mình.
Theo Thể Thao 247
Phân khúc bán tải: xe giảm giá, xe thì không kịp về để "né tăng phí"
Trước thời điểm tăng lệ phí trước bạ vào ngày 10/4 tới, một số mẫu xe bán tải như Ford Ranger và Mitsubishi Triton lại không thể đến tay người tiêu dùng vì vướng mắc trong thủ tục thông quan.
Như chúng tôi đã đưa tin trước đó, vào ngày 10/4/2019 tới đây, Nghị định số 20/2019 sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, mức phí trước bạ đăng ký lần đầu của dòng xe bán tải sẽ tăng lên mức 6-9% thay vì 2% như trước đây. Sau khi lệ phí trước bạ mới được áp dụng, giá lăn bánh của các dòng xe bán tải tại Việt Nam sẽ tăng từ 30 - 50 triệu đồng, tùy xe.
Chính vì vậy, trong tháng 3 này, nhiều mẫu xe bán tải đã được áp dụng các chương trình khuyến mại hấp dẫn như Isuzu D-max, Mazda BT-50, Nissan Navara, Chevrolet Colorado hay Mitsubishi Triton, một phần là để "né phí", một phần là để kích cầu sau tháng 2 nghỉ Tết Nguyên Đán. Tuy nhiên, trong số đó lại không có hàng "hot" Ford Ranger vì vướng mắc thủ tục chưa thể thông quan.
Được biết, hiện tại "vua bán tải" Ford Ranger đang gặp phải tình trạng khan hàng tại đại lý, lượng xe còn lại không đủ để đáp ứng sức mua của khách hàng. Thông tin từ phía Ford Việt Nam cho hay, hiện lô xe Ranger mới đã có mặt tại cảng Việt nhưng do gặp phải một số vấn đề ở thủ tục thông quan nên có lẽ sẽ phải đến tháng 4 hoặc tháng 5 mới có thể đến với tay người dùng đã đặt cọc.
Hàng "hot" Ford Ranger không có xe về giao khách trước ngày 10/4/2019
Nếu không mua được Ford Ranger trước 10/4, khách hàng Việt sẽ phải mất thêm khá nhiều tiền cho phí trước bạ. Ví dụ tại Hà Nội, mức phí trước bạ mới được áp cho xe bán tải sẽ là 7,2%, kéo theo giá lăn bánh của Ford Ranger bản Wildtrak 4x4 cao cấp nhất tăng thêm gần 48 triệu đồng so với trước đây. Trong khi đó, trước tình hình khan hàng hiện tại, một số đại lý cũng tranh thủ "bán bia kèm lạc" với gói phụ kiện gồm nắp thùng, dán kính, trải sàn, bảo hiểm vật chất... trị giá khoảng 40 triệu đồng cho Ford Ranger bản Wildtrak. Dẫu vậy, nếu mua Ford Ranger tại thời điểm này, người dùng Việt vẫn sẽ "tiết kiệm" được gần 10 triệu đồng.
Tương tự như Ford Ranger, lô xe Mitsubishi Triton mới cập cảng cũng đang gặp khó khăn trong vấn đề thông quan. Mẫu xe bán tải nhập khẩu Thái Lan này hiện cũng có khuyến mại hấp dẫn trong tháng 3. Chính vì vậy, điều này không khỏi gây hoang mang cho khách hàng Việt đã đặt cọc trước đó do xe không thể giao đúng lịch. Theo thông tin từ phía Mitsubishi Việt Nam, Triton chậm về do Trung tâm khí thải thuộc Cục đăng kiểm Việt Nam hiện đang quá tải vì nhiều lượng xe đăng ký thông quan.
Mitsubishi Triton có khuyến mãi trong tháng 3 nhưng lô xe mới hiện còn đang nằm chờ thông quan tại cảng
Khó xác định được ngày về, nhiều khả năng Mitsubishi Triton sẽ không thể về tay người mua trước ngày 10/4. Tuy nhiên, Mitsubishi Việt Nam lại khá tâm lý khi sẵn sàng hỗ trợ tiền mặt cho những khách hàng đã đặt cọc trước ngày 21/3 có xe về sau ngày 5/4. Khách hàng đặt cọc tại thời điểm hiện tại cũng sẽ được hỗ trợ 2% thuế trước bạ với mức hỗ trợ vào khoảng 14-29 triệu đồng, tùy phiên bản. Theo đó, 4 phiên bản của Mitsubishi Triton bao gồm 4x2 MT (2018), 4x2 AT (2018), Mivec 4x2 AT 2019, Mivec 4x4 AT 2019 sẽ có mức hỗ trợ tương ứng là 14 triệu 15 triệu, 26 triệu và 29 triệu đồng.
Ví dụ, chi phí làm thủ tục lăn bánh cho Mitsubishi Triton bản Mivec 4x4 AT 2019 là khoảng 818,5 triệu đồng tại Hà Nội. Vào thời điểm hiện tại, người dùng sẽ cần phải đóng thuế trước bạ là 16,37 triệu đồng. Sau khi mức phí trước bạ mới được áp dụng, khách hàng sẽ phải chi ra gần 59 triệu đồng (do khu vực Hà Nội áp thuế trước bạ cho bán tải là 7,2%). Với mức phí hỗ trợ là 29 triệu đồng, khách hàng sẽ chỉ phải trả thêm 30 triệu đồng, gấp đôi so với trước đây nhưng ít nhất vẫn chấp nhận được.
Như vậy, tháng 3 này hứa hẹn sẽ là thời điểm sức bán của phân khúc xe bán tải bùng nổ trước áp lực của mức lệ phí trước bạ mới. Tuy nhiên, doanh số chung sẽ không thay đổi hoặc còn sụt giảm do thiếu vắng "ông hoàng" Ford Ranger. Sau thời điểm 10/4, sức bán của dòng xe này tuy không đến mức giảm sâu nhưng chắc chắn sẽ chậm lại do khoảng cách về chi phí so với ô tô con không còn cách biệt quá lớn.
Theo tin xe
Tăng mạnh lệ phí trước bạ xe bán tải, mẫu xe nào bị ảnh hưởng nặng nhất? Từ 10/4, Nghị định số 20/2019/NĐ-CP quy định lệ phí trước bạ cho xe bán tải, xe van sẽ có hiệu lực và tăng 3 lần so với trước đó. Cụ thể, Nghị định số 20/2019/NĐ-CP vừa được ký ban hành ngày 21/2/2019, sửa đổi và bổ sung một số điều của Nghị định số 140/2016/NĐ-CP (có hiệu lực từ 10/10/2016). Nghị định...