Phản đối thỏa thuận ngừng bắn Gaza, Bộ trưởng Quốc phòng Israel từ chức
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Avigdor Lieberman vừa tuyên bố từ chức chiều ngày 14/11 liên quan đến tình hình tại Dải Gaza.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Avigdor Lieberman
Đài ABC đưa tin chiều 14/11, ông Lieberman gọi thỏa thuận ngừng bắn với các chiến binh Hamas tại Gaza là sự “đầu hàng khủng bố” và tuyên bố từ chức để phản đối.
Ông Lieberman đã yêu cầu Tel Aviv phản ứng mạnh hơn trước các đợt tấn công chống lại Israel của Hamas kể từ năm 2014.
Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Israel cũng phản đối quyết liệt việc Israel cho phép Qatar cung cấp 15 triệu USD viện trợ cho Dải Gaza tuần trước.
Một khu dân cư Palestine bị phá hủy sau các trận không kích của Israel ngày 13/11
Việc từ chức của ông Lieberman sẽ có hiệu lực sau 48 giờ. Thủ tướng Netanyahu sẽ tiếp quản tạm thời chức Bộ Quốc phòng Israel.
Sự ra đi của ông Lieberman đã làm suy yếu đáng kể chính phủ liên minh cầm quyền của Thủ tướng Benjamin Netanyahu và có thể dẫn đến một cuộc bầu cử sớm.
Video đang HOT
Trước đó, cùng ngày, ông Netanyahu đã bảo vệ quyết định chấp thuận ngừng bắn sau cuộc leo thang tồi tệ nhất với các tay súng Palestine ở Dải Gaza kể từ cuộc chiến năm 2014.
Tại buổi lễ vinh danh công thần lập quốc David Ben-Gurion, ông Netanyahu tuyên bố: “Kẻ thù của chúng ta cầu xin ngừng bắn và họ biết rất rõ lý do tại sao”.
Các chiến binh Palestine đã bắn 460 quả rocket và súng cối vào Israel trong khoảng 24 giờ, trong khi quân đội Israel tiến hành các cuộc không kích vào 160 mục tiêu Gaza để trả đũa.
7 người Palestine, trong đó có 5 chiến binh đã chết; trong khi tại Israel, 1 người bị thiệt mạng trong các cuộc tấn công bằng tên lửa và 3 người khác bị thương nặng.
Thủ tướng Netanyahu đã chịu áp lực chính trị nặng nề vì không đưa ra một quyết định cứng rắn hơn trước Hamas. Khi đó, ông Netanyahu trả lời rằng, “lãnh đạo không làm điều dễ dàng, mà làm điều đúng đắn”.
Thùy Dương (Theo ABC)
Theo baogiaothong
Israel giải bài toán "rồng lửa" S-300 của Nga tại Syria
Israel được cho là vẫn chưa tiến hành bất kỳ chiến dịch không kích nào tại Syria sau khi Nga chuyển hệ thống phòng thủ tên lửa S-300 cho Syria và đây được cho là động thái có tính toán của Tel Aviv.
Hệ thống S-300 của Nga. (Ảnh: TASS)
Theo German Contra Magazine, Israel vẫn chưa tiến hành bất kỳ chiến dịch quân sự đơn lẻ nào tại Syria kể từ sau ngày 17/9 khi máy bay trinh sát Il-20 của Nga chở 15 quân nhân bị tên lửa Syria bắn nhầm. Tạp chí này cũng liên kết thông tin trên với việc Nga gần đây chuyển hệ thống phòng thủ tên lửa S-300 cho Syria.
Liên quan tới lập trường của Israel, một số thông tin nói rằng Bộ tư lệnh Không quân Israel cam kết sẽ chỉ tiến hành các chiến dịch không kích tại Syria trong tương lai với điều kiện nhận được sự đồng ý từ trước của quân đội Nga.
Tuy nhiên thông tin trên dường như không trùng khớp với các tuyên bố gần đây của các chính trị gia Israel, những người bác bỏ yêu cầu của Nga về việc thông báo kịp thời các chiến dịch của Không quân Israel tại Syria.
"Chúng tôi không chấp nhận bất kỳ động thái nào cản trở khả năng tự do hoạt động của chúng tôi", Bộ trưởng Quốc phòng Israel Avigdor Lieberman cho biết.
Đầu tháng 10, Nga đã bàn giao miễn phí 3 hệ thống S-300PM với 24 xe phóng cho quân đội Syria. Đây được xem là hành động đáp trả của Nga sau khi cáo buộc máy bay chiến đấu F-16 của Israel cố tình núp bóng máy bay trinh sát Il-20 của Nga khiến hệ thống phòng không Syria bắn nhầm.
Lý giải cho vấn đề này, giới chức quân sự cấp cao của Israel cho biết nếu Israel thông báo trước chiến dịch quân sự của nước này cho Nga, thông tin có thể bị rò rỉ ra ngoài, từ đó cho phép các nhóm vũ trang ủng hộ Iran và lực lượng phòng không Syria có đủ thời gian chuẩn bị để đối phó với cuộc không kích sắp diễn ra của Israel. Hồi tháng 10, Bộ trưởng Lieberman từng nói nếu xét đến những lo ngại về lợi ích an ninh, Israel không thể đưa ra bất kỳ thỏa hiệp nào với Nga.
Liên quan tới các hoạt động quân sự của Israel tại Syria, Israel nói rằng nước này chỉ tiến hành các cuộc không kích nhằm vào các nhóm phiến quân của Iran tại Syria, vốn bị Tel Aviv nghi ngờ cung cấp tên lửa cho các tổ chức khủng bố để hạ sát dân thường Israel. Ngoài ra, không quân Israel cũng tiến hành không kích để ngăn Iran vận chuyển vũ khí cho nhóm Hezbollah - một đồng minh của Iran mà Israel coi là khủng bố. Tel Aviv coi các hành động của Tehran tại Syria là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh quốc gia của Israel.
Theo nhà bình luận quân sự, đại tá Nga về hưu Mikhail Khodarenok, với lập trường trên, Israel nhiều khả năng sẽ vẫn tiếp tục tiến hành các cuộc không kích tại Syria, bất chấp thực tế có bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa S-300 nào được triển khai tại Syria hay không.
Cựu đại tá Nga cho rằng hiện đã có các tiểu đoàn tên lửa phòng không S-300PM-2 hoạt động tại Syria, bao gồm hệ thống chỉ huy kiểm soát, hệ thống phát hiện radar và hai tiểu đoàn tên lửa phòng không. Mặc dù chưa có con số chính xác về số lượng các xe phóng trong mỗi tiểu đoàn, song số lượng này được cho là có giới hạn, ước tính khoảng 12 chiếc.
Điểm mấu chốt là toàn bộ các tiểu đoàn tên lửa phòng không S-300PM-2 tại Syria đều do người Nga vận hành. Sẽ phải mất ít nhất 3 tháng để có thể huấn luyện các quân nhân Syria vận hành hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga. Cho đến nay, những tổ hợp phòng không này vẫn chưa được bàn giao để nằm dưới sự kiểm soát hoàn toàn của Không quân Syria.
"Các chuyên gia kỹ thuật Nga tới Syria từ đầu tháng 10 đã hoàn tất việc nâng cấp hệ thống phòng không S-300PM/PM-2 lên chuẩn S-300PMU-2. Họ đã về nước cách đây vài ngày. Cả 3 tiểu đoàn S-300PMU-2 ở Syria đã sẵn sàng hoạt động trong khi các nhóm vận hành của Syria đang được đào tạo để sử dụng chúng", TASS dẫn nguồn tin ngoại giao quân sự Nga ngày 7/11 cho biết.
Năng lực của S-300
Máy bay chiến đấu F-15 của Israel (Ảnh: RT)
Truyền thông đưa tin hệ thống phòng không S-300 của Nga có tầm bắn tối đa lên tới 250km. Điều này đồng nghĩa với việc hai tiểu đoàn S-300 có thể bao quát hiệu quả gần một nửa lãnh thổ Syria. Về nguyên tắc, điều này có thể xảy ra.
Tuy nhiên, tầm đánh chặn hiệu quả của bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào đều phụ thuộc vào độ cao của mục tiêu. Chẳng hạn tầm bắn tối đa của S-300PM-2 là 250km, nhưng nó sẽ chỉ đánh chặn hiệu quả một mục tiêu bay ở độ cao từ 12-15km. Trong bối cảnh tác chiến quân sự hiện đại, các mục tiêu hiếm khi bay ở tầm cao như vậy.
Ngoài ra, theo nhà phân tích Khodarenok, cần phải thừa nhận một thực tế rằng các tổ hợp phòng không S-300 không thể coi là vũ khí "bất khả chiến bại", cho phép Syria hạ gục tất cả các mục tiêu đe dọa nước này. Ngay cả những hệ thống vũ khí tối tân nhất cũng có thể trở thành đống sắt vụn nếu chúng được vận hành bởi những người chưa được đào tạo bài bản và không có năng lực.
Hệ thống tên lửa S-300 chỉ có thể phát huy hiệu quả nếu chúng được sử dụng như một yếu tố trong cả một hệ thống phòng không hiện đại, bao gồm hệ thống chống máy bay nhiều lớp, dàn máy bay chiến đấu bao quát, hệ thống radar trinh sát và các bộ phận tác chiến điện tử. Điều quan trọng hơn cả là các hệ thống này cần được vận hành bởi những nhân sự có năng lực.
Do vậy, để quân đội Syria có thể đối phó với Không quân Israel, lực lượng này cần được huấn luyện để đạt được khả năng sẵn sàng tác chiến cũng như tác chiến hiệu quả. Tuy vậy, lực lượng vũ trang của Tổng thống Bashar al-Assad vẫn chưa được đánh giá cao về điều này.
Hiện tại một kịch bản có thể xảy ra là Không quân Israel sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu của Iran và Hezbollah tại Syria và sự hiện diện của S-300 cũng không thể ngăn được hoạt động của Israel. Mặc dù xem S-300 là mối đe dọa với an ninh quốc gia, song Israel có thể sẽ không tìm cách phá hủy các hệ thống này, ít nhất trong lúc S-300 tại Syria vẫn do quân đội Nga vận hành.
Đầu tháng 10, Nga đã bàn giao miễn phí 3 hệ thống S-300PM với 24 xe phóng cho quân đội Syria. Đây được xem là hành động đáp trả của Nga sau khi cáo buộc máy bay chiến đấu F-16 của Israel cố tình núp bóng máy bay trinh sát Il-20 của Nga khiến hệ thống phòng không Syria bắn nhầm.
Theo Dân trí
Đòn chí mạng của Mỹ đặt Iran trong "tình trạng chiến tranh" Iran đáp lại việc Mỹ áp gói trừng phạt thứ 2 bằng cuộc tập trận phòng không và sự thừa nhận của Tổng thống Hassan Rouhani rằng nước này phải đối mặt với "tình trạng chiến tranh". Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Tổng thống Iran Hassan Rouhani. Ảnh: AP. "Hôm nay, Iran có thể bán dầu và sẽ bán dầu" -...