Phản đối thi công KCN Cẩm Điền, bị máy xúc đè qua người
Phản đối thi công KCN Cẩm Điền Hải Dương, một người dân đã bị chiếc máy xúc chèn qua người ở Hải Dương phải đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch…
Phản đối thi công KCN Cẩm Điền, sáng nay (10/7), một người dân đã bị chiếc máy xúc chèn qua người ở Hải Dương phải đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch…
Thông tin ban đầu về vụ việc, vào khoảng 8h sáng ngày 10/7, trước cổng dự án thi công KCN Cẩm Điền Hải Dương ( huyện Cẩm Giàng, Hải Dương), một người dân đã bị một chiếc máy xúc chèn qua người khi đang cùng một số người dân khác ngăn cản chiếc máy xúc vào công trường để thi công. Nạn nhân ngay sau đó được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương trong tình trạng khá nguy kịch. Danh tính nạn nhân được xác định là bà Lê Thị Châm (54 tuổi, trú ở thôn Hoàng Xá, xã Cẩm Điền, tỉnh Hải Dương).
Phó chủ tịch UBND huyện Cẩm Giàng, ông Nguyễn Văn Công, người phát ngôn về dự án thi công khu công nghiệp Cẩm Điền – Lương Điền xác nhận, hiện bà Châm đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương.
Người phụ nữ nguy kịch khi bị máy xúc chèn qua người.
Có mặt tại khu công nghiệp Cẩm Điền, nhiều người dân bức xúc về vụ việc trên. Theo người dân cho biết, vào sáng 10/7, nhiều hộ dân có ruộng bị thu hồi làm dự án khu công nghiệp này đã tụ tập để phản đối việc bồi thường ruộng với mức giá quá thấp.
Theo bà Lương Thị Miền, trú tại thôn Hoàng Xá cho biết: “Chúng tôi đang đứng trước máy xúc để phản đối việc đưa máy xúc vào thi công. Khi đang cúi xuống cô Châm bị chiếc máy xúc chèn lên người khiến cô ấy bị gãy 2 xương bả vai, xương mặt, máu chảy lênh láng”.
Video đang HOT
Người dân phản ánh thêm, thời điểm xảy ra vụ việc còn có hơn chục đối tượng nghi xã hội đen xăm trổ đầy người đe dọa, thậm chí đứng trên máy xúc chửi bới và có hành động khiếm nhã với người dân.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Công, Phó chủ tịch UBND huyện Cẩm Giàng, cho biết, ông cũng đã xác minh từ trưởng trạm công an khu vực khu công nghiệp Cẩm Điền – Lương Điền và khẳng định có một số nam thanh niên lạ mặt xuất hiện tại khu vực cổng dự án, nhưng không có chuyện mang theo hung khí, bơm kim tiêm đe dọa người dân.
“Chúng tôi khẳng định không có chuyện thuê xã hội đen đến đe dọa người dân. Tôi sẽ yêu cầu phía Công an huyện báo cáo sự việc và sẽ làm rõ những việc liên quan”, ông Công nói.
Trước đó, gần một tháng nay, nhiều hộ dân có ruộng bị thu hồi làm dự án khu công nghiệp (KCN) Cẩm Điền – Lương Điền (H.Cẩm Giàng, Hải Dương) đã tụ tập tại đây để đòi tiền bồi thường bởi theo họ mức giá đang áp dụng là quá thấp.
Bà Lê Thị Hiệu, 83 tuổi, ở thôn Hoàng Xá, xã Cẩm Điền cho biết, nhà bà có hơn 8 sào ruộng đã có hơn 6 sào bị thu hồi trước đó, 2 sào còn lại hiện cũng nằm trong diện thu hồi phục vụ cho dự án. Theo bà Hiệu, mức giá đền bù ruộng chỉ hơn 60.000 đồng/m2 là quá thấp, trong khi đó gia đình có 6 miệng ăn, không còn ruộng để sản xuất thì cuộc sống sẽ bấp bênh. “Ngày nào chúng tôi cũng phải cơm nắm muối vừng ra đây để đòi quyền lợi, thậm chí có đợt chúng tôi còn ra ăn nằm ở đây 9 tháng ròng rã vào năm 2010″, bà Hiệu nói.
“Hàng trăm ha đất là ruộng lúa 2 vụ bị bỏ hoang thành bãi chăn trâu, bò suốt 7 năm qua là sự lãng phí lớn. Vì 7 năm qua người dân không cấy hái gì được ở đây nên chúng tôi đề nghị phải trả tiền đền bù ruộng ở mức giá là 250 triệu đồng/sào, bao gồm tiền ruộng, rồi tiền hoa màu thu hoạch. Nếu không được thì trả lại ruộng đúng vị trí cũ để chúng tôi sản xuất”, bà Lương Thị Hợi, 70 tuổi, cũng ở thôn Hoàng Xá cho biết.
Chiếc máy xúc chèn qua người nạn nhân.
Về vấn đề người dân đang quan tâm, ông Nguyễn Văn Công, Phó chủ tịch UBND huyện Cẩm Giàng cho biết, dự án KCN Cẩm Điền – Lương Điền trước đây do Công ty TNHH Phúc Hưng làm chủ đầu tư nhưng đã chuyển giao cho Công ty CP Phát triển đô thị và KCN Việt Nam – Singapore (VSIP) vào tháng 4 vừa qua. Dự án khởi công từ năm 2008 với tổng diện tích quy hoạch là hơn 208 ha, trong đó khu vực nhà máy rộng gần 184 ha nhưng đã phải giảm xuống còn 150 ha do gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng.
Trong tổng số gần 1.500 hộ dân có ruộng đất bị thu hồi thì hiện chỉ còn 115 hộ chưa nhận tiền đền bù, trong đó có 56 hộ không nhận tiền nhưng cũng không nhận ruộng, đòi trả lại ruộng cũ. “Ngoài số tiền đền bù ruộng theo mức giá 65.000 đồng/m2, UBND tỉnh Hải Dương đã có chính sách đất 5% để hỗ trợ thêm bà con mất ruộng nhưng bà con lại đòi “chốt” giá đền bù phải là 250 triệu đồng/sào. Chúng tôi đã vận động, giải thích rằng đòi hỏi này là không đúng theo quy định nhưng bà con không nghe”, ông Công cho hay.
Theo ông Công, hiện các cơ quan chức năng đang tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con để đảm bảo dự án đúng tiến độ.
Ông Hoo Swee Loon, Phó tổng giám đốc VSIP cho biết rất lo lắng tình trạng chậm giải phóng mặt bằng sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch xây dựng nhà máy của các nhà đầu tư thứ cấp. “Dự án có tổng vốn đầu tư gần 1.200 tỉ đồng. Vào tháng 9 tới sẽ có công ty Regina Miracle khởi công xây dựng và sẽ còn nhiều nhà đầu tư thứ cấp khác sẽ xây dựng nhà máy nên tới năm 2016 là chúng tôi sẽ phải hoàn thành xong việc san lấp mặt bằng”, ông Hoo nói.
PV Kiến Thức tiếp tục cập nhật những thông tin liên quan đến vụ việc.
Hải Ninh
Theo_Kiến Thức
Chết ngạt trong cabin máy xúc bị chìm dưới sông
Một công nhân tử vong trong cabin máy xúc khi chiếc máy xúc đổ nhào xuống sông vì đất sụt lún trong lúc đang thi công.
Máy xúc gặp nạn đã được trục vớt - Ảnh: Phương Anh
Sáng nay 8.7, ông Phạm Văn Linh, trưởng công an xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) xác nhận thông tin trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn khiến một công nhân lái máy xúc tử vong.
Theo ông Linh, chiều 7.7, người dân địa phương trong lúc đánh cá đã phát hiện một công nhân bị mắc kẹt trong máy xúc đang chìm dưới sông Hiếu, đoạn chảy qua địa bàn xóm 7 (xã Nghĩa Thịnh) nên trình báo cơ quan chức năng.
Lực lượng cứu hộ cứu nạn sau đó được điều động đến hiện trường, cùng với người dân địa phương, trục vớt máy xúc. Người đàn ông trong cabin đã tử vong, được xác định là anh Nguyễn Văn Quang (26 tuổi, trú phường Quang Tiến, thị xã Thái Hòa, Nghệ An). Anh Quang là công nhân lái máy xúc cho Công ty Trường An Phú (đóng tại xóm 3, xã Nghĩa Hưng, huyện Nghĩa Đàn).
"Bước đầu cơ quan chức năng xác định, trong lúc anh Quang lái máy xúc khơi nguồn ở giữa sông để khai thác cát, do đất cát lún xuống, máy xúc mất thăng bằng và đổ nhào xuống sông. Anh Quang bị kẹt trong cabin, tử vong vì ngạt nước", ông Linh nói.
Phạm Đức
Theo Thanhnien
Công bố nguyên nhân hằn lún vệt bánh xe Nguyên nhân hằn lún vết bánh xe là do thi công chưa đảm bảo quy trình. Ngày 30-6, Bộ GTVT đã chủ trì hội nghị trao đổi kinh nghiệm thiết kế, thi công, quản lý chất lượng, xử lý hiện tượng hằn lún vệt bánh xe mặt đường bê tông nhựa. Ông Hoàng Hà, Vụ trưởng Vụ khoa học công nghệ (Bộ GTVT),...