Phận đời nhọc nhằn của những người phụ nữ giúp “kiến thiết” Campuchia
Nhu cầu về lao động trong ngành xây dựng Campuchia đang tăng trưởng mạnh trong bối cảnh quốc gia này đang trên đà phát triển. Nhiều người trong lực lượng này là phụ nữ và họ phải nhọc nhằn mưu sinh với công việc chân tay vất vả và muôn vàn điều kiện thiếu thốn.
Công nhân xây dựng Khuon Theourn (Ảnh: Media Corp)
Lao động cả cuộc đời
Không được đi học, không thể viết tên mình, thế nhưng Khuon Theourn lại là một trong những nhân tố quan trong của nền kinh tế Campuchia. Theourn hiện đang làm việc tại một trong những công trình xây dựng lớn ở thủ Phnom Penh, những nơi được coi là biểu tượng của sự phát triển tại Campuchia.
Điều kiện lao động tại nơi Theourn làm việc không an toàn, không có hướng dẫn hay đào tạo, thậm chí xuất hiện tình trạng quấy rối tình dục. Từ khi Theourn tham gia làm việc, cô cũng không có lấy một ngày để nghỉ ngơi.
Đồng lương mà cô kiếm được chỉ khoảng 6 USD cho một ngày làm việc vất vả, chỉ bằng khoảng 20% tiền lương so với những người đàn ông làm những công việc tương tự. Trong 8h làm việc, công việc chính của Theourn là xếp và vận chuyển gạch, cô cũng phải trộn vữa và lau chùi nền nhà.
Đôi khi cô còn phải làm những công việc nặng nhọc hơn. “Tôi phải làm mọi thứ, bất kể họ yêu cầu làm gì tôi đều phải làm, ngay vả việc vác những thanh sắt vô cùng nặng”, người phụ nữ 38 tuổi chia sẻ.
Cô chia sẻ: “Ngay từ khi tôi còn nhỏ, bố tôi đã ốm nặng và không thể làm việc. Gia đình chúng tôi không được học hành đẩy đủ. Công việc chính của chúng tôi là làm nông. Nhưng từ khi có máy móc hiện đại, công việc của tôi ít hơn, tôi phải rời quê và đi làm ăn xa. Tôi làm việc liên tục không có ngày nghỉ, ngay cả khi tôi đã kết hôn và có con. Tôi chưa bao giờ được trải nghệm cuộc sống gia đình như các phụ nữ khác”.
Video đang HOT
Khuon Theourn tại công trường (Ảnh: Media Corp)
Giống nhiều người Capuchia khác, Theourn từng sang Thái lan làm công nhân xây dựng dù biết điều kiện làm việc tại đây còn khắc nghiệt hơn tại quê nhà. Bản thân những người như Theourn đều lao động tình trạng bất hợp pháp. Vì vậy họ luôn phải làm việc với nỗi sợ hãi thường trực bị trục xuất về nước.
Cô chia sẻ: “Làm việc tại Thái Lan vô cùng vất vả, tôi và chồng phải khuân vác gỗ, sắt và làm việc ngay cả trời mưa. Công việc quá đỗi nặng nhọc. Chồng tôi bắt đầu uống rượu còn tôi thì khóc mỗi ngày”.
Không biết tiếng Thái, vợ chồng Theourn bị bóc lột sức lao động. Chính vì vậy sức khỏe của chồng cô ngày một yếu đi, cộng với sự vất vả của công việc, Theourn quyết định cùng chồng mình trở về nước mà không mang về đồng nào. Người phụ nữ 38 tuổi chia sẻ: “Tôi đã bị lừa, họ không trả tiền công cho chúng tôi”. Dù vậy, Theourn và chồng vẫn phải tiếp tục tìm kiếm công việc để duy trì cuộc sống.
Tương lai bế tắc
Mỗi ngày, Khuon Theourn bắt đầu làm việc trước bình minh. Theourn phải đi bộ 45 phút từ chỗ ở của những công nhân đến công trường làm việc. Nơi Theourn ở vô cùng chật hẹp và bí bách, cô cùng 5 người khác sống trong khoang của một chiếc container. Họ chỉ có đệm và màn mỏng, xung quanh chỗ ngủ của họ là những vật dụng nấu ăn và những đồ dùng sơ sài khác.
Môi trường sống như vậy nên Theourn không thể sống cùng con cái. Hai con cô – 3 tuổi và 5 tuổi – phải ở với bà ở tỉnh Prey Veng, chịu cảnh xa cha mẹ từ khi còn rất nhỏ.
“Tôi rất nhớ chúng. Nhưng chúng tôi có thể làm gì đây? Chúng tôi không có tiền, chúng tôi cần kiếm sống. Mẹ chúng tôi cũng già yếu nữa, vậy nên chúng tôi buộc phải làm lụng cật lực và tích góp”, cô chia sẻ.
Theourn dần cảm nhận được sự tác động của công việc tới sức khỏe và ngoại hình. Cô cho biết đã từng vay mượn tiền của bạn bè để mua thuốc vì những lần chóng mặt và bệnh cúm.
Theourn chia sẻ: “Lúc phải nâng những vật nặng và làm việc nặng tôi cảm thấy đau đầu và người run rẩy. Có những lần sau khi vận chuyển xi măng, tôi phải chạy ngay ra chỗ nắng để sưởi ấm, dù vậy tôi vẫn bị run và cảm thấy lạnh. Tôi không dám nói với mọi người”.
Nơi ở tuềnh toàng của Khuon Theourn (Ảnh: Media Corp)
Những phụ nữ như Theourn có rất ít cơ hội và hy vọng để thay đổi tương lai của mình. Thế nhưng họ lại là những người phụ nữ mà Campuchia đang rất cần cho việc phát triển đất nước. Đôi khi, họ không thể tưởng tượng được vai trò của họ quan trọng tới mức nào.
“Tôi không biết sức mình có thể chịu được bao lâu nữa, nhưng chừng nào tôi còn làm được thì tôi vẫn sẽ kiên trì. Còn không thì tôi đành chấp nhận”, Theourn chia sẻ.
Theo báo cáo của tổ chức phi chính phủ CARE tại Campuchia, nước này có khoảng 200.000 công nhân xây dựng, 20-40 % trong số đó là lao động nữ không có kỹ năng và là lao động thời vụ. Báo cáo này cho biết các lao động nữ trong ngành xây dựng tại nước này không được trang bị phương tiện bảo hộ lao động và họ cũng không được tiếp cận nhiều với dịch vụ sức khỏe, an toàn dân sinh.
Dù Campuchia có luật lao động cho ngành xây dựng nhưng khoảng 50% lao động nữ không hay biết mình có được bảo hộ lao động hay không, cũng như 2/3 trong số họ không có hợp đồng lao động.
Trong năm 2016, chính phủ Campuchia đã phê duyệt 2.636 dự án xây dựng trị giá hơn 8 tỉ USD. Trong 6 tháng đầu năm 2017, chính phủ nước này cũng phê duyệt thêm 1.523 dự án khác. Điều này có nghĩa ngày càng nhiều những lao động yếu về kỹ năng sẽ tham gia vào các dự án này.
Trần Ban
Theo CNA
Chính phủ Campuchia yêu cầu giải tán đảng đối lập
Bộ Nội vụ Campuchia vừa nộp đơn khiếu nại lên Tòa án Tối cao yêu cầu giải tán đảng đối lập Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) sau khi Chủ tịch CNRP Kem Sokha bị bắt với cáo buộc phản quốc hồi tháng trước.
Chủ tịch CNRP Kem Sokha bị bắt với cáo buộc phản quốc hồi tháng 9
Phát ngôn viên Bộ Nội vụ Campuchia Khieu Sopheak ngày 6.10 xác nhận luật sư Ky Tech đã đại diện chính phủ có bước đi pháp lý chống lại CNRP, theo tờ The Phnom Penh Post. "Luật sư Ky Tech đã nộp đơn khiếu nại lên Tòa án Tối cao nhằm yêu cầu giải tán CNRP", ông Khieu Sopheak nói rõ.
Ông Khieu Sopheak cho hay ông Ky Tech cùng 5 luật sư khác đã có đủ tài liệu và có ít nhất 21 bằng chứng phục vụ cho việc khiếu nại yêu cầu giải tán CNRP. Nhóm luật sự này lập luận CNRP câu kết với người nước ngoài lật đổ chính phủ Campuchia, viện dẫn một đoạn phim quay 2013 cho thấy Chủ tịch CNRP Kem Sokha bàn về kế hoạch lên nắm quyền "với sự hỗ trợ của người Mỹ", theo Reuters.
Chủ tịch CNRP Kem Sokha bị bắt ngày 3.9 với cáo buộc phản quốc. Ngoài ra, khoảng 20 nghị sĩ đảng này, bao gồm cả Phó chủ tịch Mu Sochua, đã tháo chạy ra nước ngoài sau khi Thủ tướng Hun Sen cảnh báo sẽ có thêm người bị bắt vì "âm mưu có hệ thống nhằm lật đổ chính phủ".
Nguy cơ CNRP bị giải thể xuất từ phần sửa đổi gây tranh cãi của Luật về các đảng chính trị được thông qua vào tháng 2 và tháng 7, theo The Phnom Penh Post. Phần sửa đổi cấm những người bị kết tội hình sự giữ vai trò lãnh đạo trong đảng và cấm các đảng câu kết với tội phạm hoặc làm tổn hại an ninh quốc gia.
Phát ngôn viên Hội đồng Bộ trưởng Campuchia Phay Siphan tuyên bố thách thức pháp lý đối với sự tồn tại của CNRP là phù hợp với luật pháp và nhấn mạnh việc thiếu một đảng đối lập không phải là mối đe dọa đối với nền dân chủ ở Campuchia.
Theo Thanhnien
Gần một nửa nghị sĩ đối lập Campuchia bỏ trốn ra nước ngoài Khoảng 20 nghị sĩ đối lập trong quốc hội Campuchia trốn ra nước ngoài vì sợ bị cáo buộc âm mưu lật đổ chính phủ. Nghị sĩ Mao Monyvann. Ảnh: Phnom Penh Post. Nghị sĩ Mao Monyvann, thành viên đảng đối lập Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP), hôm 4/10 cho biết có hơn 20 chính trị gia của đảng này đã rời...