Phản đối nhà máy xử lý rác thải, hàng trăm học sinh không đến trường trong nhiều ngày
Cho rằng nếu nhà máy xử lý rác thải được xây dựng, đi vào hoạt động sẽ ảnh hưởng đến sản xuất, môi trường sống, nguồn nước sinh hoạt, hàng trăm hộ dân ở Hưng Yên đồng loạt cho con nghỉ học nhiều ngày qua.
Dù mới bước vào năm học mới được vài ngày nhưng đến chiều 9-9, Trường mầm non Hòa Phong vẫn có đến 74 học sinh nghỉ học – Ảnh: NAM TRẦN
Ngày 9-9, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Đào Trọng Khang – phó chủ tịch UBND xã Hòa Phong (thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) – cho biết đến chiều cùng ngày, có 254 em học sinh từ mầm non đến trung học cơ sở trên địa bàn xã nghỉ học không lý do.
Tình trạng học sinh nghỉ học diễn ra mấy ngày nay. Trước đó, từ ngày 5-9, đã có 407 học sinh nghỉ học không lý do.
Theo ông Khang, UBND xã Hòa Phong đang tiếp tục phối hợp lãnh đạo nhà trường, thầy cô giáo và các cơ quan, ban ngành đến từng hộ gia đình tuyên truyền để học sinh tiếp tục đến lớp.
“Theo tìm hiểu của chúng tôi, phụ huynh đồng loạt cho học sinh nghỉ học là do phản đối xây dựng dự án Khu xử lý chất thải Hòa Phong tại thôn Hòa Đam, xã Hòa Phong”, ông Khang nói.
Nhiều học sinh tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn xã Hòa Phong vẫn chưa đến lớp – Ảnh: NAM TRẦN
Theo ông Khang, khu đất xây dựng dự án là đất công điền (sở hữu của Nhà nước) được UBND xã Hòa Phong quản lý, giao một số cá nhân thuê lại để cấy lúa. Dự án xử lý rác thải được UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt từ năm 2019, song do xảy ra dịch COVID-19 nên bị gián đoạn. Đến nay dự án mới đến giai đoạn có chủ trương đầu tư.
“Dù đã tuyên truyền nhiều lần nhưng đến nay bà con nhân dân vẫn chưa hiểu. Dự án có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từ năm 2011, các thủ tục đầu tư đầy đủ hết, thực hiện niêm yết công khai thông tin.
Video đang HOT
Đây là khu nhà máy xử lý chất thải công nghiệp, nếu không đủ tiêu chuẩn, ảnh hưởng đến môi trường thì sau này khi đánh giá tác động môi trường chắc chắn Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ không chấp thuận”, ông Khang cho hay.
Theo tìm hiểu của phóng viên, ngày 23-1-2019, UBND tỉnh Hưng Yên có quyết định chủ trương đầu tư cho Công ty cổ phần môi trường Hòa Phong (có địa chỉ tại thôn Hòa Đam, xã Hòa Phong) đầu tư dự án trên. Đến ngày 9-7-2019, UBND tỉnh Hưng Yên ban hành công văn số 155 về việc thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án.
Từ ngày 3-8, theo ông Khang, nhiều người dân dựng lều trước trụ sở UBND xã Hòa Phong để phản đối dự án. “Chúng tôi tuyên truyền nhiều lần nhưng người dân vẫn chưa tháo dỡ…”, ông nói.
Phụ huynh tập trung ở cổng Trường tiểu học Hòa Phong trước giờ đón học sinh – Ảnh: NAM TRẦN
Theo tìm hiểu của phóng viên, dự án Khu xử lý chất thải Hòa Phong là nơi xử lý chất thải công nghiệp, không tái chế nhựa và xử lý rác thải sinh hoạt. Quy mô dự án xử lý lên tới 65.000 tấn rác thải công nghiệp/năm. Dự kiến mỗi năm sản xuất khoảng 16 triệu viên gạch rắn và 7.000 tấn nhôm, đồng thỏi.
Trước đó, sau khi nhận được phản ánh, chính quyền địa phương từ cấp xã đến tỉnh đã nhiều lần tổ chức đối thoại, lắng nghe ý kiến đóng góp của người dân.
Mới đây, ngày 31-8, lãnh đạo UBND tỉnh Hưng Yên và UBND thị xã Mỹ Hào cùng nhiều sở, ngành đã đối thoại với khoảng 150 người dân sống cạnh khu vực triển khai dự án Khu xử lý chất thải Hòa Phong.
Cận cảnh dự án hồ chứa nước hơn 550 tỷ đồng ở Kon Tum chậm tiến độ
Hồ chứa nước Đăk Pokei được kỳ vọng khi hoàn thành sẽ phục vụ nước sinh hoạt, tưới tiêu cho hàng nghìn người dân song dự án này lại đang chậm tiến độ thời gian dài.
Dự án hồ chứa nước Đăk Pokei (huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum) được kỳ vọng khi hoàn thành sẽ cung cấp nước tưới cho gần 2.000ha hoa màu và nước sinh hoạt cho hàng chục nghìn người dân tại địa phương, song dự án này lại đang chậm tiến độ thời gian dài.
Theo ghi nhận của PV VTC News tại dự án, đơn vị thi công đang triển khai xây dựng các hạng mục như hồ chứa, đập chính, đập phụ, đường tránh ngập lòng hồ...
Dù đã quá thời hạn từ lâu song nhiều hạng mục vẫn ngổn ngang, thi công ì ạch.
Cách khu vực hồ chứa là các phương tiện và máy móc, khu nhà phục vụ cho việc thi công dự án.
Vật liệu ngổn ngang quanh khu vực triển khai dự án.
Chị Y Loan (30 tuổi, thôn 12, xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy) cho biết, gia đình chị đang sử dụng nước từ dự án nước sạch. Tuy nhiên, có những ngày mưa nước bị đục, vàng nên không thể ăn uống được. Để có nước, gia đình chị phải xin của hàng xóm để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày.
Tương tự, chị Y Cleoh (42 tuổi, xã Đăk Ruồng) cho hay, người dân nơi đây nghe về Dự án hồ chứa nước Đăk Pokei đã lâu song sau nhiều năm chờ đợi, đến nay dự án vẫn chưa mang nước sạch về cho người dân. "Để có nước sử dụng gia đình mình phải đào giếng nhưng nước nhiễm phèn nên không thể ăn uống. Những ngày mưa, gia đình chuẩn bị thùng, xô chậu để hứng nước rồi sử dụng dần", chị Y Cleoh nói.
Ông Đinh Ngọc Hải, Chủ tịch UBND xã Đăk Ruồng, cho biết khi dự án hoàn thành, địa bàn xã sẽ có hơn 700 hộ dân hưởng lợi song đến thời điểm hiện tại chưa có hộ dân nào được cấp nước như kỳ vọng. "Bà con nơi đây ngày, đêm trông ngóng dự án nhanh chóng hoàn thành để sớm có nước sinh hoạt, tưới tiêu. Mong muốn đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ để người dân mạnh dạn mở rộng diện tích cây trồng, đầu tư phát triển kinh tế", ông Hải nói.
Trong khi đó, ông Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc BQL Dự án Đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kon Tum, cho biết đơn vị đã có kiến nghị xin điều chỉnh chủ trương dự án và đang đợi các cấp chính quyền xem xét. Cụ thể, giai đoạn 1 sẽ kéo dài từ 2018 - 2025, giai đoạn 2 sẽ là một dự án khác từ năm 2026 trở đi. Nếu được điều chỉnh sẽ phấn đấu cuối năm 2022 đập sẽ bắt đầu phục vụ cho bà con.
Theo tìm hiểu, Dự án hồ chứa nước Đăk Pokei được UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt năm 2018 với tổng vốn thực hiện là hơn 553 tỷ đồng. Dự án được giao cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kon Tum làm chủ đầu tư.
Theo kế hoạch, giai đoạn 1 (từ 2018 - 2020) tập trung đầu tư các hạng mục để đáp ứng được việc cung cấp nước tưới cho 1.600 ha lúa nước, hoa màu,...và nước sinh hoạt cho 15.000 nhân khẩu tại khu vực xã Đăk Ruồng, Đăk Tờ Re (huyện Kon Rẫy). Giai đoạn 2 triển khai sau năm 2020, sẽ tiếp tục đầu tư các hạng mục còn lại để đáp ứng việc cung cấp nước tưới thêm cho 400 ha lúa nước, hoa màu...và nước sinh hoạt cho 20.000 nhân khẩu tại khu vực xã Đăk Bla (TP Kon Tum). Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, dự án vẫn chưa hoàn thành giai đoạn 1.
Nghệ An: Kiểm tra, xác định nguyên nhân nước nhiễm bẩn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Nghệ An (CDC Nghệ An) cho biết, ngày 22/6 đã có báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn thành phố Vinh từ ngày 1/4/2022 đến nay. Trước đó, ngày 12/6, nhận được kiến nghị của người dân về hiện tượng nước máy bị ô nhiễm, Sở Y tế đã...