Phấn đấu giá trị xuất khẩu gỗ, lâm sản đạt 20 tỷ USD vào năm 2025
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định 327/QĐ-TTg ngày 10/3/2022 phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 – 2030.
Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu sang thị trường Mỹ tại Công ty Triệu Phú Lộc (Bình Dương). Ảnh: TTXVN
Đề án đặt mục tiêu chung đến năm 2030, ngành công nghiệp chế biến gỗ trở thành một ngành kinh tế quan trọng; xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế; phấn đấu để Việt Nam nằm trong nhóm các nước hàng đầu thế giới về sản xuất, chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.
Mục tiêu cụ thể của Đề án là giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 20 tỷ USD vào năm 2025, trong đó kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 18,5 tỷ USD; 25 tỷ USD vào năm 2030, trong đó kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 20,4 tỷ USD. Giá trị gỗ, sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa đạt 5 tỷ USD vào năm 2025, trên 6 tỷ USD vào năm 2030. Trên 80% cơ sở chế biến, bảo quản gỗ đạt trình độ và năng lực công nghệ sản xuất tiên tiến; 100% gỗ, sản phẩm gỗ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước được sử dụng từ nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp, gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững.
Hình thành 5 khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Một trong các nhiệm vụ của Đề án là phát triển hạ tầng, mở rộng quy mô sản xuất. Cụ thể, hình thành 5 khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp chế biến gỗ và doanh nghiệp sản xuất vật liệu phụ trợ.
Bên cạnh đó là phát triển, mở rộng các khu, cụm công nghiệp chế biến gỗ tại các địa phương có tiềm năng, lợi thế phát triển. Thu hút đầu tư có chọn lọc, ưu tiên các dự án sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, nguyên, nhiên, vật liệu, thân thiện với môi trường. Đầu tư phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ; ưu tiên phát triển các nguyên liệu phụ trợ keo dán gỗ, các chất sơn phủ, trang trí bề mặt thân thiện với môi trường; ưu tiên phát triển dịch vụ logistics.
Đề án hướng đến xây dựng một Trung tâm triển lãm đồ gỗ quốc gia tầm cỡ quốc tế; khuyến khích phát triển các trung tâm nghiên cứu thiết kế mẫu mã sản phẩm gỗ phù hợp với nhu cầu, văn hóa, thị hiếu của người tiêu dùng.
Phát triển các nhóm sản phẩm gỗ có lợi thế cạnh tranh
Video đang HOT
Nhiệm vụ khác của Đề án là phát triển các nhóm sản phẩm gỗ có lợi thế cạnh tranh, giá trị gia tăng, nhu cầu sử dụng cao, ổn định trên thị trường. Tập trung ưu tiên phát triển sản xuất, chế biến các nhóm sản phấm chính sau: Nhóm sản phẩm đồ gỗ nội thất (sản phẩm bàn ghế, giường tủ, tủ bếp, bàn trang điểm, giá kệ sách; các loại ván sàn); nhóm sản phẩm đồ gỗ ngoài trời (ghế xích đu, cầu trượt, bàn ghế, ghế băng; dù che nắng); nhóm sản phẩm gỗ ván nhân tạo (ván ghép thanh; ván dán, ván dăm; ván MDF); nhóm sản phẩm gỗ kết hợp với các loại vật liệu khác làm tăng tính thẩm mỹ, độ bền chắc, tiết kiệm gỗ (song mây, tre, trúc; nhựa, kim loại, vải, da); nhóm sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ (bàn ghế, giường tủ; sản phẩm sơn mài, tranh gỗ, các loại tượng bằng gỗ; sản phẩm lưu niệm, mỹ nghệ trang trí kết hợp song, mây, tre, trúc, vật liệu khác); nhóm sản phẩm viên nén gỗ, dăm gỗ.
Đề án hướng đến tiếp tục duy trì, mở rộng thị phần xuất khẩu, chủ động xúc tiến thương mại gỗ và sản phẩm gỗ tại các thị trường chính gồm: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Trung Quốc và mở rộng thị trường mới có nhiều tiềm năng, lợi thế; thực hiện có hiệu quả các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới. Xây dựng và phát triển thương hiệu “Gỗ Việt”, khuyến khích doanh nghiệp chế biến gỗ sử dụng thương hiệu “Gỗ Việt”, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, uy tín sản phẩm gỗ của Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế. Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, xây dựng cơ sở dữ liệu, chuyển đổi số các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản trị doanh nghiệp và ứng dụng công nghệ thông tin để bán hàng trực tuyến (Online) hoặc qua các sàn thương mại điện tử.
Chưa qua tháng Giêng dồn dập báo tin kỷ lục: Gom đủ 50 tỷ USD
Tháng 1/2022, nhiều nhóm hàng chủ lực ngành nông nghiệp báo tin lập kỷ lục xuất khẩu mới. Nông nghiệp đặt mục tiêu xuất nông sản gom về 50 tỷ USD, song không thể đánh cược với may rủi thị trường.
Thiết lập thêm kỷ lục mới
Thông tin từ Bộ NN-PTNT, năm 2021, xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt kết quả cao kỷ lục 48,6 tỷ USD, tăng 14,9% so với năm 2020. Trong đó, nông sản chính 21,49 tỷ USD, tăng 13,5%; lâm sản chính 15,96 tỷ USD, tăng 20,7%; thủy sản trên 8,89 tỷ USD, tăng 5,6%...
Tháng 1 năm nay, nhiều ngành hàng chủ lực của ngành nông nghiệp tiếp tục báo tin vui khi xuất khẩu lập kỷ lục mới.
Thông tin từ Tổng cục Hải quan, ngay trong tháng đầu tiên của năm 2022, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lập đỉnh lịch sử, đạt gần 1,55 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Thế mạnh này của Việt Nam lần thứ 3 ghi nhận kim ngạch xuất khẩu vượt 1,5 tỷ USD/tháng.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt kỷ lục mới (ảnh: TL)
Thu về 1,55 tỷ USD, gỗ và sản phẩm gỗ nằm trong 7 nhóm hàng xuất khẩu của cả nước đạt kim ngạch hơn 1 tỷ USD trong tháng đầu năm 2022 và nằm trong top 3 nhóm hàng tăng trưởng ở mức hai con số.
Trong tháng đầu tiên năm nay, xuất khẩu thuỷ sản cũng đạt 872 triệu USD, tăng tới 43,3% so với cùng kỳ năm 2021. Đây cũng là tháng đầu tiên ghi nhận con số xuất khẩu cao hiếm trong lịch sử xuất khẩu của ngành thuỷ sản khi vượt mốc 800 triệu USD.
Thuỷ sản xuất khẩu sang hầu hết các thị trường đều tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, như sang Mỹ tăng 82%, Nhật Bản tăng 19,25%, EU tăng 63,86%, Hàn Quốc tăng 15,44%, Trung Quốc tăng hơn 62%...
Ở ngành rau quả, dù tháng 1/2022 xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc gần như bị "tê liệt" song, thống kê sơ bộ xuất khẩu rau quả của Việt Nam tháng 1/2022 vẫn đạt khoảng 301 triệu USD, tăng 0,3% với tháng 12/2021 (tháng cao điểm xuất khẩu của năm) và tăng tới 16% so với 260 triệu USD cùng kỳ năm 2021.
Không đánh cược vào may rủi thị trường
Theo Bộ NN-PTNT, xuất khẩu rau quả đạt con số tăng trưởng cao trong tháng đầu năm là nhờ những thị trường mới. Hoạt động xuất khẩu được các doanh nghiệp duy trì xuyên Tết Nguyên đán, những lô hàng xuất bán đi khắp các thị trường Mỹ, EU, Úc... góp phần tạo nên doanh thu xuất khẩu ấn tượng.
Vài năm trở lại đây, Việt Nam đang nỗ lực đa dạng hóa thị trường xuất khẩu hàng rau quả. Cơ cấu thị trường trong năm 2021 có sự chuyển dịch rõ rệt khi tỷ trọng xuất khẩu hàng rau quả sang EU, Mỹ tăng, còn tỷ trọng xuất sang thị trường Trung Quốc giảm dần.
Xuất khẩu nông lâm sản cần có chiến lược bài bản để bền vững hơn (ảnh: KT)
Năm 2022, hoạt động xúc tiến mở rộng xuất khẩu sang thị trường mới tiếp tục được đẩy mạnh. Theo đó, xuất khẩu rau quả tự tin với mục tiêu xuất khẩu 4 tỷ USD trong năm nay.
Trong khi đó, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam được đánh giá là có nhiều cơ hội tại thị trường EU. Các doanh nghiệp có thể khai thác tối đa ưu đãi, lợi thế mà Hiệp định EVFTA mang lại để nâng cao thị phần.
Ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam - nhận định, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2022 có thể đạt 17,5-18 tỷ USD.
Về xuất khẩu thuỷ sản, theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, năm 2022, Bộ sẽ đẩy mạnh để đạt mục tiêu vượt 9 tỷ USD. Năm 2021 dù khó khăn vẫn đạt giá trị xuất khẩu 8,9 tỷ USD.
"Tuy nhiên, chúng ta không thể yên tâm những gì đã có, phải đủ năng lực để phản ứng với những yêu cầu của thị trường để duy trì đà tăng trưởng, duy trì giá trị xuất khẩu để Việt Nam trở thành bếp của thế giới", ông nói.
Ông Tiên khuyến cáo, các thị trường quan trọng Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc... đều có quy chuẩn riêng. Các doanh nghiệp, trang trại, người nông dân phải hiểu rằng phải bán gì người ta cần chứ không phải bán cái gì ta có.
Tại cuộc họp triển khai nhiệm vụ quý 1/2022 mới đây, Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan cho biết, ông vừa gặp gỡ nhiều doanh nghiệp và bà con nông dân ở ĐBSCL và thấy rằng xung lực, hay khả năng phục hồi nhanh của doanh nghiệp sau dịch Covid-19.
Nhiều nông sản, trái cây như thanh long, mít, xoài... được mùa, được giá. Do đó, ông tự tin năm 2022, giá trị xuất khẩu nông lâm thuỷ sản sẽ đạt và vượt 50 tỷ USD.
Song, Bộ trưởng nhấn mạnh, không thể đánh cược trên sự may rủi thị trường mà phải phấn đấu để làm chủ được thị trường. Khi mở cửa được thị trường, cần xây dựng và chuẩn hoá vùng nguyên liệu.
Thời gian tới, nếu xây dựng được chiến lược xuất khẩu cho từng mặt hàng, hệ thống lại vùng sản xuất theo xu hướng chung của thế giới (hướng tiêu dùng xanh), tính toán giảm chi phí đầu vào sản xuất, xây dựng được đồng hộ hệ thống logistics... thì xuất khẩu nông sản không chỉ đạt và vượt 50 tỷ USD mà còn đảm bảo bền vững, Bộ trưởng Lê Minh Hoan tự tin.
Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc ưa chuộng, sản phẩm thế mạnh Việt Nam lập kỷ lục, 5 hiệp hội bắt tay thu 20 tỷ USD Mặc dù tháng 01/2022 hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ bị gián đoạn do bắt đầu tuần nghỉ Tết Nguyên đán, nhưng trị giá xuất khẩu mặt hàng này vẫn tăng mạnh, trong đó Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc mua nhiều nhất. Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc mua nhiều, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng ngay trong tháng...