Phấn đấu 50% nguồn sữa học đường từ xã hội hóa
Sở GD&ĐT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thường trực Ban chỉ đạo Đề án Sữa học đường giai đoạn 2017-2021, đã xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án “Sữa học đường cho học sinh trong trường mầm non, trẻ dưới 6 tuổi các trung tâm bảo trợ xã hội, trẻ 3-5 tuổi suy dinh dưỡng ngoài cộng đồng năm 2020″ trên địa bàn tỉnh.
Ảnh minh họa/internet
Mục tiêu phấn đấu năm 2020 giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 18% (giảm 0,2% so với năm 2019); giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 6% (giảm 0,2% so với năm 2019).
Đồng thời, 90% học sinh mầm non phát triển thể lực đạt yêu cầu so với lứa tuổi; không có học sinh thiểu năng trí tuệ do ăn uống thiếu chất dinh dưỡng. 80% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế trường học được tham gia các lớp tập huấn, có kiến thức và kỹ năng thực hành chăm sóc dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường học.
70% phụ huynh được bồi dưỡng, hướng dẫn kiến thức, kỹ năng thực hành đúng về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ, các vấn đề liên quan ảnh hưởng đến dinh dưỡng như tiêm chủng, nước sạch, vệ sinh môi trường.
Mục tiêu của Đề án cũng hướng tới hhông để xảy ra trường hợp ngộ độc thực phẩm trong các ở các cơ sở giáo dục mầm non. 100% học sinh học ở các cơ sở giáo dục mầm non phải được theo dõi tình trạng dinh dưỡng, giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng và nâng cao tầm vóc. 100% ở các cơ sở giáo dục mầm non theo dõi, giám sát và tổ chức tốt cho trẻ uống sữa.
Sở GD&ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục mầm non ra quyết định thành lập “Ban kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình sữa học đường”. Theo dõi, đánh giá trẻ qua biểu đồ tăng trưởng, cân đo cho 100% trẻ và cập nhật kịp thời vào phiếu theo dõi của lớp (tại thời điểm cân đo, nếu trẻ nghĩ học cân bổ sung ngay sau khi trẻ đi học lại). Trẻ dưới 36 tháng tuổi cân đo hàng tháng, trẻ trên 36 tháng tuổi cân đo hàng quý.
Video đang HOT
Các trường cũng được yêu cầu lồng ghép trong chương trình giảng dạy, tổ chức các hoạt động tăng cường vận động theo kế hoạch phát triển vận động, giúp trẻ năng động, nhanh nhẹn, tự tin, khéo léo và tăng cường các bài tập vận động đối với trẻ béo phì.
Tổ chức hoạt động tư vấn dinh dưỡng, tuần lễ dinh dưỡng, góp phần cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng cho học sinh. Kết hợp lồng ghép thi làm đồ dùng dạy học từ vỏ hộp sữa, giúp đội ngũ, học sinh biết tận dụng phế phẩm để làm đồ chơi và giáo dục bảo vệ môi trường. Tăng cường đầu tư trang thiết bị, kho chứa sữa phục vụ cho công tác bảo quản sữa đúng theo quy định.
Đặc biệt, Sở GD&ĐT lưu ý việc tăng cường các nguồn lực xã hội hóa để thực hiện 50% nguồn Sữa học đường từ cha mẹ học sinh, các nhà hảo tâm và các doanh nghiệp đóng góp…
Hải Bình
Theo giaoducthoidai
Bảo đảm dinh dưỡng trong bữa ăn bán trú
Bữa ăn học đường chiếm phần quan trọng trong khẩu phần ăn thực tế hàng ngày của trẻ. Hiểu nhu cầu dinh dưỡng của học sinh mầm non, tiểu học sẽ giúp cha mẹ, nhà trường xây dựng bữa ăn học đường hợp lý.
Cân đối thành phần, bảo đảm dinh dưỡng trong bữa ăn học đường rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Ảnh minh họa
Tại Hội thảo khoa học "Cải thiện tình trạng dinh dưỡng thông qua bữa ăn học đường của trẻ em" năm 2019, các chuyên gia cho rằng, một trong các nguyên nhân quan trọng nhất gây suy dinh dưỡng ở trẻ em học đường (cả thiếu và thừa dinh dưỡng) là do ăn uống không hợp lý. Trẻ ở độ tuổi 6 - 11 (tiểu học) không đạt được nhu cầu khuyến nghị về chất đạm, sắt, vitamin A, vitamin B1 và vitamin C. Trẻ mầm non nói chung chỉ đạt 2/3 nhu cầu khuyến nghị.
Cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm
Website suckhoetoandan.vn - Trang thông tin chính thống của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) dẫn thông tin, bữa ăn hàng ngày cho học sinh cần đa dạng và phối hợp nhiều loại thực phẩm (10 - 15 loại thực phẩm) từ 4 nhóm chính: Gulucid, protein, lipid, vitamin và khoáng chất.
Ngũ cốc là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể hoạt động. Trong nhóm ngũ cốc thì gạo là lương thực phổ biến được sử dụng nhiều nhất. Ngoài ra, còn các loại ngũ cốc như khoai lang, khoai tây, ngô... để làm đa dạng bữa ăn và các chất dinh dưỡng, tăng cường lợi ích cho sức khỏe.
Năng lượng từ ngũ cốc chỉ nên chiếm 50 - 55% tổng năng lượng khẩu phần, phần còn lại do các chất béo cung cấp chiếm 20 - 25% và chất đạm cung cấp là 13 - 20%.
Cần ăn phối hợp cả thực phẩm giàu đạm động vật từ các loài gia súc, gia cầm, hải sản với đạm thực vật từ các loại đậu, đỗ... và ăn ít nhất 3 bữa cá mỗi tuần.
Bảo đảm năng lượng cho từng bữa ăn
Với trường tiểu học ăn bán trú có bữa phụ, các bữa ăn của trẻ cần được phân chia thành 4 bữa: Năng lượng của bữa sáng từ 25 - 30%, năng lượng bữa trưa 35%, năng lượng bữa phụ 10%, năng lượng bữa tối 25 - 30% tổng nhu cầu năng lượng.
TS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho rằng, cha mẹ và nhà trường cần khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây, hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều đường, muối, hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng, giò chả, mỳ tôm...
Phụ huynh và nhà trường, không nên cho trẻ ăn mặn, sử dụng muối iốt trong chế biến thức ăn. Trẻ từ 6 - 11 tuổi nên sử dụng dưới 4 gam muối/ngày (khoảng 2/3 thìa cà phê). Trẻ từ 3 - 6 tuổi lượng muối cần thấp hơn.
Để trẻ có cơ thể khỏe mạnh và chuyển hóa tốt cần uống đủ nước (nước bình thường, sữa, nước canh...). Theo ThS Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng, với trẻ nặng 10 kg cần một lít nước/ngày. Trẻ nặng hơn 10kg thì mỗi kg thêm 50 ml nước, nghĩa là trẻ khoảng 20kg thì cần uống tổng cộng 1,5 lít nước. Trẻ từ 10 tuổi trở lên, lượng nước uống bằng người lớn: 2 - 2,5 lít/ngày. Trẻ nên uống nước từng ít một và chia nhiều lần trong ngày.
Tăng tỷ lệ trường học tổ chức bữa ăn bán trú bảo đảm dinh dưỡng
Trong Chương trình Sức khoẻ Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1092/QĐ-TTg, chăm sóc sức khỏe trẻ em và học sinh là một trong 11 nội dung ưu tiên. Chương trình đặt mục tiêu tăng tỷ lệ trường học bán trú, nội trú có tổ chức bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng cho học sinh từ 70 - 90% (từ 2025 - 2030) với trường mầm non và từ 75 - 100% với trường tiểu học.
Theo đó, các nhà trường cần sử dụng phần mềm để xây dựng thực đơn dinh dưỡng hợp lý và tổ chức các bữa ăn bảo đảm dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em, học sinh tại các cơ sở giáo dục có ăn bán trú, nội trú hoặc có cung cấp dịch vụ ăn uống.
Quyết định của Thủ tướng cũng yêu cầu các nhà trường quản lý hoạt động của căng - tin, dịch vụ trong trường học nhằm hạn chế tiếp cận của học sinh với các sản phẩm thực phẩm không có lợi cho sức khỏe; thực thi quy định không bán sản phẩm, thực phẩm không có lợi cho sức khỏe ở khu vực cổng trường.
Việc tư vấn sức khỏe và dinh dưỡng cho học sinh và phụ huynh học sinh cũng cần được đẩy mạnh; định kỳ theo dõi tình trạng dinh dưỡng, phát triển và kiểm tra sức khỏe của học sinh để phát hiện sớm các nguy cơ sức khỏe và bệnh tật; duy trì tẩy giun định kỳ tại những vùng có tỷ lệ nhiễm giun cao.
Theo giaoducthoidai
Cha mẹ lưu ý: Học sinh Mầm non, Tiểu học tại Hà Nội được đề xuất sẽ nghỉ học nếu ô nhiễm không khí tới mức nguy hại Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đề nghị UBND TP ban hành thông báo tình hình chất lượng không khí tới Sở Giáo dục và Đào tạo để thông báo các trường mầm non, trường Tiểu học cho các em học sinh nghỉ học. Chiều 18/12, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung chủ trì hội nghị đánh giá...