Phận con buôn và chồng trí thức…
Lúc nào chị cũng nghĩ, mình có kiếm nhiều tiền bao nhiêu đi nữa thì mình cũng là phận “con buôn”, còn anh thuộc tầng lớp tri thức có hiểu biết nên chị cho anh được ngồi “chiếu trên”.
ảnh minh họa
Chị và anh kết hôn đã được 14 năm, chị có một cửa hàng kinh doanh quần áo mĩ phẩm rất đắt khách, còn anh là nhân viên nhà nước cấp ngành. Thu nhập một tháng của chị có thể bằng cả năm anh ngồi ở cơ quan nhưng quyền lực trong gia đình thì có lẽ chị không được bằng một nửa của anh.
Lúc nào chị cũng nghĩ, mình có kiếm nhiều tiền bao nhiêu đi nữa thì mình cũng là phận “con buôn”, còn anh thuộc tầng lớp tri thức có hiểu biết nên chị cho anh được ngồi “chiếu trên”.
Mặc dù công việc bán hàng bận bù đầu, nhưng chị vẫn luôn chu toàn với tất cả mọi người ở hai bên gia đình. Bố mẹ chồng chị thậm chí còn thương chị hơn con trai, mỗi lần hai ông bà cãi nhau là bà lại bắt xe khách từ quê lên rồi ở với chị cả tháng mới chịu về. Bà bảo bà có phúc nên mới được cô con dâu vẹn toàn như vậy.
Đảm đang như vậy nhưng ở nhà chị sợ anh một phép, nói gì chị cũng vâng dạ vì sợ lép vế với chồng. Anh ở nhà trịch thượng lắm. Chị bận bán hàng đến mấy thì cũng phải về nhà cơm nước cho anh đầy đủ, quần áo anh bắt chị phải tự giặt tay cho đỡ. Mỗi sáng anh đi làm, quần áo anh mặc chị phải là cho thật phẳng phiu, nếu vì lý do nào đó mà chị bận rộn là anh sẽ dỗi không nói với chị trong nhiều ngày trời.
Ngày ngày chị cứ cuống cuồng với hàng hóa việc nhà, còn anh sau giờ làm nhàn tênh đi ngồi uống bia với bạn bè và chém gió về việc vợ sợ mình ra sao. Thậm chí có hôm cao hứng, anh gọi điện thoại về cho chị mở loa người cho chiến hữu nghe, anh ngang nhiên quát vợ, nghe tiếng chị khúm núm trong điện thoại, mọi người nể phục anh lắm.
Thời gian trôi qua, con cái lớn dần lên, công việc bận rộn cộng với thức khuya dậy sớm khiến nhan sắc của chị có phần giảm sút thì anh lại béo tốt và trẻ trung hẳn ra. Có tiền thì anh lại chơi trò mèo chuột với các em hotgirl xinh đẹp trẻ trung.
Video đang HOT
Chị biết chứ, bởi mỗi lần về anh nhắn tin tủm tỉm với các em trên facebook, zalo rồi anh mua sắm quần áo mới, điện thoại xịn để chụp ảnh cho đẹp cho trẻ. Nhưng mỗi lần chị chỉ cần đề cập đến chuyện này là anh lừ mắt cấm chị không được ghen tuông.
Anh bảo đàn bà chỉ biết quanh quẩn với việc buôn bán bếp núc thì đừng có bày đặt ghen bóng ghen gió. Chị đau khổ lắm, nhưng cứ nghĩ đến việc mình ít học chị cãi không lại nổi anh nên chị chỉ biết im lặng nhẫn nhịn.
Nhưng như thế mà cũng đâu có được yên, anh càng ngày càng công khai đi lại với bồ còn chị cứ héo hắt gầy mòn trong đau khổ. Chị cố gắng chịu đựng với hi vọng mong manh rằng một lúc nào đó chán rồi anh sẽ trở về với gia đình, nhưng chuyện đó đã kéo dài đến 3 năm và càng ngày càng không có dấu hiệu anh trở về.
***
Chị đã gặp người đàn ông khác, đó là một người thường xuyên ra cửa hàng mua đồ của chị để tặng vợ, nhưng vợ anh đã mất trong một tai nạn giao thông cách đây 2 năm.
Từ cảm phục, dần dần chị và người đàn ông đó cũng hay chia sẻ với nhau, chị thật lòng tâm sự chuyện tình cảm của mình với anh. Anh luôn lắng nghe và chia sẻ với chị, anh dạy chị cách yêu bản thân và yêu cuộc sống.
Chồng chị sau những ngày “ăn chả” chán chê ở bên ngoài, trở về nhà, anh chợt giật mình khi thấy chị thay đổi. Đã lâu lắm rồi anh không thấy chị đẹp và rạng rỡ đến thế. Điều anh ngạc nhiên nhất là chị sẵn sàng từ chối nấu cơm với lý do chị bận, chị không giặt cho anh những bộ quần áo sạch sẽ thơm tho nữa mà chị dành thời gian để chăm sóc bản thân và đọc sách nghe nhạc.
Ban đầu anh bực mình chửi bới chị đã văn hóa kém còn bày đặt đọc sách, nhưng chị chỉ điềm tĩnh trả lời: “Em văn hóa kém nên mới phải đọc, còn anh văn hóa cao thì hãy xem cách ứng xử của mình với mọi người xem đã đủ văn hóa chưa?”.
Chồng chị từ tức giận chị lại chợt thấy sợ hãi khi chị không còn giống như ngày xưa nữa, anh lại cố gắng níu kéo và bỏ tất cả để trở về với gia đình. Trước đây anh ép chị ly dị, còn bây giờ chị đưa tờ đơn ly dị trước mặt anh thì anh xé đi. Chị thấy chán ngán con người của anh và muốn xa anh.
Chị ngạc nhiên khi chị thay đổi, thì có đến hai người đàn ông cùng lúc đang yêu chị hơn, chồng chị và cả người đàn ông góa vợ kia. Chị chợt thấy, hóa ra có được tình yêu cũng không phải khó khăn lắm, chẳng phải là sự cố gắng níu giữ mà chính là khi thật tự do và biết yêu chính mình.
Theo Motthegioi
Bố là 'chất gây nghiện'
Đã hơn một lần em tự hỏi, rồi hỏi cả chồng: "Vì sao nhìn thấy anh, cả em và các con đều như mèo nhìn thấy mỡ". Ờ thì...
Ảnh minh họa
Năm tháng trôi qua, từ một chàng thư sinh tay trắng, giờ anh đã được trang bị thêm hai cái mắt kính trí thức, cùng khối tài sản khổng lồ là hai "rơ-mooc", đi đâu cũng đòi bố.
Song nguồn cơn của việc các thành viên đều "nghiện" bố khả năng cũng chính là nguyên do của cuộc chiến tranh lạnh đầu tiên của chúng ta, khi anh phải đi ba ca theo dây chuyền sản xuất.
Anh được lên chức, nhưng với em điều đó khiến như cả nhà bị đi đầy vậy. Em sắp "phát điên" vì buổi giao thời anh cứ đi suốt, mình em chẳng ba đầu sáu tay thì cũng phải cố mà khua khoắng cho xong tất tật việc nhà. Thậm chí đến khi lên giường, em vẫn bị ám ảnh bởi vài việc chưa đến nơi đến chốn.
Anh thay đổi vị trí nghĩa là dừng lại chuỗi ngày tươi đẹp hết giờ hành chính anh đón con, em đi chợ hoặc về nhà trước dọn dẹp. Trong lúc em nấu cơm, anh trông con, khi em rửa bát, anh giặt quần áo... Cả nhà bên nhau vui vẻ, chẳng cần rạch ròi phân công mà mọi việc cứ trôi chảy, êm đềm.
Còn giờ đây anh nắm tay, mong em sẽ vững vàng để có thể thích nghi với thử thách này. Em còn biết làm sao nếu không phải là cố gắng hòa hợp với thời gian biểu "tréo ngoe", hại sức khỏe của anh. Anh nói anh cũng sẽ thu xếp để ở bên mấy mẹ con nhiều nhất có thể. Mọi việc dần ổn định, những hôm anh làm ca một, em vất vả cho các bạn ấy ăn sáng, rồi đưa đi học. Chiều hai giờ anh về, em rảnh rang hơn tí vì anh đã dọn nhà và đón con cho.
Hôm anh làm ca hai thì buổi sáng được đủng đỉnh, nhưng chiều về thì tấp tỏa, khổ sở nhất. Em phải đón con, về tắm cho bọn trẻ, nấu nướng hò hét chúng ăn, dạy bạn lớn học, chơi với bạn bé, toát mồ hôi cho đến tận lúc các con lên giường.
Những hôm anh làm ca ba thì ban ngày anh phải ngủ cho lại sức, đỡ vợ con được tí thì đêm anh phải đi làm. Những ngày đầu trống trải em thực sự xót anh đến không ngủ nổi. Nhưng, thật may anh đã luôn động viên em rất kịp lúc, thương em bận rộn những hôm chồng làm ca hai, nên anh luôn cố giúp em tất cả những gì có thể, anh khiến em thấy an lòng. Còn đây, dẫu chỉ là những tin nhắn thôi, nhưng em đã đọc đi đọc lại đến ngàn lần không chán, hạnh phúc của em đấy.
"Trưa anh nấu đủ thức ăn rồi, em nấu cơm, chiều ba mẹ con liệu mà ăn uống cho đầy đủ". "Anh rửa sẵn bắp cải, đậu trong tủ lạnh, thịt thì kho một nồi rồi, lạc đã rang sẵn, tối em về chịu khó tí nhé. AYE". "Anh luộc mì để trong bát loa, về chỉ việc nấu nước với thịt là ăn được". "Chè ngô anh mua để trong tủ lạnh, liệu mà ăn hết nhé, còn thừa thì có cái roi treo góc cầu thang đấy, tự xử đi...".
Ở đó không chỉ là thức ăn, trên hết với em đó còn là sự thấu hiểu, cảm thông để chia sẻ với vợ mọi việc, mọi nơi, mọi lúc.
Để từ đó mấy mẹ con dần quen với thời gian biểu của anh và gắng nhìn vào những mặt tích cực. Nhờ đi làm ca anh mới có thời gian đưa con đi tiêm, đưa con đi đăng ký học, hồ sơ các kiểu... Những thủ tục mà trước đây cần phải xin nghỉ làm, để đi giải quyết thì giờ nhờ thời gian biểu linh động mà mọi việc êm xuôi cả.
Cũng vì con người anh tỉ mẩn, cẩn thận và luôn nhẹ nhàng như dòng nước mát, ai mà không muốn lại gần. Không mê mẩn sao được khi mỗi lúc anh về là căn nhà như bừng lên rạng rỡ. Mắt bọn trẻ sáng lên, lao ra chơi với bố, cười giòn giã khi chơi đùa những trò bố sáng tạo ra mỗi ngày một mới. Anh về, em lại được líu lo kể chuyện trên trời dưới đất, những tin tức mới nhất trong ngày.
Anh thì vừa chơi với con vừa lau, đánh đôi giày, rồi vặn lại vít ở cái nắp vung bị lỏng, có khi vừa cõng con vừa quét sân, quét nhà, tưới cây... thu nép vật dụng. Những phút giây bên nhau, trở thành những thời khắc không thể nào để trôi qua lãng phí. Vừa quý, vừa hiếm như thế bảo sao bố không hấp dẫn cho được.
Theo DanTri
Như thế nào thì được gọi là gái "ế"? Như thế nào thì được gọi là gái "ế"? Nếu không "xách mông lên và đi tìm người yêu" thì mãi cũng không thể có người yêu được đâu! Tôi có một cô bạn, bình thường cô ấy rất hay kêu ca rằng mình "ế" và không có ai thèm yêu. Vậy nhưng ai cũng biết rằng cô có rất nhiều người con...