Phân bón Văn Điển giúp cây na Quảng Ninh ra nhiều quả, vị ngọt lịm
Trong những năm vừa qua sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh đã được nhiều kết quả đáng khích lệ về sản xuất trồng trọt năng suất, hiệu quả kinh tế các cây trồng không ngừng tăng cao. Trong thành tựu này, phân Văn Điển có những đóng góp nhất định.
Năng suất cây trồng cao, ổn định
Quảng Ninh xác định các các cây trồng chủ lực là: Lúa, rau an toàn, na, vải, cam, chè. Diện tích lúa của năm 48.000ha, rau 12.000ha. Đã hình thành các vùng cây ăn quả và cây công nghiệp tập trung như: Thị xã Đông Triều có trên 1.200ha na, gần 1.100ha vải; vùng chè Hải Hà 980ha; vùng cam sen Vân Đồn gần 200ha.
Phân bón Văn Điển góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp Quảng Ninh. Ảnh: I.T
Đa số diện tích na trồng trên đất đồi dốc quá trình canh tác qua nhiều năm do cây tiêu tốn nhiều dinh dưỡng và do lượng phân hữu cơ đầu tư ít và cũng do đất bị rửa trôi mạnh nên đất bị thoái hóa nghèo kiệt làm cho nhiều vườn na cằn cỗi, sâu bệnh ngày càng tăng, năng suất giảm. Bón phân Văn Điển cây cành mỡ lá, tán đều. Cây cành khỏe, ít bị đổ gãy do gió to; chịu hạn chịu rét giỏi; hạn chế bệnh vàng lá, muội đen, dòi đục quả.
Tác dụng chất trung, vi lượng trong phân Văn Điển: Nếu chỉ có đạm, lân, kali thiếu trung, vi lượng năng suất vải không ổn định, chất lượng quả kém, vỏ quả mỏng, sức chống chịu với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt kém, dễ nhiễm sâu bệnh, quả héo nhanh, mẫu mã quả xấu. Đất trồng cam thích hợp có tầng canh tác dày, tơi xốp, thoát nước, tính kiềm độ pH từ 5,5 – 6,5.
Khi độ chua của đất pH thấp hơn 5 bộ rễ sẽ bị Fe, Al gây độc hại cây sẽ bị thiếu các yếu tố dinh dưỡng như: Ca, Mg, P và Mo; hoạt tính các vi sinh vật đất cũng bị giảm thấp, vai trò các chất trung vi lượng rất quan trọng. Mg là chất tạo diệp lục tố và khử chua, giúp làm cam tăng vị ngọt và tăng thời gian bảo quản. Silic khử độc Fe và Mn, silic giúp thành mạch vành vững chắc làm cho sâu bệnh khó xâm nhập. Silic làm giảm sự thoát hơi nước, giúp tăng khả năng chống hạn, góp tăng chất lượng quả như tăng độ ngọt, nhiều nước và hương vị của quả, hạn chế nám vỏ.
Đối với cây chè, nhiều nông dân ở vùng chè Hải Hà có tập quán thích bón loại phân nào cho chè xanh ngay nên chọn phân đạm là chủ yếu, sau mỗi lần hái là 1 lần bón đạm, một năm có 7-8 lần bón; bón vãi trên mặt, bón theo mưa; lượng đạm đầu tư quá lớn 70-80kg urê/sào.
Như vậy vừa lãng phí phân, vừa làm cây chè sinh trưởng, phát triển kém; tích nước, lá mỏng, sâu bệnh nhiều dẫn tới lạm dụng thuốc BVTV ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng chè. Bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho chè sẽ khắc phục được những tồn tại trên.
Trên 60 loại phân chuyên dùng cho cây trồng
Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển làm ra các sản phẩm với thương hiệu nổi tiếng gồm: Phân lân nung chảy Văn Điển là loại phân tốt nhất cho đồng ruộng Việt Nam và trên 60 loại phân đa yếu tố chuyên dùng cho các loại cây trồng. Cũng như các cây trồng khác với cây lúa, phân đa yếu tố chuyên cùng cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng, đáp ứng với yêu cầu từng giai đoạn và suốt thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây.
Video đang HOT
Đặc biệt là vai trò tác dụng của các chất trung, vi lượng với cây lúa thể hiện rất rõ: Silic giúp lúa cứng cây hạn chế đổ ngã; tăng khả năng chống hạn, úng, nóng, rét; tăng tính kháng sâu đục thân, khô vằn, bạc lá… Nó có tác dụng ngang một loại thuốc chống nấm thông thường. Thiếu silic, tỷ lệ hạt lép, lửng tăng, giảm năng suất phẩm chất gạo, khó bảo quản. Mg khử chua, ém phèn, tăng độ phì của đất, giúp cây tổng hợp protein là chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Mg tạo hương vị chất béo ngậy, hạt gạo bóng sáng đẹp, tăng độ pH trong hạt gạo, hạn chế hút ẩm để dễ bảo quản.
Theo Danviet
Quảng Ninh: Mất mùa, 6 sào thu được 3 túi thóc đắng, chỉ gà ăn được
Hàng trăm hecta lúa của người dân tại TX.Quảng Yên (Quảng Ninh) bị ảnh hưởng, mất trắng trong vụ mùa. Theo người dân, có nhiều nguyên nhân dẫn đến cảnh bị mất mùa "xưa nay hiếm" này...
Lúa bị thất thu, mất trắng nên người dân chỉ đi tuốt lấy ít bông đem về cho lợn, gà ăn.
6 sào được... 3 túi thóc
Nhìn khu ruộng lúa cuối cùng của gia đình chuẩn bị gặt, bà Vũ Thị Năm, khu Biểu Nghi 2, phường Đông Mai, TX.Quảng Yên không khỏi ngán ngẩm khi chỉ thấy lá cháy, còn thóc thì chẳng thấy đâu. Theo bà Năm, mấy chục năm nay, bà chưa bao giờ chứng kiến cảnh lúa mất mùa thảm hại như năm nay.
"Tôi đã gặt 6 sào rồi, nhưng chỉ toàn hạt lép, vớt vát mãi cũng chỉ được 3 túi bóng nhỏ, cân lên được hơn yến", bà Năm mếu máo.
Cũng theo bà Năm, không hiểu sao năm nay lại nhiều sâu bệnh đến thế, gốc và lá cứ tự thối, vụ này bà phải phun đến 3 lần thuốc nhưng cũng không chữa được. Lá cháy, không có thóc, bỏ cũng dở, gặt về cũng dở.
6 sào, nhưng bà Năm chỉ thu hoạch được 3 túi bóng như thế này, cân lên được hơn yến thóc.
"Nhờ người quen cày hộ 6 sào, mất 1 triệu đồng, công cấy, công gặt, giống, thuốc trừ sâu mất thêm mấy triệu nữa. Nhưng thu về được hơn yến đều bị lép, nghiền ra đen xì, gãy đôi, ăn đắng ngắt nên chỉ để cho gà ăn. Nhà chỉ trông chờ vào mấy sào lúa, nay mất hết chỉ biết ăn đong. Chẳng bao giờ đúng mùa gặt, gạo lại đắt hơn ngày thường như năm nay, mấy hôm trước đang 13 nghìn/kg, nay lên hẳn 15 nghìn/kg rồi", bà Năm cho biết.
"Khu vực này còn đỡ, dưới kia, cả cánh đồng người dân bỏ không gặt, nhà ít thì 1 - 2 sào, nhà nhiều thì 5 - 6 sào. Mọi người không thuê gặt mà chỉ ra tuốt được bông nào về cho gà thì tuốt, không thì để đấy, sau đốt lấy tro, chứ tiền công mất nhiều hơn tiền thóc", bà Năm cho biết thêm.
Theo chỉ dẫn của bà Năm, chúng tôi ra cánh đồng cách đó không xa rộng hàng chục hecta, lúa chín rũ, nhưng chỉ toàn lá khô. Cả cánh đồng ấy, chỉ 1 vài nhà đã gặt, còn đâu thì bỏ đó.
Cùng hoàn cảnh với bà Năm, gia đình bà Trần Thị Tâm tại xã Tiền An trồng 5 sào lúa, tuy nhiên năm nay cũng chỉ thu hoạch được 2 bao thóc với khoảng 30kg. Theo bà Tâm dù chỉ được thu 30kg nhưng cũng không thể ăn được vì xay ra gạo bị gãy hết, đen xì, nấu cơm không thể ăn được.
"Năm nay tôi cũng chăm sóc lúa kỹ lắm, cũng hy vọng sẽ được thu hoạch như mọi năm. Thường thì như các vụ khác, mỗi sào cũng được ít nhất cũng 200kg, năm nay thất thu hoàn toàn nên chỉ biết đi mua. Gia đình đã khó khăn, trông chờ vào vụ lúa lại coi như mất trắng như thế này khiến cuộc sống gia đình tôi càng thêm eo hẹp", bà Tâm buồn bã.
Bỏ bao công sức, tiền bạc nhưng đến vụ mùa, người dân ở Quảng Yên chỉ biết "nuốt nước mắt vào trong" đi nhặt nhặn được tí thóc nào hay tí đó.
Giống như gia đình bà Năm, bà Tâm, gia đình ông Đinh Văn Lình trú tại Đông Mai cũng có 5 sào, nhưng theo ông năm nay mất trắng hết rồi, chẳng biết lấy gì mà ăn. Ông Lình rất hy vọng sẽ được TX.Quảng Yên hỗ trợ cho người dân phần nào để người dân đỡ khó khăn.
Còn theo ông Nguyễn Văn Thanh ở Sông Khoai, năm nay có nhiều yếu tố dẫn đến việc thất thu, mất mùa. Nhà ông trồng 4 sào, cũng được hơn tạ thóc, nhưng cũng không thể ăn được.
"Năm nay mưa nhiều, lúa ngập, tiếp đến là bị bệnh vàng lá, gia đình phát hiện sớm, phun thuốc mấy lần nhưng không cứu được. Mọi năm, những lần lũ lụt, hay lúa bị ngập, thị xã có về chụp ảnh sau đó hỗ trợ, nhưng năm nay thì không thấy, chẳng biết vụ mùa này thất thu, mất trắng như vậy, người dân có được TX.Quảng Yên hỗ trợ nữa hay không?", ông Thanh cho biết.
Ông Vũ Ngọc Hùng, Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng TX.Quảng Yên.
Thất thu nhưng không được hỗ trợ?
Theo báo cáo kết quả năng suất, sản lượng lúa vụ mùa năm 2017 của TX.Quảng Yên tính đến 23.10, tổng diện tích lúa bị thiệt hại năm nay là 345,6ha, tăng 324,8ha so với năm 2016.
Tuy nhiên, trao đổi với Dân Việt, ông Vũ Ngọc Hùng, Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng TX.Quảng Yên cho biết, đây vẫn chưa phải là con số chính xác và thiệt hại có thể cao hơn rất nhiều.
"Lúc thống kê, lúa mới chỉ chín 70 - 80% thôi. Hiện nay, các xã đang tiến hành cho người dân kê khai thiệt hại cụ thể, con số thiệt hại chính xác phải chờ đến ngày 10.11 mới có", ông Hùng cho biết.
Cũng theo ông Hùng, vụ mùa năm nay TX.Quảng Yên rất quan tâm đầu tư làm thủy lợi, hướng dẫn bà con nông dân cày xới,chọn giống, gieo mạ, chăm sóc lúa với hy vọng sẽ bội thu. Tuy nhiên, khi lúa vừa bén rễ lại gặp vào đợt mưa nhiều, sau đó là sâu bệnh hoành hành nên bị thất thu nặng.
Ông Hùng cho biết thêm, mặc dù bị thiệt hại nhưng muốn được hỗ trợ thì theo quy định, tỉnh phải ra quyết định công bố thiên tai, dịch bệnh. Nhưng năm nay, tỉnh chưa ra quyết định đó.
Về việc người dân có phản ánh, việc thất thu này có liên quan đến giống lúa, ông Hùng cho biết, vụ mùa này, người dân đa phần mua giống tại Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp TX.Quảng Yên và một số đại lý có uy tín nên không thể liên quan đến giống mà do thời tiết, dịch bệnh.
"Việc người dân thống kê thiệt hại để nắm con số cụ thể thôi, còn hỗ trợ thì rất khó. Chủ trương của tinh là, nếu có hỗ trợ thì tỉnh phải có công bố về thiên tai, dịch bệnh. Việc công bố này là do tỉnh, nhưng năm nay chưa thấy công bố gì nên người dân sẽ không được hỗ trợ", ông Hùng cho biết thêm.
Ông Nguyễn Tiến Hưng, Giám đốc Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp TX.Quảng Yên cho biết, vụ mùa này, trung tâm đã cung cấp 50.960kg thóc giống cho người dân, diện tích cấy tương đương khoảng 926,5ha lúa. Về nguyên nhân vụ mùa thất thu, mất trắng, ông Hưng cho biết đã có đánh giá, nguyên nhân chính là do thời tiết bất thuận, mưa nhiều, đặc biệt là cơn bão số 10 vào 2 cơn áp thấp nhiệt đới đúng vào thời điểm lúa đang ra trổ bông và sắp chín.
Ngoài ra, năm nay, một số vùng ven biển, trong đó có Quảng Yên xuất hiện loại bệnh mới là bệnh lùn sọc đen, đây là bệnh do con rầy gây ra chứ không hề liên quan đến giống.
Theo Danviet
Quảng Ninh: Huy động cứu hộ tìm người mất tích do chìm tàu tại đảo Cô Tô Chiều 14.11, công tác tìm kiếm nạn nhân còn mất tích trên tàu QN-90546 bị chìm tại vùng biển Cô Tô (Quảng Ninh) tiếp tục được triển khai khẩn trương. Ông Hoàng Bá Nam, Bí thư Huyện ủy Cô Tô (Quảng Ninh) cho biết, ngày 14.11, tại khu vực đảo Trần Nhạn, cách Cô Tô khoảng 45 hải lý, tàu đánh lưới biển...