Phân bón giả tràn lan
Hàng trăm vụ vi phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phân bón bị phát hiện từ đầu năm đến nay dường như chỉ là bề nổi của tảng băng vốn đã gây quá nhiều thiệt hại cho nông dân từ nhiều năm nay.
Sẽ hạn chế được tình trạng phân bón giả nếu cơ quan chức năng xử lý nghiêm – Ảnh: T.L
Đem đất chỗ này bán chỗ khác
Ngày 20.9, tại hội nghị quản lý thị trường phân bón do Bộ Công thương, Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức tại TP.HCM, Hiệp hội Phân bón VN báo cáo: “Các thủ đoạn làm giả phân bón hiện nay là những tổ hợp nhỏ lẻ nơi vùng sâu vùng xa, nhái nhãn mác của những thương hiệu uy tín. Thống kê hiện có hơn 100 cơ sở nhỏ lẻ và trên 30 công ty làm nhái nhãn hiệu đang bán sản phẩm trên 40 tỉnh thành. Hàm lượng dinh dưỡng được quảng cáo trên bao bì là 53% nhưng khi cơ quan chức năng kiểm định thì tổng hàm lượng dinh dưỡng chỉ có 2,9%… không khác nào đem đất chỗ này mang đến nơi khác bán cho nông dân”.
Theo Cục Quản lý thị trường (QLTT) – Bộ Công thương, 6 tháng đầu năm có 171 vụ vi phạm về phân bón, một số vụ phân bón giả, kém chất lượng bị thu giữ có số lượng lớn như Chi cục QLTT tỉnh Hòa Bình chuyển hồ sơ sang cơ quan công an khởi tố vụ kinh doanh 36 tấn phân bón giả, QLTT tỉnh Yên Bái phối hợp với cơ quan công an phát hiện xử lý 2 vụ vận chuyển 225 tấn phân DAP nhập từ Trung Quốc không đảm bảo chất lượng…
Đáng chú ý là các đối tượng nghiên cứu rất kỹ các quy định pháp luật để việc vi phạm chỉ giới hạn xử lý hành chính, né tránh trách nhiệm hình sự, chỉ đóng bao làm giả nhãn hiệu quen thuộc với số lượng vừa đủ để vận chuyển theo từng đợt…
Siết chặt điều kiện hoạt động
Mặc dù là lĩnh vực thiết yếu, quan trọng liên quan đến đời sống hàng chục triệu nông dân và an sinh xã hội nhưng tình hình quản lý thị trường phân bón hiện nay đang tồn tại nhiều kẽ hở. Ông Đỗ Thanh Lam, Phó cục trưởng Cục QLTT, phân tích: “Lực lượng kiểm tra, kiểm soát hiện nay còn mỏng, trang thiết bị nghiệp vụ vừa thiếu vừa yếu, vừa lạc hậu, kinh phí thiếu thốn, đặc biệt là kinh phí cho việc tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng. Chế tài xử lý vi phạm quá nhẹ chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn. Việc cấp phép sản xuất, kinh doanh phân bón còn lỏng lẻo, một doanh nghiệp có thể được cấp vài chục tên sản phẩm, không quy định bắt buộc cho việc sản xuất phân bón”.
Video đang HOT
Lãnh đạo Cục Cảnh sát kinh tế kiến nghị: “Bộ luật Hình sự quy định hành vi sản xuất phân bón giả bị xử lý hình sự nếu người sản xuất, buôn bán phân bón giả với số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng đến nay chưa có văn bản nào hướng dẫn thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng. Các văn bản pháp luật trong lĩnh vực phân bón chưa chặt chẽ, còn có những sơ hở để đối tượng sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng lợi dụng hoạt động, khi cơ quan chức năng phát hiện thì không xử lý được”.
Tại hội nghị, đại diện Bộ Công thương cho biết đã hoàn thành dự thảo nghị định về quản lý phân bón để lấy ý kiến và trình Chính phủ ban hành trong thời gian tới. Theo đó, tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón chỉ được hoạt động sau khi đáp ứng đủ điều kiện nghiêm ngặt và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép. Với quy định này, các tổ chức cá nhân sản xuất phân bón sẽ phải đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực, hệ thống quản lý chất lượng, đồng thời loại bỏ được những cơ sở sản xuất yếu kém, hạn chế được tình trạng phân bón giả, kém chất lượng. Dự thảo nghị định cũng quy định các điều kiện kinh doanh, xuất khẩu và nhập khẩu phân bón, các văn bản này sau khi được ban hành và có hiệu lực sẽ đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón đi vào nền nếp, đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý nhà nước về phân bón.
Quang Thuần
Theo TNO
Hủy án "nợ rơi trúng đầu 5 trưởng thôn"
Phát hiện phân bón kém chất lượng, nông dân không trả tiền khiến 5 trưởng thôn rơi vào cảnh éo le. Từ vai trung gian theo lệnh cấp xã, họ suýt thành con nợ phải trả món tiền gần 1,3 tỷ đồng theo bản án sơ thẩm vừa được TAND tỉnh Đắk Lắk tuyên hủy.
Bỗng dưng mang nợ
Năm 2008, UBND xã Cuôr Knia (huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) đứng ra nhận phân bón của Cty Cổ phần SX-TM&XD Phú Mỹ - Đồng Nai và Cty Cổ phần SX-TM&XD Việt Mỹ - Bình Dương để bán cho dân theo hình thức trả chậm.
Ông Lê Quang Tâm - nguyên Phó chủ tịch UBND xã Cuôr Knia làm "Hợp đồng mua bán hàng hóa", bán 120 tấn phân cho 5 trưởng thôn. Theo chủ trương của xã, 5 trưởng thôn sẽ nhận phân từ ông Tâm rồi giao lại cho các hộ nông dân có đơn xin mua trả chậm.
Theo hợp đồng, các trưởng thôn có nghĩa vụ thu hồi tiền nợ giao lại cho ông Tâm và được hưởng hoa hồng 100 nghìn đồng/tấn.
Nhận phân về bón cho cây cà phê, người dân phát hiện phân không tan, cây vàng lá, rụng trái non hàng loạt... Nghi là phân bón giả nên người dân không trả tiền.
Sau đó, các trưởng thôn tổ chức họp dân, lấy mẫu đi giám định tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên. Kết quả, cả 2 loại phân của 2 Cty đều không đạt hàm lượng công bố như trên bao bì.
Các trưởng thôn bị liên lụy.
Tháng 6/2008, ông Tâm bị cách chức Phó Chủ tịch UBND xã do vi phạm kỷ luật.
Sau 3 năm, ngày 12/1/2011, ông Tâm kiện 5 trưởng thôn gồm, các ông: Cao Minh Hà, Lưu Thanh Giáp, Phạm Văn Trần, Lê Xuân Sự và Cao Quang Nam ra TAND huyện Buôn Đôn. Ngày 7 và 8/12/2011, TAND huyện xét xử sơ thẩm, cho rằng mẫu giám định của Viện KHKT NLN Tây Nguyên không đáng tin cậy nên không thể kết luận là phân giả. Theo đó, tuyên buộc 5 trưởng thôn phải trả cho ông Tâm gần 1,3 tỷ đồng.
Ông Hà - nguyên trưởng thôn 4 bị "bổ" khoản nợ gần 400 triệu đồng ngậm ngùi: "Mấy năm nay, chúng tôi kiệt quệ vì theo kiện, vừa tốn kém tiền bạc và tổn hại về tinh thần".
Hợp đồng không có giá trị?
Mới đây, TAND tỉnh Đắk Lắk xử phúc thẩm vụ kiện, tuyên hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ cho TAND huyện Buôn Đôn giải quyết lại vì có nhiều thiếu sót về thủ tục tố tụng và nội dung vụ kiện.
Theo HĐXX phúc thẩm, việc tòa sơ thẩm không đưa UBND xã Cuôr Knia và người dân mua phân tham gia tố tụng để làm rõ trách nhiệm là không đúng. Bởi, để mua phân người dân phải làm đơn, được UBND xã xác nhận và có cam kết trả nợ rõ ràng.
Riêng 5 trưởng thôn, chỉ có trách nhiệm thu hồi tiền nợ cho ông Tâm theo hợp đồng ký kết. Mặt khác, thời điểm Công an huyện Buôn Đôn lấy mẫu phân (ngày 27/7 và 30/10/2008 - đang trong thời hạn sử dụng) nhưng đến khi giám định tại Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an (ngày 17 đến 21/9/2009) thì thời hạn đã hết. Vậy, trách nhiệm để mẫu vật hết hạn thuộc về cơ quan, cá nhân nào tòa sơ thẩm lại "bỏ lơ"?
Về phía đại diện Cty cung cấp cũng không xuất trình được chứng cứ về quy trình sản xuất, biên bản kiểm tra chất lượng lô hàng... để khẳng định phân đạt chất lượng.
Trong khi, cùng thời gian trên, tại địa bàn huyện Buôn Đôn và Ea H'leo cũng xảy ra nhiều vụ việc tương tự. Người dân nghi ngờ hàng trăm tấn phân của Cty Phú Mỹ kém chất lượng nên không trả tiền. Tại tòa, lãnh đạo của Cty cũng thừa nhận những thiếu sót và HĐXX đã tuyên hủy hợp đồng, không thực hiện việc thu nợ trong dân.
Luật sư Tạ Quang Tòng, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Đắk Lắk khẳng định: "Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa ông Tâm và 5 bị đơn không có giá trị pháp lý".
Theo Luật Thương mại, muốn làm hợp đồng mua bán sản phẩm hàng hóa có bao bì, nhãn mác thì ít nhất ông Tâm phải có cơ sở mua bán, giấy phép kinh doanh và hóa đơn đỏ.
Trong khi, bản thân ông Tâm nguyên là các bộ lãnh đạo của xã, không có giấy phép kinh doanh và phiếu kiểm định chất lượng cũng không có.
Nếu đây là phân giả thì ông Tâm đã góp phần vào việc tiêu thụ hàng giả, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và người dân có quyền yêu cầu đền bù thiệt hại. Đúng ra, UBND chỉ có thể làm trung gian, còn Cty phải trực tiếp hợp đồng mua bán với người dân.
Theo 24h
Khuất tất trong vụ án ly hôn của "đại gia" Phiên tòa ngày 17/12 xử vụ ly hôn giữa đôi vợ chồng doanh nhân thành đạt là ông Trần Văn Mười và bà Phạm Thị Hương Giang phải hoãn sau 1 ngày tranh cãi căng thẳng về những lô đất tiền tỷ bị bán âm thầm khi tòa đang thụ lý án ly hôn. Ảnh minh họa Ông Trần Văn Mười và bà...