Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) bứt phá dựa trên nội lực bền vững
Từ mức đáy tháng 4 cho đến nay, thị giá cổ phiếu DCM của Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) tăng gần 80%. Sự khởi sắc của mã cổ phiếu này chủ yếu được lý giải là do giá nguyên liệu đầu vào của Công ty sụt giảm, nhưng nội lực doanh nghiệp là yếu tố nền tảng.
Kết quả kinh doanh tăng mạnh
Báo cáo tổng hợp từ các doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho thấy, PVCFC thuộc nhóm có kết quả kinh doanh tích cực và ấn tượng nhất của ngành trong 5 tháng đầu năm 2020.
Cụ thể, tận dụng nguồn nguyên liệu ổn định những tháng đầu năm, PVCFC duy trì tối đa công suất với sản lượng sản xuất đạt 393.730 tấn, bằng 49% kế hoạch năm; tiêu thụ urê đạt 345.630 tấn; phân bón tự doanh đạt 76.330 tấn. Nhờ vậy, tổng doanh thu 5 tháng đạt 2.693 tỷ đồng, bằng 34% kế hoạch năm. Các con số này đều tăng so với cùng kỳ năm trước.
ề cập đến kết quả kinh doanh tích cực của PVCFC, các công ty chứng khoán cho rằng, giá dầu giảm gần 30% so với đầu năm đã kéo giá khí nguyên liệu đầu vào (chiếm tỷ trọng hơn 20% trong cơ cấu của giá vốn) đã tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sử dụng khí đốt làm nguyên liệu như PVCFC.
Trong tài liệu ại hội đồng cổ đông công bố mới đây, PVCFC cũng đề cập đến việc thuận lợi từ giá khí bình quân trong kỳ báo cáo thấp hơn.
Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài, sản xuất, tiêu thụ nông sản bị đình trệ làm giảm nhu cầu phân bón trên thế giới. Bên cạnh đó, thị trường chính là Tây Nam Bộ của PVCFC chịu đợt hạn mặn kỷ lục, thiếu nước để sản xuất nông nghiệp, một số tỉnh tại khu vực ông Nam Bộ và Tây Nguyên đã thông báo khẩn cấp vì hạn hán.
Video đang HOT
Vì vậy, sản lượng sản xuất và tiêu thụ của PVCFC cao hơn cho thấy nỗ lực tự thân của doanh nghiệp là không nhỏ.
Hướng đến nông nghiệp bền vững
Trong khó khăn mới hiểu được lòng nhau, nhưng với PVCFC, đồng hành cùng nông dân, lấy lợi ích của nhà nông làm phương châm hành động, cùng phụng sự sứ mệnh đảm bảo an ninh lương thực luôn là nguyên tắc xuyên suốt, bao trùm mọi hoạt động của doanh nghiệp.
ại diện Công ty cho biết, trong 2 quý đầu năm nay, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn khiến nông dân chuyển sang dùng phân đơn, tuy nhiên nếu không được định hướng, cung cấp đầy đủ kiến thức hỗ trợ, nông dân sẽ dùng các loại phân bón không đủ chất lượng (thành phần công bố) cũng như chọn nhầm các loại phân bón giả, kém chất lượng trên thị trường.
Từ thực tế đó, ngoài việc nỗ lực bán hàng, nhập các sản phẩm chất lượng cao, đủ hàm lượng Kali, Dap…, PVCFC còn tổ chức truyền thông để bà con hiểu được tác hại của việc sử dụng phân bón kém chất lượng, hỗ trợ nông dân sau hạn mặn, tổ chức hội thảo, mô hình trình diễn…
PVCFC cùng với Viện Lúa ồng bằng sông Cửu Long, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật các tỉnh triển khai chương trình canh tác lúa thông minh.
Chương trình này đã giúp nhiều hộ nông dân không bị ảnh hưởng bởi hạn mặn do được cán bộ kỹ thuật kiểm tra độ mặn thường xuyên và canh thời điểm thích hợp để lấy nước vào ruộng, cho năng suất cao.
Hoạt động tư vấn và hướng dẫn kỹ thuật, cách sử dụng phân bón hiệu quả, hỗ trợ kiểm tra độ mặn, khuyến cáo thời điểm thích hợp để lấy nước vào ruộng… cho bà con nông dân bằng hình thức online, offline được PVCFC coi trọng và duy trì thường xuyên.
Các giải pháp được thực hiện đồng bộ, chủ động và quan trọng nhất là đem lại hiệu quả cho nông dân, nhà phân phối đã đem đến kết quả kinh doanh tích cực cho Công ty, sản lượng và tiêu thụ hàng tăng, giảm hàng tồn kho so với cùng kỳ, trong bối cảnh thị trường chung có nhiều khó khăn.
Cho đến thời điểm này, vụ hè thu tại thị trường Tây Nam Bộ đã thực hiện được khoảng 65% và thị trường Campuchia bắt đầu vào chính vụ nên tình hình tiêu thụ của PVCFC được nhận định tiếp tục khởi sắc.
ặc biệt, một tin vui đối với cổ đông chính là nguồn khí. Cơ quan chủ quản của Công ty cho biết sẽ tiếp tục tạo điều kiện cung cấp nguồn nguyên liệu ổn định đến năm 2031 để PVCFC sản xuất ổn định, gia tăng hiệu quả hoạt động.
Từ nay đến cuối năm, các doanh nghiệp phân bón như PVCFC được nhìn nhận đối mặt với nhiều thách thức, đó là giá dầu hồi phục đẩy giá khí tăng, thời tiết nắng nóng ảnh hưởng đến mùa vụ, giá phân bón thế giới đi xuống do nhu cầu thấp, nguồn cung dồi dào…
Tuy nhiên, những kết quả tích cực đạt được trong 5 tháng đầu năm nhờ chuỗi nỗ lực tổng thể của PVCFC đã và sẽ tiếp tục khẳng định sự đúng đắn của chiến lược phát triển bền vững, luôn hành động với sứ mệnh phụng sự và nâng tầm nền nông nghiệp Việt Nam.
Bên cạnh đó, các bất cập của Luật số 71/2014/QH13 không cho phép doanh nghiệp phân bón được khấu trừ thuế VAT được kỳ vọng sẽ sớm được Quốc hội xem xét sửa đổi, để doanh nghiệp phân bón có bức tranh tươi sáng hơn.
DCM: Cổ phiếu có cổ tức ổn định với năng lực tài chính mạnh mẽ
Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, MCK: DCM) là 1 trong 2 nhà sản xuất urê lớn nhất Việt Nam, chiếm khoảng 32% thị phần, có vị trí chiến lược, thương hiệu đáng tin cậy và sản phẩm urê chất lượng cao.
Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới, dẫn đến tăng trưởng nhu cầu urê ổn định 2% hằng năm và đảm bảo sản lượng urê bán ra của DCM khoảng 780.000 tấn.
Báo cáo tài chính quý 1 ghi nhận kết quả khả quan của DCM với sản lượng tiêu thụ gần 200 nghìn tấn; lợi nhuận đạt 91 tỷ đồng, gâp đôi kê hoach năm 2020.
Nhân viên thị trường của DCM giới thiệu sản phẩm cho bà con
Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) nhận định, những rủi ro liên quan đến giá khí đầu vào của DCM sẽ giảm đi từ 6 tháng cuối năm 2020 khi DCM hoàn tất hợp đồng khí đầu vào dài hạn với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Giá dầu Brent quý 1/2020 giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019 kéo theo giá khí đầu vào giảm giúp DCM giảm đáng kể chi phí nguyên liệu khí. Giá dầu đang ở mức thấp sẽ tiếp tục đóng góp vào lợi nhuận của DCM trong những quý 2, quý 3.
Nắm bắt tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường NPK, DCM đầu tư vào nhà máy NPK dự kiến bắt đầu hoạt động vào giữa năm 2020. VCSC dự báo nhà máy này sẽ đem lại lợi nhuận trung bình 98 tỷ đồng mỗi năm cho DCM trong giai đoạn 2021-2024.
VCSC cho rằng, DCM có thể duy trì thanh toán cổ tức tiền mặt ổn định 500-600 đồng/cổ phần (lợi suất 6,5%-7,7%) nhờ năng lực tài chính mạnh mẽ. Định giá của DCM tỏ ra hấp dẫn với dự phóng EV/EBITDA 1,7 lần cho năm 2020.
Trong thời gian tới, kỳ vọng cơ chế giá khí đầu vào mới được xác định rõ ràng hơn, điều chỉnh luật thuế giá trị gia tăng cho phép miễn trừ thuế đầu vào; kế hoạch thoái vốn của Nhà nước còn 51%,... là những điểm cộng cho DCM.
Với nhiều yếu tố tích cực, trong thời gian gần đây, cũng như nhiều cổ phiếu phân bón khác, cổ phiếu DCM đã tăng mạnh từ mức 5.300 đồng vào cuối tháng 3 lên mức 8.460 đồng/cổ phiếu (ngày 29/4), với tổng mức tăng gần 60%, trong đó có 4 phiên tăng trần.
Cổ phiếu tăng phi mã, Đạm Cà Mau (DCM) báo lãi quý 1 giảm một nửa Nếu mục tiêu lãi ròng năm 2020 đạt 52 tỷ đồng được cổ đông thông qua thì ngay quý 1 Đạm Cà Mau (DCM) đã vượt 77% kế hoạch. Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (mã CK: DCM) đã công bố BCTC hợp nhất quý 1/2020. Theo đó doanh thu thuần trong kỳ đạt 1.347 tỷ đồng giảm 7%...