Phân bón Bình Điền (BFC): Kế hoạch lãi trước thuế 153 tỷ đồng năm 2020, tăng 12% so với năm 2019
Năm 2019 Phân bón Bình Điền lãi trước thuế hơn 136 tỷ đồng.
CTCP Phân bón Bình Điền (mã chứng khoán BFC) công bố báo cáo thường niên năm 2019 với nhận định thị trường phân bón trong năm tiếp tục có những khó khăn, cạnh tranh giữa các nhà sản xuất phân bón ngày càng gay gắt. Bên cạnh đó thời tiết không thuận lợi ở các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên cũng như các tỉnh miền Tây đã làm cho hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng khó khăn.Ngoài ra giá cả một số mặt hàng nông sản như cà phê, hồ tiêu, cao su, lúa tiếp tục giảm mạnh so với năm trước nên nông dân đã cắt giảm đầu tư, ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ phân bón trong năm.
Số liệu trên BCTC năm 2019 đã kiểm toán thể hiện, doanh thu thuần năm 2019 đạt 6.132 tỷ đồng, giảm 3,9% so với cùng kỳ. Trong khi đó chi phí các loại tăng mạnh hơn nên lợi nhuận sau thuế thu về còn hơn 99 tỷ đồng, giảm 60,8% so với lợi nhuận đạt được năm 2018. Trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 74 tỷ đồng. EPS đạt 1.165 đồng.
Tổng sản lượng sản xuất trong năm đạt 620.017 tấn, giảm 7,8% so với cùng kỳ. Sản lượng tiêu thụ đạt 614.320 tấn, giảm 7,9% so với cùng kỳ và hoàn thành 95,5% kế hoạch năm.
Với kết quả đạt được, Công ty dự kiến trình Đại hội cổ đông thông qua việc chia cổ tức năm 2019 tỷ lệ 12%.
Video đang HOT
Năm 2020, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty dự báo sẽ còn nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19. Đồng thời ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, chính sách về thuế phòng vệ đối với mặt hàng DAP nhập khẩu, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt… sẽ là những tác động trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Chỉ tiêu cụ thể, Phân Bón Bình Điền đặt kế hoạch gần 6.023 tỷ đồng tổng doanh thu năm 2020, giảm 3,3% so với tổng doanh thu đạt được năm 2019. Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất hơn 153 tỷ đồng, tăng 12,1% so với năm 2019, trong đó lợi nhuận trước thuế của công ty mẹ 102 tỷ đồng.
Về sản lượng, dự kiến lượng sản xuất trong năm đạt 635.495 tấn, tăng 2,5% so với năm 2019 còn sản lượng tiêu thụ dự kiến đạt 630.871 tấn,tăng 2,7% so với năm 2019.
Mạnh Linh
Thép Việt Ý (VIS) lỗ thêm 41 tỷ đồng quý 1, nâng tổng lỗ lũy kế lên 586 tỷ đồng
Đây là quý thứ 8 liên tiếp Thép Việt Ý báo lỗ.
CTCP Thép Việt Ý (mã chứng khoán VIS) công bố báo cáo tài chính quý 1/2020 với doanh thu thuần đạt gần 756 tỷ đồng, giảm 26,5% so với cùng kỳ. Trong khi đó giá vốn xấp xỉ bằng doanh thu nên Thép Việt Ý hầu như không ghi nhận lãi gộp từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Doanh thu giảm, song chi phí tài chính tăng 4,2 tỷ đồng lên mức 25,9 tỷ đồng; chi phí bán hàng tăng hơn gấp đôi, lên 4,8 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 3,8 tỷ đồng lên mức 20,7 tỷ đồng. Trong khi doanh thu tài chính cũng tăng được 5,4 tỷ đồng lên 9,8 tỷ đồng.
Những nguyên nhân trên dẫn đến, quý 1/2020 Thép Việt Ý lỗ 41,7 tỷ đồng, tăng mạnh so với số lỗ 33,6 tỷ đồng ghi nhận trong quý 1 năm ngoái. Đây cũng là quý thứ 8 liên tiếp Thép Việt Ý kinh doanh thua lỗ. Tổng lỗ lũy kế đến 31/3/2020 lên đến 586 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Ban Giám đốc công ty, năm 2019 công ty đã cải thiện được năng suất, hiệu suất, tiêu hao than. Tổng khối lượng sản xuất thép năm 2019 đạt 301.537 tấn, bao gồm 1.959 tấn nhận gia công, giảm 2% so với năm 2018.
Năm 2020 dự báo nhu cầu thép vẫn duy trì ở mức khả quan, song do ảnh dưởng của dịch bệnh Covid-19 lan rộng ra toàn thế giới nên thị trường bất động sản dự kiến còn nhiều khó khăn. Đối với Thép Việt Ý, công ty cũng đặt kế hoạch kinh doanh giảm sút với sản lượng sản xuất thép 322.300 tấn, giảm 4% so với năm 2019, sản lượng thép tiêu thụ dự kiến ở mức 322.300 tấn.
Kế hoạch doanh thu giảm 21% xuống còn 3.634 tỷ đồng và dự kiến sẽ lỗ 65,6 tỷ đồng trong năm 2020. Kế hoạch này sẽ dự kiến trình Đại hội cổ đông thường niên 2020 sắp tới. Với kết quả đạt được quý 1 vừa qua, Thép Viết Ý đã lỗ "được" khoảng 63% kế hoạch năm.
Nam Hà
Phước Hòa lãi hợp nhất quý I đạt 211 tỷ đồng, tăng 88% Công ty ghi nhận 156 tỷ đồng lợi nhuận từ tiền đền bù đất cho dự án khu công nghiệp Nam Tân Uyên. Năm 2020, lợi nhuận từ đền bù đất dự kiến là 860 tỷ đồng và thanh lý cây cao su là 100 tỷ đồng. Cao su Phước Hòa (HoSE: PHR) công bố BCTC hợp nhất quý I với doanh thu...