Bộ Y tế hôm nay tiếp tục phân bổ 54.000 lọ thuốc remdesivir, tập trung chủ yếu cho các cơ sở điều trị Covid-19 tại TP HCM.
Đây là lần phân bổ thứ 5 thuốc remdesivir điều trị Covid-19, nâng tổng số thuốc này đã phân bổ lên hơn 227.680 lọ. Số thuốc đã phân bổ này nằm trong số 500.000 lọ thuốc remdesivir do Tập đoàn Vingroup mua tặng Bộ Y tế phục vụ điều trị bệnh nhân Covid-19.
Trao đổi với VnExpress , đại diện doanh nghiệp cho biết tính đến nay đã có 460.000 lọ thuốc remdesivir về Việt Nam. 227.680 lọ đã được Bộ Y tế phân bổ, số còn lại đang được bảo quản, đợi phân bổ tiếp. Số thuốc còn lại cũng sẽ tiếp tục về trong thời gian tới.
Remdesivir là thuốc kháng virus, được Mỹ phê duyệt khẩn cấp tháng 10/2020 để điều trị bệnh nhân Covid-19. Remdesivir có tác dụng rút ngắn thời gian hồi phục và giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân diễn tiến nặng. Thuốc đã được 50 quốc gia như Mỹ, EU, Australia, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ… đưa vào phác đồ điều trị từ tháng 5/2020.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, thuốc được chỉ định cho người bệnh Covid-19 điều trị nội trú tại bệnh viện có suy hô hấp phải thở oxy, thở HFNC, hoặc thở máy không xâm nhập. Thời điểm dùng thuốc là trong vòng 10 ngày đầu từ khi khởi phát bệnh.
Thuốc được dùng cho cả người lớn và trẻ em, dựa theo tuổi và cân nặng, song thận trọng sử dụng với phụ nữ có thai và cho con bú… Đặc biệt, không truyền remdesivir cùng lúc với các thuốc khác.
Việt Nam cũng chính thức đưa một loại thuốc kháng virus mới vào điều trị Covid-19 là molnupiravir. Khác với remdersivir, molnupiravir là thuốc viên dùng theo đường uống, dành điều trị F0 triệu chứng nhẹ cách ly tại nhà, sử dụng trong 5 ngày đầu.
TP HCM hôm nay cũng đề xuất xem xét bổ sung 2 thuốc (reamberin và cytoflavin) vào phác đồ điều trị cho F0. Đây là thuốc dự kiến được viện trợ của Công ty Polysan (Nga) phục vụ phòng chống Covid-19 tại TP HCM. Trong đó, thuốc reamberin được chỉ định giảm oxy huyết và giải độc trong các trường hợp ngộ độc cấp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Còn thuốc cytoflavin chỉ định phòng chống đột quỵ thiếu máu cục giai đoạn cấp.
Tin mới nhất
Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này
20:01:48 18/11/2024
Đây cũng là một loại thuốc cần tránh uống rượu bởi rượu có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp nguy hiểm. Ngoài ra, còn có nguy cơ mắc các triệu chứng như huyết áp thay đổi đột ngột, nhịp tim nhanh, đau đầu và buồn nôn.
Hà Nội: Số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng, số ca sốt xuất huyết vẫn ở mức cao
19:23:08 18/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ.
Những loại tỏi không nên mua
11:09:16 18/11/2024
Tỏi nảy mầm không độc hại nhưng không còn nhiều allicin hoạt chất chính mang lại các lợi ích sức khỏe như kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch. Do đó nếu thấy có mầm màu xanh lá cây nhô lên từ tép tỏi, bạn đừng nên mua.
Những triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi
11:03:26 18/11/2024
Xuất hiện sau 3 ngày tuổi. Viêm phổi sơ sinh muộn thường là nhiễm trùng bệnh viện và xảy ra thường nhất ở những trẻ sơ sinh được thông khí, mặc dù nhiễm khuẩn từ đường máu cũng có thể xảy ra.
5 dấu hiệu cho thấy cơ thể cần bổ sung chất dinh dưỡng
07:14:17 17/11/2024
Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu vitamin D3 hoặc canxi. Canxi giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, trong khi vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi từ các thực phẩm như sữa, cá mòi và rau lá xanh.
Ăn quá nhiều đồ ăn vặt kém dinh dưỡng, cậu bé 12 tuổi bị mất thị lực vĩnh viễn
15:38:55 16/11/2024
Tuy nhiên, thị lực của cậu bé bắt đầu suy giảm nhanh chóng trong vòng 6 tuần, cậu bé chỉ có thể di chuyển xung quanh nếu bố mẹ giúp cậu vượt qua chướng ngại vật. Sau đó, vào một đêm, cậu bé thức dậy và hét lên rằng mình không nhìn thấy ...
Ghi nhận thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm ở tỉnh Bình Định
05:47:04 16/11/2024
Theo người nhà, lúc phát bệnh, ông T.V.T sốt cao, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, ho nhiều, khò khè, người nhà tự mua thuốc điều trị (không rõ loại thuốc) nhưng không đỡ, sau đó mới đưa bệnh nhân nhập viện điều trị./.
Hội chứng mẫn cảm ở phụ nữ mang thai
05:45:07 16/11/2024
Khi mẹ bầu cảm thấy vui lúc chồng đi làm về, hoặc khi con nghe thấy tiếng của bố, chúng ta có để ý rằng con cũng sẽ phản ứng lại bằng những cử động trong tử cung.
Người đàn ông nhập viện sau bữa cơm với loài hoa kịch độc
05:39:56 16/11/2024
Loại cây này thường được trồng làm cảnh. Tuy nhiên, tất cả bộ phận của loài hoa này đều chứa độc tố, có thể gây ngộ độc cho người tiếp xúc.
Dấu hiệu chứng tỏ bạn nhiễm giun đường ruột
05:35:02 16/11/2024
Bạn có thể gặp các triệu chứng tiêu hóa như khó chịu ở dạ dày và tiêu chảy nếu bạn bị ký sinh trùng đường ruột. Hầu hết trường hợp nhiễm giun đường ruột chỉ lây nhiễm nhẹ và dễ dàng chữa khỏi bằng thuốc.
Số ca chết não hiến mô, tạng đạt mức kỷ lục
05:30:44 16/11/2024
Đến nay, đã có 4 ca chết não là người Quảng Ninh hiến tạng. Một người chết não hiến tạng, có thể lấy được 20 mô, tạng cứu nhiều người bệnh hiểm nghèo.
Đau lưng kéo dài cảnh giác với viêm cột sống dính khớp
05:25:24 16/11/2024
Bên cạnh điều trị thuốc, các biện pháp điều trị không dùng thuốc góp phần quan trọng và không thể thiếu trong bệnh lý viêm cột sống dính khớp.