Phân bổ, sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị bổ sung số tăng thu ngân sách nhà nước năm 2019 là 139.774 tỷ đồng vào dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2019.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 936/NQ-UBTVQH14 về việc bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2019 và phân bổ, sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2019.
Theo Nghị quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị bổ sung số tăng thu ngân sách nhà nước năm 2019 là 139.774 tỷ đồng vào dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2019, bao gồm: tăng thu ngân sách Trung ương là 33.731 tỷ đồng, tăng thu ngân sách địa phương là 106.043 tỷ đồng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị phân bổ, sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2019 là 49.112 tỷ đồng, bao gồm: tăng thu là 32.212 tỷ đồng (không bao gồm số tăng thu viện trợ được chi cho mục tiêu cụ thể), tiết kiệm chi là 16.900 tỷ đồng, để thực hiện các nhiệm vụ.
Video đang HOT
Cụ thể, dành nguồn thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII) về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp: 12.880 tỷ đồng.
Thưởng vượt thu cho các địa phương có số thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương vượt dự toán: 357,8 tỷ đồng, gồm: tỉnh Quảng Ninh 14,4 tỷ đồng, thành phố Hải Phòng 199,2 tỷ đồng, tỉnh Hải Dương 0,3 tỷ đồng, tỉnh Bắc Ninh 9,6 tỷ đồng, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 131,5 tỷ đồng và thành phố Cần Thơ 2,8 tỷ đồng.
Hỗ trợ đầu tư trở lại theo cơ chế tài chính đặc thù đối với thành phố Hải Phòng: 1.750 tỷ đồng.
Thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19: 20.000 tỷ đồng theo quy định của Chính phủ.
Số còn lại 14.124,2 tỷ đồng để bù hụt thu ngân sách Trung ương năm 2020 và thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách trong phát triển kinh tế- xã hội năm 2020.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Chính phủ phân bổ cụ thể kinh phí hỗ trợ các địa phương để thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; kinh phí 14.124,2 tỷ đồng để bù hụt thu ngân sách Trung ương năm 2020 và thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách trong phát triển kinh tế-xã hội năm 2020 theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công, các Nghị quyết của Quốc hội, pháp luật có liên quan.
Chính phủ báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất về kết quả phân bổ, sử dụng số tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2019; chỉ đạo các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương có liên quan triển khai thực hiện, quản lý việc sử dụng vốn đúng mục đích và đạt hiệu quả cao./.
Agribank sẽ được tăng vốn tối đa 3.500 tỷ đồng
Việc cấp bổ sung vốn điều lệ cho Agribank từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2019.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ tháng 4/2020, Chính phủ đã thống nhất về phương án bố trí nguồn ngân sách nhà nước tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).
Cụ thể, việc cấp bổ sung vốn điều lệ cho Agribank từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2019. Mức bổ sung vốn điều lệ tương ứng với số lợi nhuận sau thuế thực nộp ngân sách nhà nước năm 2020 của Agribank, tối đa không quá 3.500 tỷ đồng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) được giao tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, hoàn thiện tờ trình về việc tăng vốn điều lệ cho Agribank bằng nguồn ngân sách nhà nước theo đúng ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị tại văn bản số 11047-CV/VPTW ngày 25/11/2019 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 3529/VPCP-KTTH ngày 30/11/2019.
Trong đó, nội dung tờ trình bao gồm đề xuất Quốc hội cho phép bổ sung dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2020 để bổ sung vốn điều lệ cho Agribank từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2019 tương ứng với số lợi nhuận sau thuế thực nộp ngân sách nhà nước năm 2020 của Agribank, tối đa không quá 3.500 tỷ đồng. NHNN gửi đầy đủ hồ sơ, tài liệu đến Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội theo quy định và chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung và số liệu báo cáo.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký báo cáo, trình bày và giải trình trước Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội theo quy định.
Tính đến hết năm 2019, tổng tài sản của Agribank đạt trên 1,45 triệu tỷ đồng, nguồn vốn đạt trên 1,34 triệu tỷ đồng; tổng dư nợ và đầu tư đạt trên 1,3 triệu tỷ đồng (trong đó cho vay nền kinh tế đạt trên 1,12 triệu tỷ đồng).
Agribank cho biết dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn luôn chiếm tỷ trọng trên 70%/tổng dư nợ. Vốn tín dụng Agribank chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ gần 2 triệu tỷ đồng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam./.
Đến 30/4, đã giải ngân hơn 81,6 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư Theo số liệu mới nhất từ Kho bạc Nhà nước (KBNN), ước tính đến ngày 30/4, lũy kế vốn đầu tư giải ngân thuộc kế hoạch năm 2020 là hơn 81.646 tỷ đồng, đạt 18,2% kế hoạch Thủ tướng giao kiểm soát chi qua KBNN. Ảnh chỉ mang tính minh họa: Tường Lâm Trong đó, số vốn trong nước giải ngân là 77.688...