Phân biệt sự khác nhau giữa Sunroof và Moonroof
Vì sao đã có khái niệm cửa sổ trời Sunroof, người ta còn khai sinh thêm Moonroof? Sự khác nhau giữa hai khái niệm này như thế nào?
Cửa sổ trời ngày nay là một trong những trang bị rất phổ biến trên ô tô, dần xuất hiện trên cả các mẫu xe phổ thông rẻ tiền chứ không còn là một tính năng cao cấp như trước. Cửa sổ trời có nhiều loại và cũng có nhiều tên gọi khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là 2 khái niệm Sunroof và Moonroof đang bị nhiều người nhầm lẫn.
Công dụng của cửa sổ trời trên ô tô
Sunroof xuất hiện lần đầu vào những năm 30 của thế kỷ trước với nhiệm vụ chính là lấy ánh sáng và không khí trong lành vào trong khoang cabin. Khác với việc mở kính cửa bên, việc mở sunroof giảm thiểu đáng kể tiếng ồn từ bên ngoài và cũng không làm người ngồi trong xe bị gió thổi vào tóc gây khó chịu.
Cửa sổ trời giúp không gian trong xe thoáng đãng, dễ chịu hơn cho hành khách
Ngoài ra, ai cũng biết nguyên tắc lưu thông của không khí: “Khí nóng ở trên, khí lạnh ở dưới” nên trong khoang nội thất, toàn bộ khí nóng, hơi người sẽ tích tụ ở phía trên trần xe (ngay đầu người ngồi). Điều này gây ra không ít khó chịu cho người ngồi bên trong, nếu mở sunroof ra sẽ giúp giải phóng lượng khí này, hành khách bên trong sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, chức năng chỉ mở 1 phần phía sau sunroof đặc biệt bổ ích trong trường hợp đậu xe lâu ngoài nắng: khoang nội thất ít nóng hơn nhưng vẫn đảm bảo an ninh và không sợ những cơn mưa không quá lớn do phần đuôi sunroof là phần cao nhất của mui xe.
Sự khác nhau giữa Sunroof mà Moonroof
Đến năm 1970, Ford là hãng xe đầu tiên tạo ra Moonroof và nó dần trở nên cực kỳ phổ biến. Hiện nay xe được trang bị Moonroof nhiều hơn so với xe được trang bị Sunroof. Ban đầu, người ta phân biệt moonroof và sunroof qua vật liệu chế tạo. Nếu như sunroof thường sử dụng kim loại hoặc cùng chất liệu cấu tạo mui xe thì moonroof lại sử dụng kính.
Video đang HOT
Sunroof ban đầu được làm bằng kim loại
Sau đó, vì ưu điểm về khả năng truyền sáng mà không cần mở ra nên người ta chuyển dần sang dùng thủy tinh cho tất cả các loại “cửa sổ trời”. Người ta lại phân biệt sunroof và moonroof qua cách vận hành của nó. Sunroof sẽ có cách mở lên trên, tách biệt với trần xe trong khi moonroof khi mở sẽ chạy vào bên dưới trần xe.
Cũng có một số ý kiến cho rằng, moonroof chỉ có thể mở được 1 phần sau như một số xe nhỏ. Ví dụ như trên xe Volkswagen Sicrocco hoặc Moonroof là loại trần xe bằng kính nhưng không thể mở ra được, giống như cách chế tạo của mẫu Range Rover Evoque.
Moonroof được định nghĩa là kiểu cửa sổ trời trượt vào trong phần mui
Kiểu mở cửa sổ trời tách biệt khỏi phần mui của Sunroof
Do có quá nhiều định nghĩa khác nhau về Moonroof nên hiện tại khái niệm phổ biến nhất vẫn là cửa sổ trời Sunroof, nay nó còn được kết hợp với cửa sổ trời Panorama hiện cũng đang dần được phổ biến trên nhiều loại xe.
Theo Thanhnien
Cửa sổ trời trên ôtô, nỗi ám ảnh ngày nắng nóng kỷ lục
Cửa sổ trời có tác dụng giúp không gian nội thất thêm sang trọng, thoáng đãng. Tuy nhiên vào những ngày thời tiết nắng nóng, bộ phận này trở thành nỗi ám ảnh cho người đi ôtô.
Cửa sổ trời không chỉ có trên những mẫu xe sang mà đang trở thành tính năng phổ biến trên nhiều dòng xe phổ thông, đặc biệt là trên những bản cao cấp. Cửa sổ trời cũng trở thành tính năng tiện nghi thường được đem ra so sánh giữa các mẫu xe.
Bên cạnh cửa sổ trời tiêu chuẩn thường rộng gần 1/2 phần nóc xe, thì cửa sổ trời toàn cảnh đang được coi là tùy chọn cao cấp, rộng gần như toàn bộ phần nóc xe.
Những tác dụng của cửa sổ trời
Cửa sổ trời giúp mang đến cảm giác thoáng đãng trong khoang cabin. Việc trang bị cửa sổ trời của một số mẫu xe cũng giúp trong xe nhận được nhiều ánh sáng tự nhiên hơn hoặc hứng gió trời khi đi du lịch. Điều này khiến chiếc xe thêm phần thẩm mỹ và tiện nghi. Tuy nhiên ở những khu vực đô thị đông đúc và ô nhiễm, cửa sổ trời thường hiếm khi được sử dụng.
Cửa sổ trời giúp không gian nội thêm sang trọng và thoáng đãng. Ảnh: Ngọc Tuấn.
Cửa sổ trời cũng có thể là một lối thoát hiểm trong những tình huống khẩn cấp. Nếu không may xe bị rơi xuống nước sâu hoặc lật ngang, hành khách có thể thoát ra ngoài bằng lối này.
Nỗi ám ảnh ngày nắng nóng
Tuy nhiên trong những ngày nắng nóng kỷ lục đang xảy ra tại hầu hết vùng miền trên cả nước, cửa sổ trời lộ không ít nhược điểm. Cửa sổ trời không có khả năng chắn nắng nóng tốt như nóc xe thông thường, do vậy cabin xe sẽ dễ nóng nực hơn nhiều so với các xe có phần mui truyền thống.
Cụ thể hơn, cửa sổ trời là một tấm kính lớn, bên trong là tấm bạt mỏng làm từ vải, hoặc tốt hơn là một tấm chắn dày làm từ xốp bọc vải. Khả năng chắn nắng nóng của cửa sổ trời do vậy kém hơn so với nóc xe thông thường. Ở những mẫu xe sử dụng cửa sổ trời toàn cảnh, cái nóng còn tỏ ra dữ dội hơn.
Chiếc Audi A8 được che chắn bằng ô trong thời tiết 40 độ C ở Hà Nội. Ảnh: Việt Linh.
Khi chạy xe dưới trời nắng nóng, dù đã đóng tất cả các tấm che của cửa sổ trời, người bên trong xe vẫn không hề dễ chịu khi hơi nóng phả từ trên đầu xuống. Điều này không xảy ra với những chiếc xe không được trang bị cửa sổ trời.
Nhiệt độ cabin trong xe sẽ càng nóng hơn nữa nếu người dùng đỗ xe ngoài trời ở giữa trưa và đóng kín các cửa. Khả năng chắn nắng nóng kém hơn khiến các mẫu xe sử dụng cửa sổ trời tiếp tục chịu thiệt thòi, khiến cabin xe không khác gì lò lửa mỗi khi bước vào. Đối với những mẫu xe có màu sơn đen kết hợp với cửa sổ trời, nhiệt độ bên trong xe còn khủng khiếp hơn.
Thêm rèm, thêm nóc che nắng cho cửa sổ trời
Chọn mua xe có cửa sổ trời để tăng tiện nghi, nhưng người sử dụng lại nhận được những bất tiện không hề dễ chịu, và cuối cùng phải tìm cách để khắc phục bằng nhiều cách.
Để hạn chế tình trạng cabin nóng bức trên những mẫu xe có cửa sổ trời, tốt nhất người dùng nên hạn chế đỗ xe dưới ánh nắng gay gắt. Nếu bắt buộc phải đỗ xe dưới nắng, nên trang bị bạt phủ xe hoặc tốt hơn là các loại ô dù chuyên dụng dùng cho ôtô.
Bạt phủ xe gọn gàng hơn và dễ mang theo hơn, nhưng lâu ngày có thể ảnh hưởng tới lớp sơn của xe do bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ quá nóng. Trong khi đó, ô dù chuyên dụng che nắng hiệu quả hơn, nhưng có thể bị lấy trộm nếu đỗ xe ở nơi không có người trông giữ.
Người dùng có thể dán thêm phim cách nhiệt lên phần kính của cửa sổ trời, giúp giảm phần nào nhiệt độ cũng như ánh nắng chiếu thẳng vào trong xe. Nên chọn loại phim cách nhiệt của những thương hiệu uy tín để đảm bảo khả năng cách nhiệt, chắn nắng, ngăn tia cực tím cũng như độ bền của sản phẩm.
Người dùng có thể gắn thêm bìa cách nhiệt trên cửa sổ trời để hạn chế tình trạng nóng nực trong cabin.
Ngoài ra, người dùng cũng có thể tự trang bị thêm lớp bảo vệ cho trần xe bằng cách gắn thêm các tấm bìa che nắng lên cửa sổ trời. Loại bìa này được bán rất phổ biến với chi phí tương đối rẻ so với việc dán phim cách nhiệt, và hiệu quả chắn nắng nóng tương đối tốt, dù mất đi tính thẩm mỹ của cửa sổ trời, thứ mà nhiều người yêu thích khi lựa chọn.
Trên thế giới, cửa sổ trời vẫn là một trang bị đáng giá, giúp xe thời trang hơn, tạo không gian thoáng đãng hơn, đón ánh sáng mặt trời nhiều hơn và gần gũi hơn với thiên nhiên. Tuy nhiên với điều kiện khí hậu có những thời điểm nắng nóng khủng khiếp như ở Việt Nam, cộng với giao thông đông đúc ở các đô thị lớn, cửa sổ trời không phát huy được nhiều tác dụng. Người dùng nên cân nhắc liệu có nên mua những mẫu xe có cửa sổ trời hay không.
Theo zing.vn
Hướng dẫn tự bảo dưỡng cửa sổ trời ô tô tại nhà đúng cách Hiện tượng xe có cửa sổ trời bị thấm nước vào trần xe khi trời mưa tương đối phổ biến, khi chủ xe không chú ý bảo dưỡng bộ phận này đúng cách. Hỏi: Tôi đang sử dụng một chiếc xe có cửa sổ trời. Hôm trước mưa lớn, tôi phát hiện có nước ở phía trần xe. Xin hỏi có phải do...