Phân biệt nhiễm trùng tiết niệu và nhiễm trùng nấm vùng sinh dục
Nếu cảm thấy khó chịu ở vùng sinh dục hoặc khi đi tiểu, có thể đó là dấu hiệu bị nhiễm trùng. Hai loại nhiễm trùng thường ảnh hưởng đến vùng sinh dục là nhiễm trùng tiết niệu và nhiễm trùng nấm.
Nhiễm trùng tiết niệu (nhiễm trùng tiểu) và nhiễm trùng nấm thường xảy ra ở phụ nữ, nhưng nam giới cũng có thể mắc. Mặc dù cả hai loại nhiễm trùng là tình trạng khác nhau, nhưng một số triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp phòng ngừa tương tự nhau và đều nên đến gặp bác sĩ để điều trị. Mặc dù nhiễm trùng tiết niệu và nhiễm trùng nấm rất khác nhau, nhưng có thể mắc cùng lúc hai tình trạng.
1. Triệu chứng và nguyên nhân nhiễm trùng tiết niệu và nhiễm trùng nấm
Nhiễm trùng tiết niệu và nhiễm trùng nấm là hai bệnh nhiễm trùng khác nhau nhưng các triệu chứng có thể ở cùng vùng sinh dục.
1.1 Nhiễm trùng tiết niệu
Các triệu chứng nhiễm trùng tiết niệu thường ảnh hưởng đến việc đi tiểu. Chúng có thể gây ra cảm giác nóng rát khi đi tiểu hoặc có thể cảm thấy cần phải đi tiểu thường xuyên hơn bình thường, ngay cả khi không thực sự phải đi tiểu. Tiểu đêm nhiều, nước tiểu đổi màu hoặc đục, có thể có máu đỏ hoặc hồng, nước tiểu có mùi hôi, sốt hoặc ớn lạnh, nôn mửa hoặc buồn nôn, tất cả đều có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. Đau hoặc cảm giác áp lực ở bụng dưới, lưng và hai bên. Đau ở xương chậu, đặc biệt nếu là phụ nữ.
Nhiễm trùng tiết niệu xảy ra khi bị vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống tiết niệu. Hệ thống tiết niệu gồm thận, niệu quản, bọng đái, niệu đạo.
Hình ảnh nhiễm trùng tiết niệu.
Nhiễm trùng tiết niệu không chỉ do quan hệ tình dục gây ra mà một số điều có thể khiến vi khuẩn tích tụ trong niệu đạo và dẫn đến nhiễm trùng tiểu bao gồm: tiếp xúc với phân chứa vi khuẩn, chẳng hạn như E. Coli; tiếp xúc với lây truyền qua đường tình dục; sử dụng chất diệt tinh trùng và màng ngăn trong quan hệ tình dục, không làm rỗng bàng quang thường xuyên do nhịn đi tiểu thường xuyên.
1.2 Nhiễm trùng nấm
Các triệu chứng nhiễm trùng nấm có thể bao gồm đau khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục, ngứa ở khu vực bị ảnh hưởng (chẳng hạn như âm đạo và âm hộ), sưng tấy ở khu vực bị ảnh hưởng (đối với nhiễm trùng nấm âm đạo, sẽ ở âm đạo và âm hộ), đau ở vùng bị ảnh hưởng, tiết dịch âm đạo bất thường, thường không có mùi, đặc và có màu trắng đục (đối với nhiễm trùng nấm âm đạo).
Nhiễm trùng nấm xảy ra khi có quá nhiều loại nấm Candida tích tụ ở vùng ẩm trên da, gây nhiễm trùng. Có thể bị tình trạng này ngay cả khi bạn không hoạt động tình dục. Một số nguyên nhân gây ra nhiễm trùng nấm âm đạo bao gồm:
Những thay đổi đối với hệ thống miễn dịch do căng thẳng, bệnh tật, mang thai và các yếu tố khácThuốc, kiểm soát sinh sản, kháng sinh và steroidKích thích tốLượng đường trong máu cao (do quản lý bệnh đái tháo đường kém)Mặc đồ lót và quần bó sát hoặc âm đạo bị ẩm ướt
2. Nhiễm trùng tiết niệu và nhiễm trùng nấm phổ biến như thế nào?
Nhiễm trùng nấm Candida ở âm đạo.
Nhiễm trùng tiết niệu phổ biến với 10/25 phụ nữ và 3/25 nam giới trong suốt cuộc đời. Phụ nữ bị nhiễm trùng tiết niệu thường gặp hơn nam giới vì niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn nam giới và gần âm đạo và hậu môn hơn, dẫn đến việc tiếp xúc với vi khuẩn nhiều hơn.
Có thể có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng tiết niệu nếu đang hoạt động tình dục, đang mang thai, hiện đang sử dụng hoặc đã sử dụng kháng sinh, béo phì, đã trải qua thời kỳ mãn kinh, đã sinh nhiều con, bị bệnh đái tháo đường, có hoặc đã bị sỏi thận hoặc tắc nghẽn khác trong đường tiết niệu, hệ thống miễn dịch suy yếu.
Phụ nữ bị nhiễm trùng nấm thường xuyên hơn nam giới và khoảng 75% phụ nữ sẽ bị nhiễm trùng nấm trong đời. Nhiễm trùng nấm thường xảy ra ở âm đạo và âm hộ, nhưng cũng có thể bị nhiễm trùng nấm men ở vú nếu đang cho con bú và ở những vùng ẩm ướt khác của cơ thể, chẳng hạn như miệng. Nhiễm trùng nấm âm đạo không phải là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, nhưng trong một số trường hợp hiếm hoi, có thể truyền bệnh cho bạn tình khi quan hệ tình dục.
Video đang HOT
Nguy cơ nhiễm nấm âm đạo tăng lên nếu đang ở giữa tuổi dậy thì và mãn kinh, có thai, sử dụng biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố, bị đái tháo đường và không kiểm soát được lượng đường trong máu cao một cách hiệu quả, đang sử dụng hoặc gần đây đã sử dụng thuốc kháng sinh hoặc steroid, thụt rửa sâu vào âm đạo, hệ thống miễn dịch kém.
3. Khi nào nên gặp bác sĩ?
Kihi bị nhiễm trùng tiết niệu và nhiễm trùng nấm nên đi khám để chẩn đoán và điều trị đúng triệu chứng.
Cả nhiễm trùng tiết niệu và nhiễm trùng nấm đều cần được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán để ngăn bệnh trở nên tồi tệ hơn. Nhiễm trùng tiết niệu không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng thận nghiêm trọng hơn. Nhiễm trùng nấm cũng có thể nghiêm trọng hơn hoặc các triệu chứng thực sự có thể là do một tình trạng khác, chẳng hạn như nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
4. Chẩn đoán nhiễm trùng tiết niệu và nhiễm trùng nấm
5. Điều trị nhiễm trùng tiết niệu và nhiễm trùng nấm
Cả nhiễm trùng tiết niệu và nhiễm trùng nấm đều có thể điều trị được dễ dàng. Thuốc kháng sinh được dùng cho nhiễm trùng tiết niệu để giảm bớt các triệu chứng trong vài ngày. Uống đủ liều kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng tiết niệu quay trở lại. Ngoài ra, nhiễm trùng tiết niệu cũng được điều trị bằng các loại thuốc khác không dựa trên kháng sinh.
Nhiễm trùng nấm dùng thuốc chống nấm. Những loại thuốc này có thể được kê đơn hoặc mua không cần đơn và có sẵn trong nhiều phương pháp điều trị. Có thể dùng thuốc uống, thuốc bôi hoặc thậm chí đặt thuốc đặt. Thời gian điều trị khác nhau và có thể dao động từ một liều đến nhiều liều trong thời gian một tuần. Cũng giống như nhiễm trùng tiết niệu, người bị nấm nên dùng thuốc điều trị theo khuyến cáo để ngăn tình trạng tái phát.
Khi bị nhiễm trùng tiết niệu và nhiễm trùng nấm tái phát cần được điều trị tích cực hơn. Bác sĩ sẽ tư vấn những phương pháp điều trị này nếu bạn bị bội nhiễm trong một thời gian ngắn.
6. Ngăn ngừa nhiễm trùng tiết niệu và nhiễm trùng nấm men
Để phòng tránh nhiễm trùng nấm nên tắm dưới vòi sen bằng nước ấm.
Có thể ngăn ngừa cả nhiễm trùng tiết niệu và nhiễm trùng nấm bằng cách thực hành vệ sinh tốt. Dưới đây là một số mẹo phòng ngừa:
Lau từ trước ra sau sau khi đi tiêu, tiểu.Mặc đồ lót bằng vải cotton. Không mặc đồ ẩm ướt.Tránh mặc quần áo bó sát xung quanh khu vực bộ phận sinh dục.Không thụt rửa hoặc sử dụng thuốc xịt hoặc khử mùi âm đạo gần bộ phận sinh dục.Tránh các sản phẩm vệ sinh phụ nữ có mùi thơm.
Phòng ngừa hơn nữa nhiễm trùng tiết niệu bao gồm
Vệ sinh sạch sẽ cơ thể, đặc biết là vùng sinh dụcThường xuyên uống nhiều nướcĐi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục Có thể giảm khả năng mắc bệnh nhiễm trùng nấm nếu:Nên tắm dưới vòi sen và tránh tắm bồn tắmThay đổi các sản phẩm vệ sinh phụ nữ thường xuyên
Kiểm soát lượng đường trong máu nếu bị đái tháo đường.
Cả nhiễm trùng tiết niệu và nhiễm trùng nấm đều phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Có nhiều cách để ngăn chặn những tình trạng này xảy ra. Cần đi khám bác sĩ ngay nếu nghi ngờ mình bị nhiễm trùng tiết niệu hoặc nhiễm trùng nấm men. Bác sĩ có thể sử dụng các xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng của bạn và đưa ra phác đồ điều trị ngay lập tức.
Tiết dịch âm đạo bất thường: Dấu hiệu, nguyên nhân và điều trị
Dịch tiết âm đạo bất thường có thể khác nhau về màu sắc, độ đặc, lượng và đôi khi có thể kèm theo mùi khó chịu từ âm đạo. Điều này thường cho thấy sự hiện diện của nhiễm trùng âm đạo.
Dịch âm đạo là một chất lỏng hoặc chất bán rắn chảy ra từ cửa âm đạo. Hầu hết phụ nữ đều tiết dịch âm đạo ở một mức độ nào đó, và một lượng nhỏ dịch tiết âm đạo phản ánh quá trình làm sạch bình thường của cơ thể. Số lượng và loại dịch tiết âm đạo cũng khác nhau ở phụ nữ và theo chu kỳ kinh nguyệt.
Sự thay đổi trong dịch tiết âm đạo (chẳng hạn như có mùi hoặc màu bất thường hoặc tăng số lượng), hoặc sự xuất hiện của dịch tiết âm đạo kèm theo kích ứng hoặc các triệu chứng khó chịu khác, có thể báo hiệu cơ thể đang bị nhiễm trùng.
Dịch tiết là cách cơ thể bạn làm sạch âm đạo và thông thường không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu dịch tiết của bạn có mùi hoặc có vẻ bất thường, đôi khi nó có thể cho thấy có điều gì đó không ổn. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên chú ý đến những thứ bên trong quần lót của mình và xử lý ngay từ đầu những nguy cơ nhiễm trùng tiềm ẩn.
TS. Nguyễn Mai Hoàng
Dịch âm đạo là một hiện tượng bình thường của phụ nữ. Nó giúp duy trì ổn định môi trường sinh dục, khi dịch âm đạo có dấu hiệu bất thường báo hiệu một căn bệnh nào đó của phụ nữ.
1. Nguyên nhân gây tiết dịch âm đạo bất thường
Thành âm đạo và cổ tử cung chứa các tuyến sản xuất một lượng nhỏ chất lỏng giúp giữ cho âm đạo sạch sẽ. Dịch tiết âm đạo bình thường này thường có màu trong hoặc trắng sữa và không có mùi khó chịu.
Một số bệnh nhiễm trùng khác nhau có thể gây ra sự thay đổi về số lượng, độ đặc, màu sắc hoặc mùi của dịch tiết âm đạo.
- Viêm âm đạo do vi khuẩn - một tình trạng phát triển quá mức gây mất cân bằng hệ vi khuẩn âm đạo là một nguyên nhân phổ biến gây ra dịch âm đạo bất thường.
- Nhiễm trùng nấm men(Candida) xảy ra khi có sự phát triển quá mức của nấm men trong âm đạo, thường do sử dụng kháng sinh hoặc các yếu tố khác ảnh hưởng đến sự cân bằng tự nhiên của vi khuẩn trong khu vực âm đạo.
- Các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như nhiễm trùng roi Trichomonas, bệnh lậu và Chlamydia đều có thể gây tiết dịch âm đạo.
Nhiều nguyên nhân khiến dịch tiết âm đạo có thể tái phát sau khi điều trị thành công.
Tiết dịch âm đạo có thể kết hợp với các triệu chứng khác như nóng rát hoặc ngứa.
2. Những dấu hiệu và triệu chứng của tiết dịch âm đạo bất thường
Dịch âm đạo có thể có màu từ trong đến xám, vàng, xanh hoặc trắng sữa và có thể có mùi khó chịu. Các triệu chứng và đặc điểm của tiết dịch âm đạo phụ thuộc vào tình trạng cụ thể là nguyên nhân gây ra tiết dịch.
- Viêm âm đạo do vi khuẩn: Không phải tất cả phụ nữ bị viêm âm đạo do vi khuẩn đều có các triệu chứng, nhưng viêm âm đạo do vi khuẩn thường tiết dịch loãng và có màu trắng xám. Nó thường kèm theo mùi hôi, tanh.
- Nhiễm trùng roi Trichomonas: Nhiễm trùng roi Trichomonas khiến dịch tiết âm đạo có bọt, màu vàng xanh và có mùi nặng. Các triệu chứng liên quan có thể bao gồm khó chịu khi giao hợp và đi tiểu, cũng như ngứa ngáy vùng kín ở phụ nữ.
- Bệnh lậu: Bệnh lậu có thể không gây ra các triệu chứng ở một nửa số phụ nữ bị nhiễm bệnh, nhưng nó cũng có thể gây đau rát khi đi tiểu hoặc đi tiểu thường xuyên, tiết dịch âm đạo màu vàng, tấy đỏ và sưng tấy bộ phận sinh dục, nóng rát hoặc ngứa vùng âm đạo.
- Chlamydia: Giống như bệnh lậu, nhiễm Chlamydia có thể không gây ra các triệu chứng ở nhiều phụ nữ. Những người khác có thể bị tăng tiết dịch âm đạo cũng như các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu nếu lan ra niệu đạo.
- Nhiễm nấm âm đạo: Nhiễm nấm âm đạo thường đi kèm với dịch âm đạo đặc, màu trắng có thể có kết cấu như pho mát. Dịch tiết nói chung là không mùi. Các triệu chứng khác có thể bao gồm nóng rát, đau và đau khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục.
Bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế bất cứ khi nào bạn có thay đổi về đặc điểm (màu sắc, mùi, độ đặc) hoặc lượng dịch tiết âm đạo hoặc nếu bạn có các triệu chứng khác như đau, rát hoặc ngứa vùng âm đạo.
Nhiễm nấm men Candida là một trong những nguyên nhân gây tiết dịch âm đạo bất thường.
3. Điều trị tiết dịch âm đạo như thế nào?
Sau khi xem xét các triệu chứng và bệnh sử của bạn, chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể sẽ thực hiện khám vùng chậu, bao gồm kiểm tra vùng sinh dục ngoài và đặt mỏ vịt để kiểm tra thành âm đạo và cổ tử cung.
Tùy thuộc vào thời điểm khám, chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể lấy gạc dịch tiết âm đạo để nuôi cấy hoặc kiểm tra dưới kính hiển vi để giúp xác định nguyên nhân của dịch tiết âm đạo.
Việc lựa chọn thuốc phụ thuộc vào loại nhiễm trùng. Thuốc kháng sinh và thuốc chống nấm là phương pháp điều trị chính, được sử dụng ở dạng bôi, tiêm hoặc uống, tùy thuộc vào tình trạng nhiễm trùng cụ thể.
Việc dùng thuốc cụ thể cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định.
Thuốc uống, thuốc tiêm và thuốc bôi (bôi dưới dạng viên nén hoặc kem bôi vào vùng âm đạo) được sử dụng để điều trị các nguyên nhân khác nhau của tiết dịch âm đạo.
Nhiễm trùng nấm men có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc không kê đơn, nhưng các nguyên nhân khác gây tiết dịch âm đạo cần phải dùng thuốc theo toa. Điều quan trọng là phải tuân thủ quá trình dùng thuốc theo chỉ định hoặc khuyến cáo của bác sĩ, ngay cả khi các triệu chứng đã được cải thiện. Vì vậy bạn cần đến gặp chuyên gia chăm sóc sức khỏe để xác định nguyên nhân thay vì bắt đầu dùng thuốc OTC nếu bạn không chắc chắn về nguyên nhân gây tiết dịch âm đạo của mình.
Một số phương pháp y tế thay thế khuyên bạn nên thụt rửa để điều trị một số nguyên nhân gây tiết dịch âm đạo. Tuy nhiên, việc thụt rửa không được khuyến khích bởi hầu hết các bác sĩ. Cơ thể có cách tự làm sạch ống âm đạo tự nhiên, và việc thụt rửa có thể làm xáo trộn môi trường bình thường của âm đạo, có khả năng dẫn đến viêm nhiễm và thậm chí làm các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. Hầu hết các bác sĩ đều khuyến cáo phụ nữ tránh thụt rửa, trừ khi được bác sĩ chỉ định cụ thể.
Điều quan trọng là phải uống đầy đủ thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm theo quy định, ngay cả khi các triệu chứng đã biến mất. Nếu các triệu chứng tái phát hoặc vẫn tồn tại mặc dù đã được điều trị, hãy liên hệ với bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn.
Thuốc kháng sinh và thuốc chống nấm có hiệu quả trong việc loại bỏ các nguyên nhân lây nhiễm chính gây tiết dịch âm đạo. Cả bệnh lậu và Chlamydia, khi không được điều trị, có thể tiến triển thành các bệnh nhiễm trùng nặng hơn liên quan đến các cơ quan sinh dục bên trong, được gọi là bệnh viêm vùng chậu (PID). PID có thể gây tổn thương ống dẫn trứng, buồng trứng và các cấu trúc liên quan và dẫn đến mang thai ngoài tử cung, vô sinh, đau vùng chậu mạn tính và các hậu quả nghiêm trọng khác.
4. Cần làm gì để ngăn ngừa tiết dịch âm đạo bất thường?
- Tránh các tác nhân có thể phá vỡ độ pH và hệ vi khuẩn tự nhiên của âm đạo - bao gồm nước rửa thụt rửa phụ nữ, dầu bôi trơn, sản phẩm vệ sinh phụ nữ có mùi thơm.
- Luôn lau vùng kín sạch sẽ sau khi đi vệ sinh để tránh vi khuẩn xâm nhập vào vùng âm đạo gây nhiễm trùng.
- Mặc đồ lót bằng chất liệu cotton và giảm mặc quần áo bó sát trong thời gian dài sẽ giúp vùng kín luôn khô thoáng.
- Việc sử dụng bao cao su đúng cách và thường xuyên trong khi giao hợp cũng sẽ bảo vệ khỏi các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Bị bạn gái ép quan hệ, đến khi chia tay chàng trai nhận hậu quả bất ngờ Tình dục an toàn rất quan trọng. Một người đàn ông quan hệ với bạn gái mà không dùng bao cao su và anh đã chịu hậu quả ngay cả khi mối quan hệ kết thúc. Tờ China Times đưa tin, một người đàn ông giấu tên đã chia sẻ trên diễn đàn Dcard (mạng xã hội của Trung Quốc) rằng khi quan...